Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Có đề kiểm tra phần Đọc -hiểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 27 Tháng tám 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    I. Giới thiệu chung về ca dao

    - Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.

    II. Soạn bài – Câu hỏi Đọc hiểu – Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Ngữ văn lớp 7

    1. Bài ca dao số 1

    Ở đâu năm cửa nàng ơi..

    Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

    Sông nào bên đục, bên trong?

    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

    Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

    Ở đâu mà lại có thành tiên xây? "

    * * *

    Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

    Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng

    Nước sông Thương bên đục bên trong,

    Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh/

    Đèn Sòng thiêng nhất cứ Thanh

    Ở trên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

    a. Câu hỏi đọc hiểu:

    Câu 1 (trang 39)

    - Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, ta nhận ra thông qua hệ thống từ ngữ xưng hô" chàng "," nàng "

    - Lối hát đối đáp thường được sử dụng trong ca dao vì: Mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng hát đối đáp trong lao động

    Câu 2 (trang 39)

    - Hình thức hát đối đáp trong hát đố

    + Trai, gái thử tài nhau- đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử

    - Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều kì của vùng Bắc Bộ: Không chỉ có đặc điểm địa lý tự nhiên, mà còn có cả dấu vết lịch sử, văn hóa nổi bật.

    + Người hỏi am hiểu tường tận và chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi

    + Người đáp hiểu rõ nhất và trả lời đúng ý người hỏi

    - Sự hỏi đáp thể hiện sự chia sẻ, hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước, là cách để hai người bày tỏ tình cảm

    b. Nhận xét:

    - Bài ca sử dụng thể thơ: Lục bát biến thể

    - Là lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về những địa danh, cảnh đẹp trên đất nước ta. Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là câu trả lời của cô gái về Thành Hà Nội: Năm cửa, sông Lục Đầu: Sáu khúc nước chảy xuôi một dòng; Sông Thương: Nước bên đục bên trong; núi Đức Thánh Tản: Thắt cổ bồng lại có thánh sinh; đền Sòng: Thiêng nhất xứ Thanh; tỉnh Lạng: Có thành tiên xây

    - Qua đó thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những cảnh đẹp của quê hương, đất nước và sự sắc sảo trong cách ứng xử của trai gái làng quê Việt

    2. Bài ca dao số 2

    (Đọc thêm)

    Những cảnh đẹp được nhắc đến: Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn→ Gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long, đất nước

    - Câu hỏi cuối bài nhắc nhở các thế hệ con cháu tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước.

    3. Bài ca dao số 3

    (Đọc thêm)

    - Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp con đường vào xứ Huế, đồng thời, thể hiện tình yêu, lòng tự hào và ý tình kết bạn tinh tế, sâu sắc

    4. Bài ca dao số 4

    Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

    Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

    Thân em như chẽn lúa đòng đòng

    Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

    a. Câu hỏi đọc hiểu

    Câu 5 (trang 40) :

    - Nét đặc biệt trong hai dòng thơ đầu bài 4: Dòng thơ 12 tiếng thay vì lục bát; phép điệp từ, đảo ngữ.

    - Tác dụng, ý nghĩa: Gợi sự to lớn, rộng rãi, tràn đầy sự sống.

    Câu 6 (trang 40) Hình ảnh cô gái được so sánh:

    + Chẽn lúa đòng đòng

    + Ngọn nắng hồng ban mai

    → Có sự tương đồng trẻ trung phơi phới với sức sống đang xuân

    - Hai câu thơ cuối tạo điểm nhấn cho toàn bài khi làm nổi bật lên vẻ đẹp của cô gái.

    ⇒ Chính là con người, là cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống.

    Câu 7 (trang 40) Bài ca dao số 4 là lời chàng trai:

    + Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông và cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống

    + Chàng trai ngợi ca cánh đồng và cô gái

    - Đây là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái

    - Ý kiến khác cho rằng đây là lời của cô gái lo lắng, than vãn về số phận nhỏ bé, bất định của cô gái.

    + Trước cánh đồng mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình

    + Cô gái như" chẽn lúa đòng đòng "đẹp vẻ đẹp tự nhiên, tinh khiết, tươi tắn

    + Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ" phất phơ "và sự đối lập

    + Sự đối lập giữa mênh mông rộng lớn với chẽn lúa nhỏ nhoi

    b. Nhận xét

    - Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát biến thể; cấu trúc câu đặc biệt: Câu 1 và câu 2 dãn dài 12 tiếng, ngắt nhịp 4/4/4 cân đối, hài hòa, ngôn ngữ mang đậm dấu ấn vùng miền: Bên ni, bên tê.. nghệ thuật: Điệp ngữ, đảo ngữ, so sánh: Hình ảnh cô gái so sánh với" chẽn lúa đòng đòng "," phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai "

    - Bài ca dao khắc họa không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh. Qua đó làm nổi bật hình ảnh người con gái tràn đầy sức sống, xuân sắc nhưng mảnh mai, yếu đuối

    - Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phú cùng vẻ đpẹ và sức sống của con người lao động

    III. Tổng kết

    1. Giá trị nội dung

    " Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người "thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.

    2. Giá trị nghệ thuật

    - Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể

    - Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao

    - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng..

    - Các địa danh gần gũi, nổi tiếng..

    IV. Câu hỏi– Đề ôn tập - Kiểm tra: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

    Đề số 1: Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

    Ở đâu năm cửa nàng ơi

    Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

    Sông nào bên đục, bên trong?

    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

    Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

    Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

    * * *

    Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

    Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng

    Nước sông Thương bên đục bên trong,

    Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh/

    Đèn Sòng thiêng nhất cứ Thanh

    Ở trên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

    1) Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

    2) Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì?

    3) Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nao? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.

    4. Một số bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước:

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đề số 2:

    Đề bài: Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

    Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

    Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

    Thân em như chẽn lúa đòng đòng

    Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

    1) Bài ca dao là lời của ai? Vì sao em biết?

    2) Khái quát nội dung chính của bài ca dao

    3) Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài? Tác dụng?

    Qua các biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh đẹp quê hương và nét đẹp của người con gái thôn quê.

    4) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài ca dao" Đứng bên ni đồng.. "trong đó có sử dụng từ láy và 1 biện pháp tu từ đã học.

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Mời các em đọc bài tiếp theo: Soạn bài: Những câu hát than thân –Đề ôn tập. Đọc bài ca dao, trả lời câu hỏi

    Chúc các em học tốt. Thân ái. Pikachu!
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng tám 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...