Soạn bài Ôn tập cuối học kì I - Chân trời sáng tạo, Ngữ Văn 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 16 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức ôn tập

    *Văn bản

    - Chủ đề Lịch sử nước mình:


    +Thánh Gióng

    +Sự tích Hồ Gươm

    + Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

    -Chủ đề Miền cổ tích:

    +Sọ Dừa

    +Em bé thông minh

    + Chuyện cổ nước mình

    +Non-bun và Heng-bun

    - Chủ đề Vẻ đẹp quê hương:

    +Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

    +Việt Nam quê hương ta

    +Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

    +Hoa bìm


    - Chủ đề những trải nghiệm trong đời:

    +Bài học đường đời đầu tiên

    +Giọt sương đêm

    +Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

    +Cô gió mất tên

    -Chủ đề về thiên nhiên, cuộc sống:

    +Lao xao ngày hè

    + Thương nhớ bầy ong

    + Đánh thức trầu

    +Một năm ở tiểu học

    +Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt


    *Tiếng Việt:

    - Phân biệt được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy) ; nhận biết nghĩa của một số thành ngữ thông dụng trong văn bản.

    - Nhận biết được đặc điểm, chức năng của trạng ngữ; biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết câu.

    - Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; biết cách mở rộng thành phấn chính của câu bằng cụm từ.

    - Nhận biết được biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và tác dụng của chúng; vận dụng được biện pháp tu từ khi viết và nói.

    *Tập làm văn:

    - Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản.

    - Viết được bài văn kể lại một truyện cổ tích và kể lại được truyện cổ tích.

    - Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát; trình bày được cảm xúc vể một bài thơ lục bát.

    - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

    - Viết được bài văn tả cảnh sinh họaț; nói và nghe vể một cảnh sinh hoạt.

    Soạn bài Ôn tập cuối học kì I

    (Sách Chân trời sáng tạo, ngữ Văn lớp 6 – trang 131, Ngữ Văn)

    Câu 1. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích theo bảng dưới đây.

    Trả lời:

    So sánh giữa truyền thuyết và truyện cổ tích

    - Giống nhau:

    + Đều là các truyện kể dân gian.

    + Người kể sử dụng ngôi thứ ba để kể lại câu chuyện đó

    + Kể về cuộc đời của các kiểu nhân vật nhất định + Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian, đảm bảo trình tự sự việc trong truyện.

    + Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường..

    + Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.

    + Qua đó thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về xã hội công bằng, thiện chiến thắng ác.

    - Khác nhau:

    + Truyền thuyết: Kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử (có cốt lõi là sự thật lịch sử).

    Qua đó, truyền thuyết thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

    +Truyện cổ tích: Kể về cuộc đời của các kiểu nhân vật nhất định (nhân vật mồ côi, nhân vật có tài năng phi thường, nhân vật có hình dạng xấu xí) và thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, thái độ của người xưa đối với cuộc sống.

    Câu 2. Dựa vào đặc điểm của thể thơ lục bát (thanh điệu, cách hiệp vần) hãy sắp xếp các tiếng trong, không, về vào những chỗ trống trong câu ca dao:

    Cần Thơ gạo trắng nước ..

    Ai đi đến đó lòng .. muốn về

    (Ca dao)

    Trả lời:

    Cần Thơ gạo trắng nước trong

    Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Câu 3. Truyện đồng thoại có những đặc điểm gì?

    Trả lời:

    Truyện đồng thoại thuộc thể loại văn học dành cho thiếu nhi.

    - Thuộc loại truyện đồng thoại, một loại truyện giàu tưởng tượng.

    - Truyện có hình thức ngắn gọn

    - Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được sử dụng thủ pháp nhân cách hóa (nhân hóa)

    - Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật, vừa thể hiện đặc điểm của con người.

    - Ngôn ngữ gần gũi, giản dị khiến cho người đọc dễ dàng đồng cảm với nhân vật chính của câu chuyện.

    - Cách kể chuyện lôi cuốn, ngôn ngữ giàu chất thơ

    Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí?

    A. Kể lại những sự việc mà người viết tham dự hoặc chứng kiến.

    B. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian.

    C. Cốt truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng ca tụng, tôn thờ.

    D. Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong văn bản thường là hình ảnh của tác giả.

    Trả lời:

    Đặc điểm không phải là của thể loại hồi kí:

    C. Cốt truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng ca tụng, tôn thờ.

    (đây là đặc điểm của truyện dân gian)

    Câu 5. Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để tóm tắt nội dung và ý nghĩa của từng bước trong quy trình viết:

    Trả lời:

    Tóm tắt nội dung và ý nghĩa của từng bước trong quy trình viết một văn bản:

    - Bước 1:

    +Hoạt động: Xác định đề tài, thu thập tư liệu (tài liệu viết, tranh ảnh minh họa)

    +Ý nghĩa: Giúp người viết xác định đúng yêu cầu về hình thức, nội dung, mục đích của đề bài.

    - Bước 2:

    +Hoạt động: Tìm ý, sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí ; lập dàn ý theo bố cục ba phần.

    +Ý nghĩa: Xây dựng khung bài viết mạch lạc, đầy đủ ý, sáng tạo.

    - Bước 3:

    +Hoạt động: Viết thành bài hoàn chỉnh, kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm; sử dụng các thủ pháp so sánh, điệp ngữ, nhân hóa..

    +Ý nghĩa: Trình bày bài viết hoàn chỉnh, mạch lạc, khoa học, lôi cuốn, ấn tượng

    - Bước 4:

    +Hoạt động: Kiểm tra bài viết, chỉnh sửa lỗi chính tả, diễn đạt

    +Ý nghĩa: Giúp cho bài viết hoàn thiện hơn ;rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.

    Câu 6. Ghép những thông tin yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt (cột A) với tác dụng của nó (cột B)

    Trả lời:

    1, Giới thiệu thời gian;địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt - A. Giúp cho cảnh sinh hoạt trở nên xác định hơn.

    2, Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí (Từ xa đến gần, từ diện đến điểm) - E. Giúp người đọc có cái nhìn bao quát vừa cụ thể.

    3, Thể hiện hoạt động của con người trong không gian, thời gian cụ thể - Người đọc sẽ

    Theo dõi hoạt động được miêu tả được thuận lợi hơn

    4. Gợi tả quang cảnh, không khí chung; những chi tiết tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt - Cảnh sinh hoạt hiện lên sinh động hơn.

    5. Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động -Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hoạt động.

    6. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của người viết - Giúp bài viết gần gũi, gợi được sự đồng cảm ở người đọc.

    Câu 7. Trong bảng sau những đặc điểm nào thuộc về nội dung, đặc điểm nào thuộc về hình thức của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (kẻ vào vở)

    Trả lời:

    - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc ->đặc điểm hình thức

    - Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. ->đặc điểm hình thức

    - Có một câu chủ đề (ở đầu hoặc cuối đoạn) nêu nội dung khái quát toàn đoạn. -> đặc điểm nội dung

    - Mở đoạn: Giới thiệu chung về bài thơ ->đặc điểm nội dung

    - Thân đoạn: Trình bày trọn vẹn cảm xúc của người viết về nội dung, nghệ thuật bài thơ ;nêu dẫn chứng cụ thể -> đặc điểm nội dung

    - Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. -> đặc điểm nội dung

    Câu 8. Dùng mẫu sơ đồ sau để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài kể lại một truyện cổ tích với kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân:

    Trả lời:

    Điểm giống nhau ; khác nhau giữa kiểu bài kể lại một truyện cổ tích với kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân

    - Giống nhau :(phần giao nhau của hai hình tròn)

    + Hai dạng bài đều sử dụng phương thức chính: Tự sự

    + Hai dạng bài này đều trình bày lại các sự việc, Kết hợp giữa kể ;tả.

    +Các sự việc được kể theo một trình tự nhất định.

    + Đều có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

    - Khác nhau:

    + Kiểu bài kể lại truyện cổ tích: Người kể dùng lời văn của mình, kể lại câu chuyện theo ngôi thứ ba; người kể kể lại các sự việc quan trọng, đặc biệt ; chi tiết hoang đường, kì ảo, nêu ấn tượng về câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện.

    + Kiểu bài kể lại trải nghiệm bản thân: Người viết kể lại diễn biến sự việc mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc; Người kể dùng ngôi thứ nhất để kể; có nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

    Câu 9. Vì sao trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần trả lời những câu hỏi:

    - Người nghe ai?

    - Mục đích nói gì?

    - Nội dung nói gì?

    - Thời gian nói bao lâu?

    - Vấn đề sẽ được trình bày ở đâu?

    Trả lời:

    Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp cho người nói định hướng được kiểu bài nói, vấn đề nói, trình tự bài nói, cách nói để đạt được hiệu quả cao nhất, thuyết phục nhất

    Câu 10. Em hãy hoàn thành sơ đồ sau (kẻ vào vở)

    Trả lời:

    Từ tiếng việt phân loại theo cấu tạo:

    - Từ đơn: Chỉ có 1 tiếng; ví dụ bàn, sách, bút, hoa, lá, cỏ, anh, em..

    - Từ phức: Gồm hai hay nhiều tiếng; ví dụ: Bàn học, sách giáo khoa, con ong, bút chì, sách vở.

    + Từ ghép: Gồm hai hay nhiều tiếng, các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa, một hoặc tất cả các tiếng đều có nghĩa; ví dụ: Hoa hồng, chim non; cha mẹ, anh chị, con lợn..

    + Từ láy: Gồm hai hay nhiều tiếng, các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm, có thể láy vần, láy phụ âm hoặc láy cả tiếng; ví dụ: Xanh xanh, biêng biếc, long lanh, rung rinh, nho nhỏ..

    Câu 11. Đọc đoạn văn sau, thực hiện yêu cầu:

    a. Tìm các từ đơn có trong câu "Ðã / thanh niên /rồi /mà /cánh /chỉ /ngắn ngủn /đến /giữa/ lưng, / hở /cả/ hai/mạng sườn/ như /người /cởi trần/ mặc /áo/ gi-lê."

    Trả lời:

    Từ đơn: Đã, rồi, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả, hai, như, người, mặc, áo.

    b. Tìm các từ ghép và các từ láy có trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.

    Trả lời:

    - Từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, ngắn củn, mạng sườn, đôi càng, râu ria, mặt mũi, áo gi-lê.

    - Các từ láy: Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.

    Dùng từ láy có tác dụng: Góp phần miêu tả, tái hiện chi tiết, cụ thể đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt.

    c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi có phải từ láy không? Vì sao?

    Trả lời:

    - Râu ria, mặt mũi: Tuy có láy lại phụ âm đầu, nhưng không phải từ láy.

    - Lí do: Các tiếng trong mỗi từ này đều có nghĩa (đặc điểm phân biệt từ ghép với từ láy) -> từ ghép.

    Câu 12. Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng cách nào? Hiệu quả của việc mở rộng ấy là gì? Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng:

    A. Trời mưa

    B. Gió thổi

    C. Nó đang đọc sách

    D. Xuân về

    Trả lời:

    - Các thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ.

    - Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

    - Mở rộng:

    * Trời /đang mưa rất to. (Mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)

    Trời /đã mưa như trút nước. (Mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)

    *Những cơn gió /đang thổi mạnh. (Mở rộng chủ ngữ bằng cụm danh từ, vị ngữ bằng cụm động từ).

    Từng làn gió /thổi nhẹ nhàng. (Mở rộng chủ ngữ bằng cụm danh từ, vị ngữ bằng cụm động từ).

    *Nó /đang đọc sách chăm chú. (Mở rộng vị ngữ bằng phần phụ sau của cụm động từ)

    *Xuân /đã về thật rồi. (Mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)

    Xuân /đang về trên từng góc phố, vườn cây. (Mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)

    Câu 13. Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết (nói) cần thực hiện những thao tác gì? Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

    Trả lời:

    - Chọn từ:

    A. Nồng nhiệt: Vì từ này thể hiện sự ủng hộ, động viên từ phía người khác dành cho mình.

    (Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ (nồng nhiệt/nhiệt tình) của người xem)

    B. Đồng ý: Vì từ này chỉ thái độ sự bằng lòng của cô con gái út với lời hỏi cưới từ phía Sọ Dừa.

    (Cô con gái út của phú ông (ưng/ đồng ý/ muốn) lấy Sọ Dừa)

    C. Nhược điểm: Từ này chỉ những hạn chế vốn có ở con người.

    (Nhút nhát là (nhược điểm/khuyết điểm) vốn có của cậu ấy)

    D. Tạc: Vì từ này chỉ hoạt động tác động đến chất liệu đá.

    (Ông đang miệt mài (nặn/tạc/khắc) một pho tượng bằng đá)

    Câu 14. Dùng sơ đồ để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.

    Trả lời:

    So sánh giữa ẩn dụ; hoán dụ.

    - Giống nhau :(phần giao nhau giữ hai hình tròn)

    + Thuộc biện pháp tu từ từ vựng

    +Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác (chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia (vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

    +Đều có tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

    - Khác nhau:

    +Ẩn dụ: Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng (giống nhau về phẩn chất, hình thức, cách thức, hoặc có sự chuyển đổi cảm giác). Chức năng chủ yếu của ẩn dụ: Biểu cảm.

    +Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ tương cận (quan hệ gần gũi như lấy bộ phận để nói thay tổng thể, lấy cái chứa đựng để nói thay cái được chứa đựng, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng). Chức năng chủ yếu của hoán dụ: Nhận thức.

    Câu 15. Xác định ẩn dụ và hoán dụ trong những ví dụ sau:

    A.. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

    B.. Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.

    (Nguyễn Du)

    C.. đôi dép cũ nặng công ơn

    Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.


    (Tố Hữu)

    Trả lời:

    A. "Mặt trời" (ở dòng 2) ẩn dụ -> chỉ người con (em bé đang được mẹ địu trên lưng)

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...