Soạn bài: Thạch Sanh – Ngữ văn 6, Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 10 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn văn 6: Thạch Sanh – Kết nối tri thức với cuộc sống

    Tri thức ngữ văn


    1. Truyện cổ tích là gì?

    Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của nhân vật trong các mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thề hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

    2. Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích

    - Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thề hiện ước mơ đồi thay số phận của chính họ.

    - Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: Chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).

    - Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

    - Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thề hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

    - Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đồi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

    3. Truyện cổ tích Thạch Sanh

    - Bố cục :3 phần.

    + Phần 1: Từ đầu.. "thần thông" : Giới thiệu lai lịch nguồn gốc Thạch Sanh.

    + Phần 2: Tiếp.. đến "hóa kiếp bọ hung" : Những chiến công của Thạch Sanh.

    + Phần 3: Còn lại: Thạch Sanh lấy công chúa và lên ngôi vua.

    - Phương thức biểu đạt: Tự sự

    - Ngôi kể: Ngôi thứ 3

    Tóm tắt truyện Thạch Sanh

    Truyện kể về chàng trai nghèo Thạch Sanh sống một mình trong túp lều cạnh gốc cây đa. Một hôm, có người tên Lý Thông đi qua, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh liền kết nghĩa anh em. Bấy giờ, trong vùng có con trằn tinh ăn thịt người. Dân làng mỗi năm phải nộp một mạng người cho nó ăn thịt. Đến lượt Lý Thông phải nộp mình, mẹ con Lý Thông bèn lừa cho Thạch Sanh đi nạp mạng thay. Không ngờ Thạch Sanh lại tiêu diệt được con quái vật. Về nhà, Lý Thông lại lừa đó là con vật vua nuôi, giết chết phải chịu tội và khuyên Thạch Sanh trốn đi để hắn nhận công. Vua phong chức Quận công cho hắn.

    Công chúa con vua một hôm bị một con đại bàng bay đến quắp đi, Thạch Sanh trông thấy liền giương cung bắn nó bị thương. Chàng theo vết máu, tìm đến cửa hang đại bàng. Sau đó Thạch Sanh xuống hang cứu được công chúa, còn mình thì bị Lý Thông lấp cửa hang.

    Dưới hang, Thạch Sanh cứu được con vua Thủy Tề nên được vua Thủy Tề tặng cây đàn thần. Thạch Sanh bị hồn của trằn tinh và đại bàng hãm hại, bị vua bắt giam vào ngục. Còn công chúa, từ khi được cứu thoát, không nói cười, mặt buồn rười rượi. Trong ngục, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, tiếng đàn lọt vào tai công chúa, nàng xin cho người đánh đàn vào cung. Thạch Sanh trước mặt mọi người kể đầu đuôi câu chuyện. Mọi người hiểu ra sự thật, vua gả công chúa cho Thạch Sanh, còn mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết.

    Cuối cùng, Thạch Sanh còn dùng cây đàn của mình đánh thắng quân giặc và được nhà vua nhường ngôi cho.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 30 – văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống


    Câu 1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

    Trả lời câu 1 trang 30 – văn 6 Kết nối tri thức

    HS có thể trả lời theo gợi ý:

    Em thích truyện Thạch Sanh vì:

    - Cốt truyện hấp dẫn.

    - Nhân vật được xây dựng qua nhiều thử thách gay cấn.

    - Có nhiều chi tiết kì ảo.

    - Truyện có ý nghĩa giáo dục cao..

    Câu 2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

    Trả lời câu 2 trang 30 – văn 6 Kết nối tri thức

    + Chàng trai nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

    + Sống lủi thủi một mình (mồ côi, không người thân thích).

    Đây là kiểu nhân vật thường gặp trong cổ tích.

    Câu 3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

    Trả lời câu 3 trang 30 – văn 6 Kết nối tri thức

    - Trăn tinh:

    + Có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

    + Quan quân đã nhiều lần đến diệt trừ nhưng không thành. Dân trong vùng phải lập cho nó một cái miếu thờ, hằng năm nộp một mạng người cho nó ăn thịt để nó đỡ phá phách.

    - Đại bàng:

    + Quắp công chúa, bắt giam công chúa trong hang.

    + Giao chiến với Thạch Sanh.

    Câu 4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

    Trả lời câu 4 trang 30 – văn 6 Kết nối tri thức

    - Công chúa bị câm là cách để tác giả dân gian dẫn dắt đến chi tiết công chúa nghe tiếng đàn Thạch Sanh và đòi gặp Thạch Sanh ở phần sau.

    - Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Nhưng tác giả dân gian lại để nàng bị câm để tăng tính gay cấn, hấp dẫn cho câu chuyện.

    Câu 5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

    Trả lời câu 5 trang 30 – văn 6 Kết nối tri thức

    - Tiếng đàn:

    + Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, Thạch Sanh được giải oan, Lí Thông bị vạch mặt. Đó là tiếng đàn đại diện cho công lí, cho ước mơ công bằng xã hội.

    + Tiếng đàn còn cảm hóa kẻ thù, làm giặc phải xin hàng. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

    - Niêu cơm:

    Có khả năng đặc biệt: Ăn hết lại đầy, làm cho giặc phải ngạc nhiên, khâm phục. Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh. Niêu cơm thần kì còn tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân.

    [​IMG]

    Câu 6. Hãy lập bảng so sánh và nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông.

    Trả lời câu 6 trang 30 – văn 6 Kết nối tri thức

    So sánh Thạch Sanh và Lý Thông:

    - Thạch Sanh là người lương thiện, nhân hậu, khoan dung, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn.

    (Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, tha cho mẹ con Lý Thông, dùng tiếng đàn đẩy lui quân giặc)

    - Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, mưu mẹo, gian ác, thấp hèn.

    (Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công, hãm hại Thạch Sanh).

    - Nhận xét: Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.

    Câu 7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thề hiện điều gì?

    Trả lời câu 7 trang 30 – văn 6 Kết nối tri thức

    Được gả công chúalên ngôi vua là kết thúc quen thuộc thường thấy ở nhiều câu chuyện cồ tích. Đây là kết thúc có hậu, là phần thưởng dành tặng cho những nhân vật tốt bụng, tài năng.

    Qua đó, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

    Câu 8. Nhận xét về cách kết thúc mẹ con Lý Thông sau khi chết biến thành bọ hung, ễnh ương kêu lên những tiếng mạn rợ.

    Trả lời câu 8 trang 30 – văn 6 Kết nối tri thức

    Cách kết thúc mẹ con Lý Thông sau khi chết biến thành bọ hung hay ễnh ương kêu lên những tiếng man rợ là cách kết thúc đáng sợ, không nhân văn bằng cách kết thúc trong văn bản kể của Bùi Mạnh Nhị.
     
    Nana268, Minminne, Cute pikachu4 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng một 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...