Soạn bài Ôn tập bài 8, trang 58 - Ngữ văn 6, tập 2 Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 20 Tháng mười hai 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức văn học

    *Các văn bản nghị luận đã học

    - Văn bản Học thầy, học bạn

    + Xuất xứ: Văn bản trích từ bài viết Văn biểu cảm – nghị luận, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 2001.

    + Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    +Giá trị nội dung: Tác giả nêu ý kiến về ý nghĩa và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn để khẳng định vai trò quan trọng của học thầy và học bạn.

    +Giá trị nghệ thuật: Luận điểm rõ ràng, Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục; Lời văn giàu hình ảnh, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, thuyết phục.

    -Văn bản: Bàn về nhân vạt Thánh Gióng

    +Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

    +Giá trị nội dung: Tác phẩm bàn về ý nghĩa lớn lao của nhân vật Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường; thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

    +Giá trị nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục; ời văn giàu hình ảnh; sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.

    - Văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

    +Xuất xứ: Trích Những bài văn nghị luận xã hội có chọn lọc, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2016)

    +Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

    +Giá trị nội dung: Văn bản bàn luận về ngọn nguồn của hạnh phúc với ý kiến là không chỉ ngọt ngào mới là hạnh phúc mà hạnh phúc còn có thể được tạo nên bởi những mệt nhọc, đau khổ, nghiêm khắc, lạnh lùng.

    +Giá trị nghệ thuật: Bài văn nghị luận với phương thức lập luận chặt chẽ, lí lẽ chặt chẽ và bằng chứng xác đáng.

    *Văn nghị luận:

    - Khái niệm: Văn nghị luận là văn bản viết ra nhằm thuyết phục người đọc, nghe về một ý kiến về một vấn đề nào đó trong đời sống bằng cách lập luận, nêu lý lẽ, dẫn chứng.

    - Đặc điểm: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục

    - Để tạo mạch lạc, lập luận chặt chẽ cho văn bản nghị luận, người viết có thể sử dụng các phép liên kết chính như: Phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.


    Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập bài 8, trang 58 - Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

    Câu 1 (trang 58) Tìm hiểu về văn nghị luận và trình bày đặc điểm.

    Trả lời

    - Khái niệm: Văn nghị luận là văn bản viết ra nhằm thuyết phục người đọc, nghe về một ý kiến về một vấn đề nào đó trong đời sống bằng cách lập luận, nêu lý lẽ, dẫn chứng.

    - Đặc điểm: Lập luận chặt chẽ, phong phú; lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục

    - Việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

    Câu 2 (trang 58) Tóm tắt ý kiến, lí lẽ và bằng chứng của 3 văn bản nghị luận đã đọc

    Trả lời

    - Tổng hợp các lí lẽ và bằng chứng đưa ra trong suy nghĩ và phản hồi ở cả ba văn bản.

    *Văn bản Học thầy, học bạn

    - Vấn đề nghị luận: Học từ thầy và bạn đều quan trọng

    - Ý kiến 1: Học từ thầy là rất quan trọng

    + Lí lẽ: Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo; mỗi người nếu không có một thầy dạy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì ta khó làm được việc gì.

    + Bằng chứng: Các nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học; câu chuyện về tài năng, cuộc đời của danh họa nổi tiếng người Ý nhờ thầy dạy thì mới phát huy hết thiên tài. Thầy Vê-rốc-chi-ô đã giúp danh họa Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhận ra kim chi nan trong sự nghiệp hội họa của ông. Dù có tài năng thiên bẩm nhưng không có sự dẫn dắt của thầy thì Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi khó mà thành công.

    - Ý kiến 2: Học bạn cũng rất quan trọng

    + Lí lẽ: Thói thường ta thường nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp có cùng hứng thú thì học tập cũng nhau sẽ thoải mái và dễ truyền thụ hơn. Con người muốn thành đạt thì cần học mọi lúc, mọi nơi, học bất cứ ai; học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.

    + Bằng chứng: Có nhiều cách học từ bạn, thảo luận nhóm, tương tác nhóm rất hiệu quả.

    *Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

    - Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường

    + Lí lẽ: Hình tượng người anh hùng phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng.

    + Dẫn chứng: Mẹ Gióng bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân lạ, bà mang thai Gióng, mười hai tháng mới sinh..

    - Ý kiến 2: Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

    + Lí lẽ: Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc luôn thường tiềm ẩn trong nhân dân, gắn với những người dân bình dị.

    +Dẫn chứng: Tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười. Khi có giặc thì tiếng gọi ấy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiềm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng.

    *Văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

    - Ý kiến 1: Những điều ngọt ngào sẽ mang tới hạnh phúc

    +Lí lẽ 1: Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.

    +Bằng chứng 1: Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt ngào của cha mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau cũng khiến ta cảm thấy vui về và ấm lòng.

    + Lí lẽ 2: Một cuộc sống giàu có, sung túc, đủ đầy giúp cho con người có thể làm điều minh thích mà không bị giới hạn bởi bát kì điều gì, điều ấy cũng làm cho cuộc sống thêm phần hạnh phúc, tươi đẹp.

    +Bằng chứng 2: Tỉ phủ Bill Gates đã dành 45, 68% tài sản của mình để thành lập quỹ từ thiện để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ và nghèo đói toàn cầu.

    - Ý kiến 2: Hạnh phúc còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau.

    + Lí lẽ 1: Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào nhưng vẫn chỉ cảm thấy vui sướng và hạnh phúc.

    + Bằng chứng 1: Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Tuy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muốn ngất đi nhưng, trong nỗi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc.

    + Lí lẽ 2: Một người không may mắc phải những căn bệnh tật nguy hiểm nhưng họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vì họ vẫn còn thời gian để sống, để cống hiến và làm những điều mình muốn.

    ^Bằng chứng 2: Võ Thị Ngọc Nữ, dù đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, của những hoài bão nhưng Ngọc Nữ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu vậy, cô vẫn luôn tươi cười hạnh phúc.. từng bước chân, từng ánh mắt của Ngọc Nữ trong những điệu múa lay động trái tìm người xem đã gieo vào trái tim họ hạt mầm của khát vọng sống.

    Câu 3 (trang 58) Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản như thế nào? Từ đó, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá một vấn đề?

    Trả lời:

    - Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau với những ý kiến, lập luận và quan điểm khác nhau.

    - Văn bản: Học thầy, học bạn: Học thầy và học bạn đều quan trọng, biển học mênh mông, vai trò của người thấy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối, còn bạn là những người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức.

    - Văn bản: Bàn về nhân vật Thánh Gióng

    + Nhân vật được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

    - Văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? Đưa ra góc nhìn, ý kiến:

    +Ngọt ngào và đau đớn, thử thách luôn cùng nhau song hành trên bước đường đời của con người.

    +Trong ngọt ngào và đau đớn, thử thách đều luôn chứa đựng hạnh phúc. Bởi thế hãy luôn suy nghĩ tích cực, luôn nghĩ hạnh phúc luôn tồn tại bên cạnh mình.

    => Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật Thánh Gióng giúp chúng ta hiểu văn bản sâu sắc hơn

    - Từ đó, em rút ra bài học về góc nhìn để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề:

    +Chúng ta phải lắng nghe, quan sát, xem xét kĩ, bao quát vấn đề từ nhiều khía cạnh, góc độ, quan điểm thì mới có hiểu biết, cái nhìn bao quát, toàn diện, có quyết định đúng đắn, đầy đủ về sự vật, hiện tượng.

    +Không thể nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc bằng cảm quan, phiến diện.

    Câu 4 (trang 58) Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết

    Trả lời

    * Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến lập luận, lý lẽ và bằng chứng. Đó là:

    - Các lý lẽ đưa ra phải dễ hiểu, rõ ràng, phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc.

    - Đưa ra bằng chứng cho các lý lẽ của mình phải tiêu biểu, chính xác, khách quan và thêm thuyết phục.

    - Trình tự lập luận cần lo gic, chặt chẽ, làm bật lên được vấn đề cần nghị luận.

    *Những kinh nghiệm sau khi viết văn nghị luận:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...