Soạn bài: Quan hệ từ - Có Bài tập Tích hợp

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 4 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Trong giao tiếp, viết văn, chúng ta luôn cần sử dụng quan hệ từ thích hợp, thường xuyên, hiệu quả. Để làm được như thế, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của các quan hệ từ thì mới biết cách sử dụng các cặp từ quan hệ này..

    I. Thế nào là quan hệ từ

    1. Soạn bài:

    Câu 1/SGK-96


    Hãy xác định quan hệ từ trong các ví dụ trên và cho biết các quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau.

    A. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.

    B. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa tính nết hiền dịu.

    C. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

    D. Mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trụi lá. Nhưng hè về, lá bàng lại xanh um.

    Trả lời:

    Xác định các quan hệ từ

    A, Quan hệ sở hữu: Của

    B, Quan hệ so sánh: Như

    C, Quan hệ nhân quả: Bởi.. nên..

    Câu 2/SGK. 96

    Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Chỉ ra ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?

    Trả lời:

    A. Từ "của" liên kết với từ "đồ chơi" với từ "chúng tôi" -> chỉ quan hệ sở hữu về đồ chơi của các nhân vật "chúng tôi"

    B. Từ "như" liên kết từ "đẹp" với từ "hoa" -> biểu thị quan hệ so sánh Mị Nương rất xinh đẹp, đẹp như hoa ".

    C. Từ" và "liên kết cụm từ đứng trước" ăn uống điều độ "với cụm từ đứng liền sau" làm việc có chừng mực "-> biểu thị quan hệ ý nghĩa bổ sung các ưu điểm, các thói quen tốt của Dế Mèn.

    - Cặp từ" bởi.. nên ": Dùng để nối hai vế câu" tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực "với" tôi chóng lớn lắm "-> chỉ quan hệ ý nghĩa nguyên nhân - kết quả (nguyên nhân là ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực; còn kết quả là chóng lớn lắm.

    D. Từ" nhưng "Biểu thị quan hệ ý nghĩa tương phản, đối lập giữa hai câu (Mẹ thường làm vài việc.. với mẹ không tập trung được)

    2. Kiến thức trọng tâm cần nhớ

    - Khái niệm: Quan hệ từ là từ dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau.

    - Tác dụng: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả.. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

    - Ví dụ: Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: Và, với, vì, hay, hoặc, nhưng, mặc dù, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..

    + Hoặc các cặp quan hệ từ: Tuy.. nhưng; Vì.. nên.. ; Không những.. mà còn..

    3. Bài tập ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức

    Hãy liệt kê ít nhất 20 quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. Chỉ ra quan hệ ý nghĩa của quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ đó. Đặt thành câu ví dụ minh họa.

    Trả lời:

    1. Nếu.. thì.. ;

    Hễ.. thì..

    - > biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả.

    Ví dụ:

    Nếu chúng ta không vứt rác bừa bãi thì môi trường sẽ xanh-sạch-đẹp

    Nếu trời mưa thì chúng tôi không tập thể thao.

    2. Tuy.. nhưng.. ;

    Mặc dù.. nhưng..

    - > biểu thị quan hệ tương phản

    Ví dụ:

    Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học đúng giờ.

    Mặc dù nhà Minh nghèo nhưng bạn ấy học rất giỏi.

    Mặc dù nhà Vũ rất xa nhưng bạn ấy chưa bao giờ đi học muộn.

    Tuy Hoa đã chăm học nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    II. Sử dụng quan hệ từ

    1. Soạn bài:

    Câu 1/SGK. 97

    Trong trường hợp trên, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có quan hệ từ. Vì sao?

    A. Khuôn mặt của cô gái

    B. Lòng tin của nhân dân

    C. Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua

    D. Nó đến trường bằng xe đạp

    E. Giỏi về Toán

    G. Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây.

    H. Làm việc ở nhà.

    I. Quyển sách đặt ở trên bàn.

    Trả lời:

    - Các trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ: A, b, d, g, h.

    A. Khuôn mặt của cô gái

    B. Lòng tin của nhân dân

    D. Nó đến trường bằng xe đạp

    G. Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây.

    H. Làm việc ở nhà.

    I. Quyển sách đặt ở trên bàn.

    - Các trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ: Các trường hợp còn lại.

    C. Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua

    E. Giỏi về Toán

    D. Nó đến trường bằng xe đạp

    Câu 2/ SGk. 97

    Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây:

    - Nếu..

    - Vì..

    - Tuy..

    - Hễ..

    - Sở dĩ..

    Trả lời:

    Các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ trên là:

    - Nếu.. thì..

    - Vì.. nên..

    - Tuy.. nhưng..

    - Hễ.. thì..

    - Sở dĩ.. vì..

    Câu 3/ SGK. 97

    Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được.

    Trả lời:

    Đặt câu

    *Nếu trời mưa thì tôi phải đi đón em.

    Nếu chúng ta không vứt rác bừa bãi thì môi trường sẽ xanh-sạch-đẹp.

    *Vì Ngọc chăm học nên bạn ấy luôn đạt điểm cao.

    Vì gió lớn nên cây cối bị nghiêng ngả.

    * Tuy nhà An nghèo nhưng bạn ấy rất học rất giỏi.

    *Hễ tôi ăn nhiều là tôi bị mất ngủ.

    Hễ có gió là cánh diều bay vút cao.

    * Sở dĩ tôi có thân hình cân đối bởi vì tôi ăn uống ngủ nghỉ điều độ.

    2. Kiến thức trọng tâm cần nhớ

    - Yêu cầu sử dụng: Có những trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ, nếu không có quan hệ từ câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Một số quan hệ từ cần được sử dụng thành cặp như: Vì.. nên; hễ.. thì..

    - Lưu ý: Một số lỗi thường mắc khi sử dụng quan hệ từ như: Thiếu quan hệ từ; thừa quan hệ từ; dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.

    - Cần sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh

    III. Luyện tập

    Bài tập 1 (trang 98)

    Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu bài Cổng trường mở ra

    Trả lời:

    Các quan hệ từ trong đoạn đầu bài Cổng trường mở ra là: Vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho

    Bài tập 2 (trang 98)

    Điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn:

    Lâu lắm rồi nó cởi mở.. tôi như vậy. Thực ra, tôi.. nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm.. nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi.. cái mặt đợi chờ đó.. tôi lạnh lùng.. thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ.. tỏ ý muốn gần nó với cái vẻ mặt ấy tràn trề hạnh phúc.

    Trả lời:

    Câu 1: Với, 2: Và, 4: Cùng (cùng với), 7: Với, 8: Nếu thì, 9: Và

    Cụ thể:

    Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó với cái vẻ mặt ấy tràn trề hạnh phúc.

    Bài 3 (trang 98)

    Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai.

    A. Nó rất thân ái bạn bè.

    B. Nó rất thân ái với bạn bè.

    C. Bố mẹ rất lo lắng con.

    D. Bố mẹ rất lo lắng cho con.

    E. Mẹ thương yêu không nuông chiều con.

    G. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

    H. Tôi tặng quyển sách này anh Nam.

    I. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.

    K. Tôi tặng anh Nam quyển sách này.

    L. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

    Trả lời:

    Câu đúng: B, d, g. I. K, l. Cụ thể:

    B. Nó rất thân ái với bạn bè.

    D. Bố mẹ rất lo lắng cho con.

    G. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

    I. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.

    K. Tôi tặng anh Nam quyển sách này.

    L. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

    * các câu sai: Còn lại (a, c, e, h)

    Bài 5 (trang 99)

    Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ" nhưng "sau đây:

    A. Nó gầy nhưng khỏe.

    B. Nó khỏe nhưng gầy.

    Trả lời:

    Ở trong tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhấn mạnh, bởi vậy, ởi mỗi câu, bộ phận sau từ nhưng được nhấn mạnh. Cụ thể:

    A, Nó gầy nhưng khỏe. -> Nhấn mạnh sự khỏe, sứ khỏe của nhân vật -> tỏ ý khen nhiều hơn.

    B, Nó khỏe nhưng gầy. -> Nhấn mạnh tính chất, hình dáng gầy của nhân vật -> tỏ ý chê nhiều hơn.

    ***Bài tập củng cố kiến thức: Viết đoạn văn ngắn có hai từ loại: Đại từ, quan hệ từ. Gạch chân

    Trả lời:

    (Chọn đoạn văn viết về chủ đềtích hợp kiến thức văn bản vừa học: Bài thơ Bánh trôi nước)

    Cụ thể:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Bài tiếp theo: Soạn bài: Qua Đèo Ngang - Ngữ văn lớp 7 (Có đề kiểm tra Đọc hiểu
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...