Soạn bài: Ôn tập bài 1 trang 34 - Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 28 Tháng sáu 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức Ngữ văn – Bài 1

    * Thể loại: Thần thoại

    *Khái niệm:

    - Là thể loại truyện dân gian, ra đời trong xã hội nguyên thủy, khi chưa có chữ viết.

    - Kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên, vạn vật và văn hóa. Qua đó thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ và khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của họ.

    - Các tác phẩm thần thoại đã học:

    +Thần Trụ trời,

    + Prô-mê-tê và loài người,

    +Đi san mặt đất,

    +Cuộc tu bổ lại các giống vật.

    => 3 tác phẩm Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật thuộc thể loại truyện; còn tác phẩm Đi san mặt đất thuộc thể loại truyện thơ (truyện viết bằng thơ)

    * Không gian trong thần thoại

    - Là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không nêu cụ thể nơi chốn nhất định.

    * Thời gian trong thần thoại

    - Là thời gian rất xa xưa, sơ khởi, không xác định và mang tính vĩnh hằng.

    * Cốt truyện của thần thoại

    - Truyện kể xoay quanh quá trình các vị thần sáng tạo thế giới, vạn vật, con người và muôn loài.

    * Nhân vật trong thần thoại

    - Thường là thần, có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện việc làm vĩ đại, phi thường như sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.

    *Nghệ thuật:

    Cách xây dựng nhân vật độc đáo; hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình; sử dụng yếu tố kỳ lạ, phi thường.

    *Ý nghĩa:

    - Lí giải nguồn gốc sự xuất hiện của vũ trụ và các sự vật tự nhiên dưới góc độ dân gian, truyền miệng.

    - Thể hiện sự sự tôn kính thiêng liêng của con người với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, trời đất.

    - Có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hóa nguyên thủy của cộng đồng

    [​IMG]

    >> Hướng dẫn soạn bài 1, ôn tập – thần thoại, trang 34, Ngữ văn lớp 10, tập 1, Chân trời sáng tạo

    Câu 1: Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung và điền vào phiếu học tập

    Trả lời:

    *Đặc điểm về thời gian và không gian:

    - Văn bản Thần Trụ trời

    +Thời gian gian là "thuở ấy" chưa có thế gian, lúc trời đất chưa được tạo ra, chưa có muôn vật và loài người

    +Không gian là trời và đất từ khi chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo đến khi trời và đất tách nhau rất xa, đất phẳng, có núi, đảo, đồi, biển

    - Văn bản Prô-mê-tê và loài người

    +Không gian: Là thế gian, trời v à đất, từ khi mặt đất còn vắng vẻ đến khi mặt đất có muôn vật và loài người.

    +Thời gian là khi thế gian chỉ có các vị thần, trước khi tạo tạo con người, muôn loài

    - Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật

    - Thời gian là lúc sơ khởi, từ khi bắt đầu tạo ra các giống loài đến khi tu bổ các giống loài.

    - Không gian là thế gian, trời và đất

    *Đặc điểm về nhân vật

    - Văn bản Thần Trụ trời: Nhân vật là các vị thần: Thần Trụ trời và các vị thần khác như thần sao, thần sông, thần biển.

    - Văn bản Prô-mê-tê và loài người: Nhân vật là các vị thần như Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a.

    - Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật: Nhân vật là các vị thần như

    Ngọc Hoàng, ba vị Thiên Thần; và các loài vật như chó, vịt, các loài chim khác..

    *Cốt truyện

    - Văn bản Thần Trụ trời: Truyện kể thần Trụ trời có công phân tách trời đất và tạ ra tự nhiên như núi, đảo, đồi, biển

    - Văn bản Prô-mê-tê và loài người: Truyện kể về sự ra đời của con người và vạn vật, nhờ thần Prô-mê-tê giúp đỡ, con người có thân hình thanh tao, dáng đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay và có ngọn lửa để cuộc sống văn minh và hạnh phúc hơn.

    - Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật: Truyện kể về nguồn gốc của các con vật

    Truyện kể về quá trình Ngọc Hoàng sai các vị thiên thần tu bổ, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu cho các giống lòng để chúng có hình dạng giống ngày nay. Qua đó lí giải một cách hài hước về đặc điểm của các loài vật trong tự nhiên.

    =>Nhận xét chung:

    +Về không gian, thời gian: Cả ba tác phẩm đều lấy bối cảnh không gian là vũ trụ, trời và đất. Thời gian là thời cổ sơ, trước khi tạo ra vạn vật.

    + Nhân vật chính đều là các vị thần, là những nhân vật trong trí tưởng tượng của con người, có khả năng phi thường, mang yếu tố kỳ ảo.

    +Cốt truyện: Đều kể về quá trình các vị thần tạo ra vũ trụ, vạn vật, muôn loài

    Câu 2: Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian bạn đã học

    Trả lời:

    So sánh thần thoại với các thể loại truyện dân gian đã học:

    - Về không gian, thời gian:

    + Bối cảnh không gian, địa điểm trong truyện thần thoại rất rộng lớn, thường là thế giới, vũ trụ, trần gian hoặc cả một đất nước, một vùng thiên nhiên rộng lớn. Và thời gian là sơ cổ, rất xa xưa

    +Còn bối cảnh truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích) thường là không gian cụ thể gắn với cuộc sống của nhân dân trong phạm vi hẹp như làng, xóm, triều đình, một vùng nhỏ, một gia đình. Thời gian là ngày xưa nhưng cụ thể

    - Về nhân vật

    +Thần thoại: Nhân vật chính thường là những vị thần, những người có khả năng phi thường.

    +Truyện dân gian: Nhân vật chính thường là người nghèo, người có số phận bất hạnh, người có tài.

    - Về cốt truyện

    +Trong thần thoại: Thường kể về quá trình các vị thần tạo lập thế giới, muôn loài, sáng tạo văn hóa. Qua đó nhằm giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật, các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết, cuộc trinh phục thiên nhiên, sáng tạo văn hóa.

    +Truyện dân gian: Thường kể về cuộc đời, số phận nhân vật, việc làm của nhân vật hoặc sự tích, sự kiện. Qua đó gửi gắm những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân.

    Câu 3: Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó

    Trả lời:

    (Định hướng: Các em chọn 1 trong 3 truyện thần thoại Thần Trụ Trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật thuộc thể loại truyện; còn tác phẩm Đi san mặt đất là thể loại truyện thơ (truyện viết bằng thơ) thì không đúng yêu cầu của câu hỏi này nhé)

    Tham khảo bài 1:

    Kể lại thần thoại Thần Trụ trời:

    Thuở sơ khởi, khi vũ trụ chưa có thế gian và vạn vật, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu để đội trời lên cao. Thần còn tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời khổng lồ rất cao. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời đã được đẩy lên cao tít. Khi trời đã rất cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang của thần Trụ Trời để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát về các vị thần để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn.

    => Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.

    +Xây dựng nhân vật là các vị thần, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

    +Về ngoại hình: Thần có vóc dáng khổng lồ, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.

    +) Về tài năng: Thần có khả năng phi thường, kì lạ, làm được những việc vĩ đại, tạo ra trời đất, vạn vật.

    +Về hành động: Thần ngẩng đầu đội trời lên, tách trời và đất cách xa nhau; thần tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

    => Nhận xét về đặc điểm của thần Trụ trời này: Thần là người có năng lực phi thường, có ý chí, mạnh mẽ, tài năng và đã có công tạo ra trời, đất.

    Tham khảo bài 2:

    Kể lại truyện Prô-mê-tê Và loài người

    Thuở ấy, thế gian mới chỉ mới có các vị thần, mặt đất mênh mông nhưng khá vắng vẻ. Vì vậy, hai anh em vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã xin phép U-ra-nôx và Gai-a tạo cho thế gian đông vui hơn. Thần Ê-pi-mê-tê lập tức lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho mỗi loài một đặc ân của thần và "vũ khí" riêng để chúng có thể tự phòng thân. Con thì được ban chạy nhanh như gió, con thì có đôi mắt sáng nhìn thấu đêm đen.. Khi công việc xong xuôi, thần Ê-pi-mê-tê gọi anh trai là thần Prô-mê-tê đến xem xét thì thấy một con còn thiếu "vũ khí" – con người. Bằng trí thông minh của mình cùng nỗi lo lắng dành cho con người, thần Prô-mê-tê đã dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần để tái tạo lại cho họ một thân hình thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay. Không chỉ vậy, thần Prô-mê-tê còn lên tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa châm vào ngọn đuốc của mình rồi trao cho con người. Nhờ có ngọn lửa đó, cuộc sống của con người đã bừng sáng hơn, thoát khỏi cảnh tối tăm, lạnh giá, đói khát. Cuộc sống con người từ đó cũng trở nên văn minh và hạnh phúc hơn.

    => Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên:

    +Xây dựng nhân vật là các vị thần, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng cũng mang phẩm chất, tính cách như con người.

    +) Về tài năng: Thần có khả năng phi thường, kì lạ, làm được những việc vĩ đại cho thế gian, tạo ra vạn vật và loài người.

    +Về hành động: Các vị thần tạo ra muôn loài; đặc biệt thần Prô-mê-tê tự tay tạo ra con người có dáng vẻ thanh tao, đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay và có ngọn lửa để cuộc sống văn minh và hạnh phúc hơn.

    + Nhân vật chính đều là các vị thần, là những nhân vật trong trí tưởng tượng của con người, có khả năng phi thường, mang yếu tố kỳ ảo.

    +Cốt truyện: Đều kể về quá trình các vị thần tạo ra muôn loài và con người

    Câu 4: Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

    Những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể:

    -Về chủ đề, ý nghĩa, giá trị của chủ đề:

    +Xác định đúng chủ đề của truyện.

    +liên hệ, so sánh sự tương đồng, khác biệt về chủ đề của truyện với những truyện khác.

    +Tư tưởng, ý nghĩa, bài học, thông điệp được gửi gắm trong truyện

    -Đặc sắc về hình thức của truyện kể:

    +Xác định đúng thể loại của truyện (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn..

    + Đặc sắc về cốt truyện, tình huống kể, cách xây dựng nhân vật

    + Đặc sắc về việc sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo, nhân hóa, đối lập, ẩn dụ..

    +Ngôn ngữ sử dụng, lời kể: Quan điểm và thái độ của tác giả hoặc nhân dân

    Câu 5:

    A) Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể?

    B) Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?


    Trả lời:

    a. Những kinh nghiệm khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    ntnpdm, THG Nguyen, r6vtf3 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...