Soạn bài: Qua Đèo Ngang - Ngữ văn lớp 7 - Có đề kiểm tra Đọc hiểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 7 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Nội dung bài thơ:

    Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    Lom khom dưới núi tiều vài chú,

    Lác đác bên sông rợ mấy nhà.

    Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,

    Thương nhà, mỏi miệng cái da da.

    Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

    I. Giới thiệu chung về tác giả và bài thơ

    - Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh,


    - Quê quán: Làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội

    - Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan thuộc tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan

    - Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.

    - Thơ của bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay.

    * Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác khi bà từ trên đường từ Bắc Hà vào Huế nhận chức "Cung Trung giáo tập"

    * Thể loại: Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú.

    * Đặc điểm thể loại:

    - Một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 7 chữ, 8 câu

    - Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (đề - thực – luận – kết)

    - Có quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 - 4, 5 - 6)

    - Quy định về niêm (sự liên kết giữa các câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7).

    * Cách đoạn: Đọc một bài thơ thất ngôn bát cú phải chú ý đọc đúng nhịp (4/3), và đọc chậm, diễn cảm, thể hiện được nỗi buồn sâu lắng của tác giả.

    *Bố cục:

    - Phần 1 (hai câu đề) : Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang

    - Phần 2 (hai câu thực) : Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang

    - Phần 3 (hai câu luận) : Tâm trạng của tác giả

    - Phần 3 (hai câu kết) : Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả

    II. Đọc hiểu văn bản

    1. Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang (hai câu đầu)

    a, Soạn bài

    Câu 1 (trang 103)

    Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

    Trả lời:

    Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

    - Có gieo vần ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8: Tà – hoa- nhà – gia - ta.

    - Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 (bài thơ có 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lần thanh điệu)

    - Có luật bằng trắc.

    Câu 2 (trang 103) :

    Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

    Trả lời:

    - Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào thời điểm là lúc trời đã về chiều muộn "bóng xế tà", đây là thời điểm cuối của một ngày, mọi người đang chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc.

    - Đây cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn, vắng lặng, cô đơn, trống vắng, man mác. Ai cũng mong được sum họp, mong được trở về nhà. Đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn càng sâu sắc hơn.

    b, Kiến thức trọng tâm cần nhớ

    - Cảnh vật Đèo Ngang lúc xế chiều hiện lên um tùm, rậm rạp với cỏ cây, lá, đá, hoa mọc chen chúc, mọc tự nhiên nhưng hoang sơ, vắng vẻ, đìu hiu; gợi nên nỗi buồn cô đơn, trống vắng.

    2. Cuộc sống con người ở Đèo Ngang (Hai câu tiếp)

    a, Soạn bài

    Câu 3 (trang 103) :

    Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

    Trả lời:

    Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người. Đó là:

    - Không gian: Cỏ cây chen đá lá chen hoa, trời, non, nước

    - > gợi núi non trùng trùng điệp điệp, hùng vĩ, rộng lớn với cả trời, non, nước của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ.

    - Thời gian: Chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi, mặt trời đang lặn, màn đêm đang buông xuống.

    - Âm thanh: Quốc quốc, gia gia

    - > gợi cảnh vật, gợi cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

    - Con người: "Tiều vài chú", "chợ mấy nhà".

    - > Cuộc sống cong người ít ỏi, thưa thớt, buồn tẻ

    ⟹ Cảnh Đèo Ngang vắng vẻ, hoang sơ, chỉ có cây cối là mọc um tùm, rậm rạp vì chúng còn phải "chen". Nhưng con người thì ít ỏi, thưa thớt.

    Câu 4 (trang 103) :

    Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

    Trả lời:

    Nhận xét cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của nữ sĩ:

    - Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, tại đỉnh đèo cao, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên gợi lên cảm giác buồn, cô đơn.

    - Là cảnh thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non, sông nước. Tuy có sự sống của con người nhưng mờ nhạt, buồn tẻ, thưa thớt và ít ỏi, chỉ thấp thoáng.

    b, Kiến thức trọng tâm cần nhớ

    - Với việc sử dụng từ láy, đảo ngữ, câu thơ làm hiện lên hình ảnh con người hiện lên thưa thớt, ít ỏi, bé nhỏ làm cho cảnh vật thiên nhiên thêm hoang vắng, tiêu điều; gợi cảm giác buồn hiu, vắng lặng của tác giả

    3. Tâm trạng của tác giả (Hai câu tiếp)

    a, Soạn bài

    Câu 5 (trang 103) :

    Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: Mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

    Trả lời:

    Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức:

    * Mượn cảnh nói tình (để bộc lộ tình cảm) :

    - Thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.

    +Gia gia: Vừa là âm thanh tiếng chim, "gia" còn có nghĩa là gia đình (nhà). Thể hiện nỗi nhớ đang trào dâng trong lòng người lữ khách, trong cảnh chiều hôm muốn trở về sum họp, đoàn tụ gia đình

    +Con quốc quốc: Tiếng chim của con cuốc, nhưng "quốc" cũng có nghĩa là tổ quốc, quốc gia, đất nước. Nó thể hiện sự nhớ thương quê hương, đất nước, nhớ về quá khứ của đất nước, nhớ triều đại cũ (triều Lê đã mất) của nữ thi sĩ.

    * Trực tiếp tả tình: Thể hiện rất rõ qua câu thơ cuối:

    "Một mảnh tình riêng ta với ta" : Thể hiện tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay, nỗi buồn, nỗi cô đơn vời vợi, thăm thẳm nơi đất khách của bà. Đó là tình cảm chân thật và sâu sắc.

    b, Kiến thức trọng tâm cần nhớ

    - Câu thơ như một tiếng thở dài của tác giả thể hiện tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ. Tiếng chim quốc, chim gia gia nhớ nước, thương nhà cũng chính là tiếng lòng của tác giả thiết tha, da diết nhớ nhà, nhớ quê hương, quá khứ vàng son của đất nước.

    4. Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả (Hai câu cuối)

    a, Soạn bài

    Câu 6 (trang 103) :

    Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: Trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp?

    Trả lời:

    - Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: Trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khiến ta càng cảm thấy sự tương phản, đối lập sâu sắc. Một bên là sự mênh mông trời nước, thăm thẳm núi đèo với một bên là một con người nhỏ bé, đơn chiếc đang ôm một mảnh tình riêng. Qua đó càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, hiu quạnh như đang xâm chiếm quanh tâm hồn nhà thơ. – Với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập (trời non nước >< mảnh tình riêng), cảnh Đèo Ngang hiện lên càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu.

    b, Kiến thức trọng tâm cần nhớ

    - Bà có tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn. Một nỗi buồn, một nỗi cô đơn tột cùng, không có ai để sẻ chia, san sẻ, giãi bầy.

    III. Tổng kết

    1. Giá trị nội dung

    Bài thơ "Qua Đèo Ngang" cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang lúc chiều tà thoáng đãng, rập rạng mà heo hút. Nơi đây thấp thoáng sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Qua đó thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn, lẻ loi, hiu quạnh của nữ sĩ.

    2. Giá trị nghệ thuật

    - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, Nghệ thuật ẩn dụ tả cảnh ngụ tình. Sử dụng điệp ngữ, từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ

    IV. Đề ôn tập, kiểm tra Đọc - hiểu bài thơ qua Đèo Ngang

    Câu 1. Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo thể thơ gì? Đặc điểm của thể thơ này?

    Câu 2. Cảnh vật trong bài thơ Qua Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào trong ngày?

    Câu 3; Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?

    Lom khom dưới núi tiều vài chú,

    Lác đác bên sông rợ mấy nhà.

    Câu 4. Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.

    Câu 5. Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là tâm trạng gì?

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Bài tiếp theo: Cảm nhận về bốn câu đầu bài thơ Qua Đèo Ngang bằng một đoạn văn - Ngữ Văn 7

    * * * Cảm nghĩ về bốn câu cuối bài Qua Đèo Ngang – Ngữ văn 7
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng chín 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
    Nói thiệt hồi ta học lớp bảy ta thik bài thơ này lắm lun. Thanks ad
     
    Mèo A Mao Huỳnh MaiCute pikachu thích bài này.
  4. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
Trả lời qua Facebook
Đang tải...