Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 - Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 9 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Chương trình Ngữ Văn 6 kì I của bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục. Bài Ôn tập cuối học kì I giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về văn bản, tiếng Việt, tập làm văn, từ đó có kĩ năng đọc hiểu; thực hành; nói – viết và làm bài kiểm tra tốt. Đồng thời, các em có thể tự đánh giá các năng lực của bản thân, rút kinh nghiệm, ôn luyện và làm tốt bài kiểm tra cuối kì. Dưới đây là Hướng dẫnSoạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 - Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Câu 1 – trang 107 Thống kê tên các thể loại kiểu văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6 tập 1

    Trả lời

    - Thể loại Truyền thuyết: Thánh Gióng (bài 1)

    - Truyện cổ tích: Thạch Sanh, sự tích Hồ Gươm (bài 10

    - Thể loại Thơ: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, ca dao Việt Nam (bài 2)

    - Thể loại kí: Trong lòng mẹ, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, Thời thơ ấu của Hon-đa (bài 3)

    - Kiểu văn bản nghị luận: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Vẻ đẹp của một bài ca dao, Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập", Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, Giờ Trái Đất (bài 4)

    Câu 2 – trang 107: Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập một theo bảng sau:

    Trả lời

    Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập một là:

    * Văn bản văn học (truyện, kí, thơ)

    - Thánh Gióng: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của tinh thần và sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

    - Thạch Sanh: Qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân muốn gửi gắm mơ ước về một xã hội công bằng, về niềm tin đạo đức ở những phẩm chất tốt đẹp của con người cùng lí tưởng nhân đạo, lòng yêu hòa bình của nhân dân ta

    - Sự tích Hồ Gươm: Ca ngợi chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc

    - À ơi tay mẹ: Nói về tình cảm của người mẹ dành cho con

    - Về thăm mẹ: Nỗi nhớ mẹ và tình cảm của con dành cho mẹ cũng như sự hi sinh vất vả của mẹ cho con

    - Ca dao Việt Nam: Tình cảm cha mẹ, anh em và nhớ về quê hương cội nguồn

    - Trong lòng mẹ: Kể lại một cách chân thực và cảm động những tuổi thơ vất vả, thiếu thốn cả vật chất lẫn tình thường; và tình yêu thương cháy bỏng của cậu bé Hồng dành cho mẹ của mình

    - Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Văn bản viết về chuyến đi đến đồng tháp Mười và vẻ đẹp nơi đây

    - Thơ ấu của Honda: Kể về kỉ niệm thời thơ ấu và niềm đam mê của cậu bé Honda

    * Văn bản nghị luận:

    - Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ: Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ

    - Vẻ đẹp của bài ca dao: Phân tích và làm rõ vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật của bài ca dao: "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát"

    - Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Chúng minh ý nghĩa của truyện Thánh Gióng đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

    - Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" : Thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng về Bác và bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945

    *Văn bản thông tin:

    - Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: Tường thuật lại Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

    - Giờ Trái Đất: Sự phát triển sự phát triển, tham gia hưởng ứng của tất cả mọi người trên thế giới hành động nhằm cổ vũ cho hành động bảo vệ năng lượng, tránh biến đổi khí hậu của toàn thế giới trong đó có Việt Nam

    Câu 3 – trang 108 Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ lục bát và kí (hồi kí, du kí) ?

    Trả lời:

    Những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ lục bát và kí (hồi kí, du kí) là:

    - Đọc thong thả, chậm rãi

    - Ngắt nhịp, ngừng nghỉ đúng chỗ

    - Đọc có ngữ điệu

    - Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp với sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động.. phù hợp với câu chuyện để tác động tới người nghe

    - Đọc nhập vai nhân vật tốt (giọng điệu phù hợp ở các đoạn lời thoại của nhân vật

    Câu 4 – trang 108 Theo em, trong sách Ngữ văn 6, tập 1, có những nội dung nào gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em? Hãy nêu lên một văn bản và làm sáng tỏ điều đó

    Trả lời

    Theo em, trong sách Ngữ văn 6, tập 1, có những nội dung gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em là văn bản: Giờ Trái Đất

    Bởi vì;

    + Văn bản cung cấp thông tin về sự hình thành chiến dịch Giờ Trái Đất.

    + Văn bản đề cập đến vấn đề mang tính thời sự, phổ biến - vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường.

    + Thế giới nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng nên tất cả mọi người trên thế giới hành động nhằm cổ vũ cho hành động bảo vệ năng lượng, tránh biến đổi khí hậu của toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Sự kiện Giờ trái đất ra đời

    + văn bản kêu gọi mọi người sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường rất thuyết phục, rất dễ hiểu.

    Câu 5 – trang 108 Thống kê tên các kiểu văn bản cần luyện viết các kieur văn bản đó trong sách Ngữ văn 6 tập 1 theo một mẫu sau:

    - Văn bản tự sự:

    +Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân

    +..

    Trả lời

    - Văn bản tự sự:

    +Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân

    +Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích

    +Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em

    - Văn bản biểu cảm:

    +Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát

    - Văn bản nghị luận:

    +Trình bày ý kiến về một vấn đề: Lợi ích của tham quan du lịch

    - Văn bản thông tin:

    +Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện theo 1 trong 2 cách truyền thống hoặc theo cách đồ họa thông tin.

    Câu 6 – trang 108 Nêu các bước tiến hành viết một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ từng bước

    Trả lời

    *Các bước tiến hành viết một văn bản là:

    - Bước 1: Chuẩn bị

    - Bước 2: Tìm và lập dàn ý

    - Bước 3: Viết

    - Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa

    * Nhiệm vụ từng bước là:

    - Bước 1: Chuẩn bị

    + Đọc kĩ đề và xác định yêu cầu của đề bài về thể loại, về đề tài, về nội dung, hình thức trình bày

    + Quan sát, tìm hiểu hoặc nhớ lại, thu thập và lựa chọn thông tin về vấn đề sẽ viết

    + Lựa chọn phương thức trình bày văn bản theo đúng yêu cầu của đề

    - Bước 2: Tìm và lập dàn ý

    + Xây dựng hệ thống ý cho bài viết theo trình tự thời gian hoặc theo từng phương diện, khía cạnh

    + Lập dàn bài bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, bổ sung các ý nhỏ cho từng ý lớn

    + Lựa chọn và sắp xếp lại các ý theo 3 phần của bài viết

    - Bước 3: Viết:

    Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau

    - Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa:

    +Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu lại với yêu cầu và dàn ý để phát hiện ra lỗi

    + Sửa lỗi về nội dung, hình thức, ngữ pháp, diễn đạt nếu có.

    Câu 7 – trang 108 Nêu tác dụng của việc làm thơ lục bát và tập viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

    Trả lời

    *Tác dụng của làm thơ theo thể thơ lục bát:

    - Làm thơ theo thể thơ lục bát giúp người viết hiểu biết sâu sắc về đặc điểm thơ lục bát: Có cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng trong khả năng diễn tả thể hiện sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.

    - Qua sáng tác thơ lục bát của bản thân, người viết càng bồi đắp được tình cảm trong sáng, chân – thiện – mĩ.

    * Tác dụng của viết bài văn kể một kỉ niệm của bản thân:

    - Giúp người viết rèn luyện kĩ năng diễn đạt, kể chuyện sinh động, sâu sắc

    - Giúp người viết mở rộng vốn ngôn ngữ

    - Bồi đắp các tình cảm đẹp, trong sáng cho người viết

    Câu 8 – trang 108 Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập một. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?

    Trả lời

    * Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói:

    - Kể miệng được một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ

    - Trình bày được ý kiến về một vấn đề quan tâm hoăạc nổi bật (sự kiện lịch sử hoặc vấn đề trong cuộc sống)

    - Kết hợp với biểu cảm, thái độ và kĩ năng nói phù hợp

    - Giải đáp ý kiến hoặc bảo vệ được ý kiến, quan điểm của bản thân trước phản biện hoặc thắc mắc từ người nghe

    - Giúp rèn luyện kĩ năng tiếp thu, lĩnh hội nội dung thông tin, về thái độ và tình cảm để giúp bài viết của mình hoàn thiện hơn và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề

    * Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nghe:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Soạn bài tiếp Soạn Bài Tự Đánh Giá Cuối Học Kì 1 Trang 109, Sách Cánh Diều, Ngữ Văn 6 - Hay Nhất - Việt Nam Overnight
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...