Soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi huongduong261, 26 Tháng chín 2021.

  1. huongduong261

    Bài viết:
    10
    Tây Tiến

    Những hướng dẫn soạn bài Tây Tiến ngắn gọn nhất dưới đây sẽ thể hiện hết những nội dung chính mà tác giả muốn truyền tải trong bài thơ của mình và giúp các bạn nắm bài một cách ngắn gọn mà đủ ý nhất. Bản anh hùng ca Tây Tiến hào hùng, lãng mạn và bi tráng như thế nào sẽ được tóm tắt cụ thể qua bài soạn dưới đây

    I. Tìm hiểu chung để soạn bài Tây Tiến

    1. Tác giả


    [​IMG]

    - Tác giả Quang Dũng (1921-1988) sinh ra tại Hà Nội là nhà thơ nổi bật trong thế hệ những nhà thơ miền Bắc của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến sau cách mạng tháng tám.

    - Ngoài sáng tác thơ thì ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài ba.

    - Năm 2001, Quang Dũng được truy tặng giải thưởng Nhà nước cao quý về văn học và nghệ thuật.

    - Các bài thơ nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của ông như: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Linh râu ria.


    2. Tác phẩm

    - Tây Tiến là tác phẩm được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).

    - Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị quân đội phần đông là thanh niên Hà Nội được thành lập năm 1947. Các chiến sĩ trong đoàn quân có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào nhằm chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân Pháp.

    - Năm 1948, ông rời khỏi binh đoàn Tây Tiến và sau đó vì nỗi nhớ binh đoàn cũ nên ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh. Sau này bài thơ được đổi tên thành Tây Tiến.


    II. Tìm hiểu văn bản và soạn bài Tây Tiến

    Câu 1: Bốc cục tác phẩm


    Bài thơ được chia làm 4 đoạn với những mục đích và nội dung thể hiện riêng:


    - Đoạn 1 (từ đầu đến câu 14) : Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, nên thơ và mỹ lệ.

    - Đoạn 2 (tiếp theo đến câu 22) : Kỷ niệm của người lính Tây Tiến trong đêm liên hoan tại Mộc Châu.

    - Đoạn 3 (tiếp theo đến câu 30) : Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa và tình quân dân thắm thiết, mặn nồng.

    - Đoạn 4 (4 câu cuối) : Sự khẳng định nỗi nhớ da diết và lời hẹn ước của tác giả


    Câu 2: Soạn Tây Tiến qua bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên đầy đặc sắc trong đoạn thơ

    "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    * * *

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."


    Cảnh Sài Khao hùng vĩ

    - Qua đoạn thơ ngắn, Quang Dũng liệt kê rất nhiều những địa danh nổi tiếng miền Tây Bắc - nơi địa bàn hoạt động thường xuyên của những người lính Tây Tiến như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông => Những địa danh mang âm hưởng núi rừng, hoang sơ và cũng phần nào hiện lên một Tây Bắc khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nơi rừng thiêng nước độc nhưng hùng vĩ, đẹp và lãng mạn trong con mắt một nhà thơ như tác giả.

    - Hình ảnh người lính cũng được thể hiện rõ nét bên cuộc hành trình cùng thiên nhiên. Với những khắc nghiệt của núi rừng trên chặng hành trình đầy vất vả, gian truôn, đầy hiểm nguy là thế và khiến "đoàn quân mỏi" nhưng tinh thần không "mỏi". Những chàng trai trí thức Hạ thành ngày ra đi đầu không ngoảnh lại, họ đem sức trẻ, trí tuệ và tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường vì tổ quốc, vì dân tộc.


    Câu 3: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở đoạn 2 được thể hiện gần gũi, độc đáo

    - Nếu soạn Tây Tiến ở đoạn thơ trên đậm tính dữ dội của hiện thực núi rừng thì đoạn thơ 2 lại mang màu sắc trữ tình, thơ mộng với 2 bối cảnh: Cuộc liên hoan tại doanh trại, cuộc chia tay lên đường đi Châu Mộc.

    + Cuộc liên hoan vui vẻ giữa quân và dân nơi doanh trại đầy hào hứng với khung cảnh lung linh, rực rỡ. Sau một ngày dài hành quân vất vả, mệt mỏi thì những giây phút này trở nên vô cùng quý giá và ý nghĩa với những người lính. Ở đây chỉ còn lại tình quân dân, tình đồng đội thân tình, chân ái.

    + Cuộc chia tay lên đường đi Châu Mộc trên sông giữa chiều sương đượm buồn. Cảnh vật đôi bờ cũng trở nên có tình, có tâm hồn, cũng biết nhớ thương, lưu luyến.

    = > Tình quân dân đẹp đẽ, thắm thiết; thiên nhiên có hồn hòa quyện với con người.


    Câu 4: Vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa qua đoạn 3

    - Tác giả miêu tả những đồng đội của mình một cách chân thật nhất:

    + "Đoàn binh không mọc tóc" => hình ảnh quen thuộc của lính thời bấy giờ với những khốc liệt và sự thật trần trụi đến xót lòng.

    + "Quân xanh màu lá" => Ngoại hình xanh xao, ốm yếu như tàu lá của những người lính, họ đã tiều tụy đi nhiều vì căn bệnh sốt rét của rừng thiêng nước độc. Qua đó càng khẳng định rõ nét tính can trường, dũng cảm của người lính Tây Tiến nói riêng và bộ đội Việt Nam nói chung.

    - Khí thế chiến đấu mãnh liệt sục sôi: "Mắt trừng", "giữ oai hùm" => luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng, khao khát lập chiến công, bảo vệ sự bình yên cho mọi người.

    - Tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng trai trẻ nhớ người yêu, nhớ quê hương: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" => Bên trong sắc vóc mãnh liệt, dữ dội của mỗi chàng lính trẻ là trái tim nóng hổi tràn ngập sự lãng mạn và cũng khao khát tình yêu, luôn hướng về sự yêu thương như bao người.

    - Đánh giá cao tinh thần yêu tổ quốc mà hy sinh quên mình, khẳng định khí chất anh hùng ngời sáng.




    Câu 5: Soạn Tây Tiến qua nỗi nhớ vùng đất thiêng liêng này được diễn tả ở đoạn thứ 4

    - "Không hẹn ước", "một chia phôi" => Người lính Tây Tiến xách balo ra đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc là quên mình, chấp nhận hy sinh vì nước vì dân, ra đi không cần biết ngày trở lại.

    - "Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy"

    * * * Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"

    => Dù biết khó có thể quay về lại đơn vị xưa nhưng tác giả đã dành cả trái tim mình cho đồng đội, cho núi rừng Tây Bắc.

    => Gợi sự gắn bó thắm thiết một thời của nhà thơ với đồng đội và nơi núi rừng đóng quân. Tất cả ý thơ được thể hiện qua nhịp thơ chậm, lãng mạn, buồn nhưng vẫn đậm chất hào hùng, khí phách.


    III. Tổng kết soạn bài Tây Tiến

    1. Giá trị nội dung


    Qua nỗi nhớ Tây Tiến xưa cũ, tác giả thể hiện hình ảnh người lính đầy lãng mạn, hào hoa nhưng vô cùng dũng cảm, gan trường và giàu lòng yêu nước. Bên cạnh đó, vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng hiện lên dữ dội, hiểm nguy nhưng cũng đầy chất thơ, lãng mạn và hùng vĩ.

    Qua bài thơ, tác giả không chỉ khắc khoải nỗi nhớ mà ẩn trong đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu đồng đội, tình yêu nhân dân và lớn lao hơn cả là tình yêu đất nước to lớn luôn có mặt trong từng câu chữ, ý thơ của Quang Dũng.


    2. Giá trị nghệ thuật

    - Bút pháp lãng mạn, đậm chất hào hùng, bi tráng được thể hiện nhiều trong bài thơ để lột tả những nét độc đáo, đặc biệt của Tây Tiến và Tây Bắc.

    - Phép phóng đại, đối lập kết hợp những yếu tố cường điệu; hình ảnh và ngôn từ độc đáo, giàu trí tưởng tượng, thể hiện một tư tưởng mới lạ mang phong cách riêng của tác giả.

    Với những chia sẻ về cách soạn bài Tây Tiến như trên sẽ hỗ trợ bạn nắm dễ dàng giá trị nội dung và nghệ thuật của bản tráng ca hào hùng Tây Tiến. Những hướng dẫn của Kiến Guru luôn cố gắng hướng đến cách chắt lọc thông tin, cô đọng kiến thức sao cho thật xúc tích và ngắn gọn để các bạn sẽ có hứng thú với Ngữ Văn hơn.


     
    MỘNG ĐIỆP HOÀNG thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...