Soạn bài: Nỗi niềm tương tư trang 24, Ngữ văn 11 - Cánh diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 25 Tháng năm 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn bài: Nỗi niềm tương tư - Trích Bích Câu kì ngộ

    - Vũ Quốc Trân -

    Tri thức ngữ văn

    Tác giả:

    Vũ Quốc Trân (? -) sống vào khoảng giữa thế kỷ XIX, quê gốc ở Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng sống chủ yếu ở phường Đại Lợi - phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay. Vũ Quốc Trân sống đồng thời với Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát. Ông đi đỗ mấy khoa tú tài nên thường được gọi là "cụ Mền Đại Lợi".

    Vũ Quốc Trân được cho là tác giả của truyện thơ Bích Câu kì ngộ.

    Truyện thơ: Bích Câu kì ngộ

    Nhan đề Bích Câu kì ngộ: Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu (kì: Kì lạ; ngộ: Hội ngộ; Bích Câu là địa danh thuộc kinh thành Thăng Long, Hà Nội bây giờ)

    Thể loại: Truyện thơ Nôm

    Dung lượng: 678 câu thơ lục bát

    Bố cục: Chia làm 4 phần (4 hồi) :

    - Tú Uyên gặp Giáng Kiều, về ốm tương tư

    - Tú Uyên kết duyên cùng Giáng Kiều

    - Giáng Kiều giận Tú Uyên bỏ đi, sau lại trở về

    - Tú Uyên và Giáng Kiều lên cõi tiên

    Nội dung: Kể lại câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên Và Giáng Kiều. Tú Uyên là thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm, nhưng chăm chỉ học hành nên trở thành một văn nhân nổi tiếng ở Thăng Long. Một ngày đi chơi hội xuân chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một cô gái xinh đẹp, chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một thần nhân trong mộng, chàng mua bức tranh giống hệt cô gái kia, treo trong phòng, sớm khuya tình tự. Một hôm Tú Uyên về muộn, vào nhà đã thấy mâm cơm dọn sẵn, chàng lấy làm lạ. Hôm sau chàng vờ đi rồi quay về nhà mới biết chính cô gái trong tranh đã bước ra giúp chàng, đó cũng là cô gái chàng gặp hôm chơi hội - Giáng Kiều. Kiều vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới kết duyên. Giáng Kiều còn hòa phép ra lâu đài với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ được tổ chức linh đình. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên sa ngã, ham rượu chè. Giáng Kiều khuyên không được bèn bỏ đi. Tỉnh ngộ, Tú Uyên đau khổ, hối hận tìm đến cái chết. Giáng Kiều hiện về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa vợ chồng mặn nồng hơn xưa. Họ sinh được một con trai là Trần Nhi. Sau đó, Tú Uyên học phép tu tiên và họ cùng bay về cõi tiên.

    Đoạn trích Nỗi niềm tương tư diễn tả tâm trạng của Tú Uyên sau khi gặp Giáng Kiều ở chùa Ngọc Hồ.

    [​IMG]

    Gợi ý câu hỏi thực hành đọc hiểu trang 24 - SGK Ngữ văn 11, Cánh diều

    Câu 1. Theo em, đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư có hợp lí không? Vì sao?

    - Đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư là hợp lí.

    - Lí giải: Vì nhan đề Nỗi niềm tương tư đã thể hiện được nội dung chính của cả đoạn trích: Nỗi nhớ nhung của Tú Uyên về cô gái xinh đẹp gặp ở chùa Ngọc Hồ. Nỗi niềm tưởng nhớ đó bao trùm lên toàn bộ đoạn trích, chi phối mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật Tú Uyên.

    Câu 2. Những cử chỉ nào của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư?

    - Những cử chỉ của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư là: Ra về trong trạng thái ngơ ngẩn; gảy đàn khúc cầu hoàng (khúc đàn cầu hôn) ; uống rượu ngọc giao; ngồi suốt năm canh; ngắm trăng mà lòng ngổn ngang nhung nhớ..

    - Mỗi cử chỉ đều thể hiện nỗi niềm tương tư của Tú Uyên.

    Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

    - Biện pháp nghệ thuật nổi bật là phép lặp cấu trúc: Cấu trúc câu được lặp lại nhiều lần: "Có khi" + hành động của nhân vật.

    - Tác dụng:

    + Kể ra hàng loạt những hành động của nhân vật, cùng với mỗi hành động là nỗi niềm tưởng nhớ giai nhân. Như vậy phép lặp cấu trúc (kết hợp với phép liệt kê) đã góp phần biểu đạt nỗi buồn nhớ khắc khoải, cuộn trào của Tú Uyên đối với người trong mộng.

    + Tăng tính nhạc, tạo giọng điệu triền miên, da diết cho lời thơ.

    Câu 4. Phân tích và làm sáng tỏ "đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình" qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư

    - Chất tự sự trong đoạn trích chính là việc tác giả kể lại hàng loạt các chi tiết về hành động, tâm trạng của nhân vật sau khi gặp giai nhân trở về. Từ chi tiết Tú Uyên lần theo bóng trăng ra về trong trạng thái ngẩn ngơ, đến những chi tiết kể về các cử chỉ, việc làm của chàng khi nhớ người đẹp: Gảy đàn, uống rượu, ngồi suốt năm canh thương nhớ, ngắm bóng trăng tàn..

    - Chất trữ tình trong đoạn trích thể hiện ở dòng tương tư da diết, khắc khoải của Tú Uyên; thể hiện ở giọng thơ lục bát triền miên du dương giàu cảm xúc.

    - Chất tự sự và chất trữ tình kết hợp với nhau vừa giúp người đọc hình dung được diễn biến câu chuyện, vừa khiến câu chuyện ttr[r nên giàu cảm xúc và nhạc điệu.

    Câu 5. Phân tích, so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và Kim Trọng trong Truyện Kiều:

    - Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

    Đèn thông khêu cạn, giấc hoè chưa nên.

    Nỗi nàng canh cánh nào quên,

    Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?

    (Bích Câu kì ngộ )

    - Chàng Kim từ lại thư song

    Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây

    Sầu đong càng lắc càng đầy

    Ba thu dọn lại một ngày dài ghê .

    (Truyện Kiều )

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng sáu 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...