Soạn bài: Những câu hát than thân – có đề kiểm tra phần đọc hiểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 28 Tháng tám 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    I. Soạn bài: Những câu hát than thân – Câu hỏi đọc hiểu. Ngữ văn lớp 7

    1. Bài ca dao số 1

    (Đọc thêm)

    - Bài ca dao là lời than thân, trách phận của người nông dân trong xã hội cũ với cuộc sống long đong, lênh đênh, vất vả. Đồng thời, qua đó, tố cáo xã hội phong kiến bất công, là nỗi bất bình phản kháng của kẻ bị áp bức.

    2. Bài ca dao số 2

    Thương thay thân phận con tằm

    Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

    Thương thay lũ kiến li ti

    Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi

    Thương thay hạc lánh đường mây

    Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

    Thương thay con cuốc giữa trời

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe

    a. Soạn bài – Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu

    Câu 3 (trang 49 sgk)

    - Nghĩa cụm từ "Thương thay" : Chỉ tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót ở mức độ cao

    - Thương thay được lặp lại 4 lần. Ý nghĩa của sự lặp lại đó:

    + Mỗi lần sử dụng là một lần biểu đạt tình thương một con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau của thân phận người lao động

    + Sự lặp lại tô đậm niềm thương cảm, thương xót cuộc sống trăm bề khổ cực của người lao động

    + Sự lặp lại kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển

    Câu 4 (trang 49)

    Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua:

    + Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút đến cùng kiệt sức lực

    + Thương lũ kiến li ti là thương những thân phận nhỏ bé, suốt đời phải làm lụng và kiếm miếng ăn

    + Thương con hạc: Thương cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai

    + Thương con cuốc: Thương thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không có người động lòng, thương xót

    - Qua đó thể hiện tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công ngang trái trong cuộc sống

    b. Kết luận

    - Bài ca dao là lời than thân, trách phận của người nông dân về cuộc sống vất vả, nghèo khổ.

    - Bài ca dao sử dụng nghệ thuật điệp ngữ "thương thay" có tác dụng tô đậm thêm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc đời, số phận nhiều cay đắng, buồn tủi của người nông dâ. Nhằm kết nối và mở ra những nỗi thương cảm khác. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh con tằm, lũ kiến, hạc, con cuốc. Qua đó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu, làm nổi bật niềm thương cho những thân phận bất hạnh, nghèo, khổ cực nhiều bề của người nông dân nghè trong xã hội xưa. Họ như thân phân con tằm suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lao động; như thân phận con kiến nhỏ nhoi, suốt ngày vất vả, lam lũ ngược xuôi nhưng vẫn nghèo túng; như thân phân con hạc có cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng không có hi vọng của người lao động; như thân phận con cuốc thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau không đòi được lẽ công bằng của người lao động

    3. Bài ca dao số 3

    Thân em như trái bần trôi

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

    a. Soạn bài – Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu

    Câu 5 (Trang 49) Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em

    - Thân em như giếng giữa đàng

    Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

    - Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

    - Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

    - Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: Họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng..

    Câu 6 (trang 49) Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:

    - Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ "bần" (nghèo khó, bần cùng)

    - Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh

    - Qua đó thể hiện thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời

    b. Kết luận

    - Bài ca dao diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời cay đắng, lênh đênh, chòm nổi của người phụ nữu trong xã hội phong kiến. Họ không có quyến quyết định cuộc đời mình và bị lệ thuộc vào người khác.

    - Bài ca dao sử dụng cụm từ "thân em" vốn quen thuộc trong ca dao, dân ca khi nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa; hình ảnh so sánh đặc biệt – trái bần, gợi tính chất địa phương và cuộc sống lênh đênh, chìm nổi, vô định, không biết trôi dạt về đâu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

    III. Tổng kết

    1. Giá trị nội dung

    Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến

    2. Giá trị nghệ thuật

    - Thể thơ lục bát

    - Sử dụng hình ảnh nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh so sánh, ẩn dụ

    IV. Đề ôn tập. Đọc bài ca dao, trả lời câu hỏi - Ngữ văn lớp 7 (Đề văn có đáp án)

    Đề số 1. Đọc bài ca dao, trả lời câu hỏi


    Thương thay thân phận con tằm

    Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

    Thương thay con kiến li ti

    Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

    Thương thay hạc lánh đường mây

    Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

    Thương thay con quốc giữa trời

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

    1) Bài ca dao này là lời của ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

    2. Bài ca dao thể hiện cuộc đời và số phận của người nông dân ngày xưa như thế nào?

    3. Biện pháp nghệ thuật sử dụng? Tác dụng?

    4. Chép một vài bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò. Vì sao người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình?

    5. "Những câu hát than thân" thuộc kiểu văn bản gì?

    - Kiểu văn bản: Ca dao dân ca trữ tình

    6. Em hiểu cụm từ "thương thay" trong bài ca dao số 2 "Những câu hát than thân" như thế nào?

    Trả lời

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đề số 2. Đọc bài ca dao, trả lời câu hỏi

    Thân em như trái bần trôi

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

    1. Cho biết nội dung của bài ca dao trên. Bài ca dao là nỗi niềm tâm sự của ai?

    2. Em hiểu thế nào về ca dao dân ca

    3. Giá trị nhân đạo của bài ca dao được thể hiện như thế nào

    4. Chép ra một bài ca dao khác cũng có mô tuýp thân em

    5. Tìm, nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng?

    6. Từ bài ca dao trên, em hãy trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa và nay bằng một đoạn văn ngắn.

    Trả lời


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Mời các em học bài tiếp theo: Soạn bài: Những câu hát châm biếm - Đọc hiểu. Đề ôn tập - Ngữ văn lớp 7

    Chúc các em hoc tốt. Thân ái. Pikachu!
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...