Soạn bài Ôn tập - Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 12 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức Văn học

    * Văn bản 1: Thánh Gióng

    - Thể loại: Truyền thuyết.

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

    - Trình tự kể: Trình tự thời gian

    - Tóm tắt:

    Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo, chăm chỉ làm ăn, sống phúc đức mà không có con. Một hôm, bà ra đồng, trong thấy một vết chân to bèn đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà đã thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh được một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lên ba tuổi vẫn không biết đi, không biết nói, đặt đâu nằm đó. Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng bật dậy và cất tiếng nói đầu tiên bảo mẹ ra mời sứ giả vào và đòi đi đánh giặc. Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no, bà con hàng xóm góp gạo nuôi chú. Khi giặc đến, Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ, đi đánh giặc. Giặc tan, Gióng bay về trời. Để tưởng nhớ người tráng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

    - Bố cục (4 phần) :

    + Phần 1 (Từ đầu đến .. đặt đâu nằm đấy ) : Thánh Gióng ra đời kỳ lạ, khác thường.

    + Phần 2 (Tiếp theo đến .. cứu nước ) : Gióng đòi đi đánh giặc rồi lớn nhanh như thổi

    + Phần 3 (Tiếp theo đến.. từ từ bay lên trời ) : Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ, ra trận đánh thắng giặc.

    + Phần 4 (Còn lại) : Gióng bay về trời và dấu tích còn lại của người anh hùng Thánh Gióng

    - Giá trị nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với chiến công đánh giặc ngoại xâm mang nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng của sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước.

    - Giá trị nghệ thuật: Dùng phương thức tự sự; trình tự kể theo thời gian, sử dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo hấp dẫn.

    *Văn bản 2: Sự tích Hồ Gươm

    - Thể loại: Truyền thuyết

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    - Tóm tắt truyện:

    Vào thuở giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược. Thấy vậy, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Nhưng buổi đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc. Bấy giờ, ở Thanh Hóa, có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh bắt cá đã bắt được lưỡi gươm đề 2 chữ "Thuận thiên". Về sau, Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một lần bị giặc đuổi Lê Lợi chạy vào rừng, Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa in. Từ khi có gươm thần, khí thế của nghĩa quân ngày một tăng, đánh đâu thắng đó. Cuối cùng không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

    - Bố cục: Hai phần

    Phần 1: Từ đầu đến "không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước" : Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

    Phần 2: Phần còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước thanh bình

    - Giá trị nội dung: Văn bản ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân trong chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Đồng thời giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm và thể hiện khát vọng về cuộc sống hòa bình của dân tộc ta.

    - Giá trị nghê thuật: Sử dụng phương thức tự sự, kết cấu truyện chặt chẽ, các chi tiết kì ảo hấp dẫn đan xen hợp lí, lôi cuốn, nhiều chi tiết tượng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa Vàng, gươm thần) ; sử dụng sáng tạo mô – típ trao gươm thần

    * Văn bản 3: Bánh chưng bánh giầy:

    - Thể loại: Truyền thuyết

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    - Tóm tắt:

    Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho các con. Nhưng vua có đến hai mươi người con nên không biết chọn ai, bèn ra điều kiện: Đến ngày lễ Tiên Vương, ai dâng mâm cỗ ngon lành, vừa ý nhất thì sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sống chăm chỉ, hiền hậu, băn khoăn không biết làm món gì. Sau khi được thần báo mộng, Lang Liêu đã lấy gạo nếp, đỗ, thịt để làm thành một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua cha vô cùng hài lòng mang mâm bánh dâng lễ Tiên Vương, và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ của nước ta.

    - Bố cục (3 phần)

    Phần 1 (từ đầu đến "ta sẽ truyền ngôi cho") : Nhà vua ra quyết định truyền ngôi theo cách khác với các đời vua trong lịch sử

    + Phần 2 (tiếp đó đến "xinh xắn để tượng hình trời") : Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật

    + Phần 3 (còn lại) : Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy

    - Giá trị nội dung: Truyền thuyết "Bánh chưng bánh giầy" vừa giải thích nguồn gốc và tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết; vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. Qua đó thể hiện thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

    - Giá trị nghệ thuật: Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo; kể theo trình tự thời gian; sử dụng đối lập, liệt kê.

    Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập bài 1 - Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo

    Câu 1

    Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản.

    Trả lời:

    a. Văn bản Thánh Gióng

    Nội dung chính:

    - Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo, chăm chỉ làm ăn, sống phúc đức, hai ông bà ao ước có một đứa con.

    - Một hôm, người vợ ra đồng, trong thấy một vết chân to bèn đặt bàn chân mình lên ướm thử.

    - Không ngờ về nhà, người vợ đã thụ thai.

    - Mười hai tháng sau bà sinh được một cậu con trai khôi ngô tuấn tú nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói c ười và không biết đi.

    - Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, sứ giả rao tin tìm người tài cứu nước, nghe tiếng rao, Gióng liền cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc.

    - Nhà vua sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu.

    - Từ sau đó, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no, bà con hàng xóm góp gạo nuôi chú.

    - Khi vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Thánh Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ, phi ngựa xông ra trận,

    - Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

    - Đánh tan giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

    - Để tưởng nhớ công ơn, vua phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

    - Hiện nay vẫn còn nhiều vết tích còn lại của Thánh Gióng.

    b. Văn bản Sự tích Hồ Gươm

    Nội dung chính:

    - Vào thuở giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược.

    - Thấy vậy, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn nhưng buổi đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua.

    - Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc.

    - Bấy giờ, ở Thanh Hóa, người đánh cá tên là Lê Thận đã bắt được lưỡi gươm

    - Một lần bị giặc đuổi, chạy vào rừng, Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên cây đa.

    - Hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước.

    - Từ khi có gươm thần, khí thế của nghĩa quân ngày một tăng, đánh đâu thắng đó. Cuối cùng không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

    - Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

    - Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

    c. Văn bản Bánh chưng, bánh giầy

    - Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho các con.

    - Vua không biết chọn ai trong số 20 người con, bèn ra điều kiện: Đến ngày lễ Tiên Vương, ai dâng mâm cỗ ngon lành, vừa ý nhất thì sẽ được nối ngôi.

    - Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển để làm cỗ thật hậu.

    - Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sống chăm chỉ, hiền hậu, băn khoăn không biết làm món gì.

    - Được thần gợi ý, Lang Liêu đã lấy gạo nếp, đỗ, thịt để làm thành một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua.

    - Vua cha vô cùng hài lòng mang mâm bánh dâng lễ Tiên Vương, và truyền ngôi cho Lang Liêu.

    - Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.

    Câu 2 (trang 36)

    Liệt kê vào bảng dưới đây một số sự kiện, chi tiết mà em cho là đặc sắc, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn

    Trả lời

    *Văn bản Thánh Gióng

    Sự kiện, chi tiết đặc sắc là:

    - Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, Gióng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

    - Từ sau đó, chú bé lớn nhanh như thổi

    - Dân làng vui lòng góp gạo nuôi chú bé.

    - Gióng vươn vai, biến thành một tráng sĩ.

    - Roi sắt gãy, Gióng nhổ cụm tre bên đường đánh giặc.

    - Đánh tan giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa từ từ bay về trời.

    =>Lí do lựa chọn: Những chi tiết trên thể hiện cốt truyện và làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa, giá trị của truyện: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho sức mạnh và khả năng đánh giặc của dân tộc; đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết chống giặc của dân tộc.

    *Văn bản Sự tích Hồ Gươm

    Sự kiện, chi tiết đặc sắc là:

    - Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc.

    - Người đánh cá tên là Lê Thận đã bắt được lưỡi gươm ở dưới nước

    - Chủ tướng Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm trên cây.

    - Hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in.

    - Từ khi có gươm thần, khí thế của nghĩa quân ngày một tăng, đánh đâu thắng đó.

    - Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

    - Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

    =>Lí do lựa chọn: Thể hiện tính chất chính nghĩa trong chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đồng thời thể hiện sự thống nhất, đồng lòng của cả dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến; giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm và thể hiện khát vọng về cuộc sống hòa bình của dân tộc ta.

    *Văn bản Bánh chưng, bánh giầy

    Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ là:

    - Vua Hùng ra quyết định truyền ngôi theo cách khác với các đời vua trong lịch sử (ra điều kiện: Đến ngày lễ Tiên Vương, ai dâng mâm cỗ ngon lành, vừa ý nhất thì sẽ được nối ngôi chứ không nhất thiết là con trưởng).

    - Lang Liêu được thần báo mộng lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương

    - Với óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, từ gạo nếp, đỗ xanh, Lang Liêu làm thành hai loại bánh khác nhau.

    =>Lí do lựa chọn: Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa vừa giải thích nguồn gốc và tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết; vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. Qua đó thể hiện thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông, đề cao trí thông minh và sáng tạo của con người.

    Câu 3 (trang 36)

    Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này?

    Trả lời:

    Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý 6 đặc điểm chính của thể loại này là:

    - Về thể loại: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ (có nhân vật, cốt truyện)

    - Về nội dung: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử

    - Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng; có công trạng, kì tích và có công lớn đối với cộng đồng, dân tộc.

    - Về cốt truyện: Các sự việc thươnf được sắp xếp theo trình tự thời gian.

    - Về nghệ thuật: Thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật.

    - Về ý nghĩa: Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử.

    Câu 4 (trang 36)

    Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?

    Trả lời:

    Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý:

    - Xác định đúng thể loại của văn bản cần tóm tắt.

    - Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, hiểu được chủ đề, nội dung, ý nghĩa, tư tưởng, thông điệp của văn bản cần tóm tắt

    - Xác định được bố cục của văn bản (giới hạn các phần trong bố cục và ý chính của từng phần)

    - Xác định nội dung chính của văn bản

    - Định hướng cách vẽ sơ đồ, số ô cần có trong sơ đồ và cách thể hiện sơ đồ tốt nhất (màu sắc, bố cục, kí hiệu, nét nối).

    - Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

    - Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ về nội dung (kiểm tra xem các ý chính của văn bản đã đủ và rõ ràng, ngắn gọn chưa) và về hình thức (kiểm tra cách thể hiện sơ đồ và quan hệ giữa các ý chính xem đã phù hợp chưa)

    Câu 5 (trang 36)

    Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?

    Trả lời:

    Các văn bản đã học giúp em hiểu thêm nhiều điều bổ ích, quý báu về lịch sử của dân tộc Việt Nam. 6 thông điệp, bài học là:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...