Soạn bài: Những cánh buồm – Ngữ Văn 6, Sách Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 29 Tháng mười một 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Kiến thức Ngữ Văn

    *Tác giả

    - Hoàng Trung Thông (1925-1993), quê ở Nghệ An

    - Ông nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.

    - Phong cách sáng tác: Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.

    - Tác phẩm chính: Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng..

    [​IMG]

    *Văn bản

    - Thể loại: Thơ tự do

    - Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In năm 1964

    - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

    - Tóm tắt:

    Sau trận mưa đêm rả rích, ánh mặt trời rực rỡ trên mặt biển xanh trong vắt, cát vàng mịn hơn, hai cha con dắt tay nhau đi dạo dưới ánh mai hồng. Bóng hai người trải dài trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Bóng cậu con trai tròn trịa, chắc nịch. Cậu bé hỏi cha sao phía xa chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, thấy cây, thấy người ở? Người cha trả lời cứ theo cánh buồm đi xa mãi sẽ thấy cây cối, nhà cửa, nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đến. Cậu bé xin cha mượn cho mình cánh buồm trắng để đến được nơi xa đó. Câu hỏi ngây thơ của người con chứa đựng khao khát được đi khắp đó đây, khám phá những điều chưa biết về biển và cuộc sống, ước mơ của con gợi cho người cha nhớ đến chính mình với ước mơ và khát vọng đi xa, tìm hiểu cuộc sống ngày còn thơ ấu.

    - Bố cục: Gồm 3 phần:

    + Phần 1: Từ đầu đến "chắc nịch" : Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

    →Nội dung: Cha dắt con dạo trên bãi biển, cát minh, biển xanh, tình cha con càng khăng khít.

    → Nghệ thuật: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai (ánh mặt trời rực rỡ chảy trên cả vai của hai cha con) ; Điệp cấu trúc tăng tiến "Cát càng mịn, biển càng trong" (Bờ biển sau trận bão dữ dội trở về bình yên với màu sắc tươi sáng, màu vàng lan tỏa từ cả bãi cát, kết hợp với màu xanh trong của biển) ; "Cha dắt con đi"... "

    Cha lại dắt con đi"

    + Phần 2: Tiếp đến "để con đi..": Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

    - > thể hiện khát vọng của người cha từ thuở còn nhỏ nhưng chưa thực hiện được. Đồng thời người cha thấy mình trong chính ước mơ của con.

    + Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.

    Hình ảnh những cánh buồm: Ẩn dụ cho khát vọng khám phá. Cha mong muốn được khám phá những nơi cha chưa hề đi đến; cũng là mong ước được khám phá thế giới rộng lớn của con.

    * Giá trị nội dung:

    Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

    * Giá trị nghệ thuật:

    - Kết hợp các phương thức biểu cảm với tự sự, miêu tả

    - Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ.. sinh động, hấp dẫn.

    * Đặc trưng của thơ – đặc điểm nhận diện

    - Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.

    - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

    - Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.

    - Có phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu.. làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thẩm sâu của ý thơ.

    -Phân loại: Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời; Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện) ; Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài;..

    Hướng dẫn Soạn bài: Những cánh buồm – Ngữ Văn 6, Sách Chân trời sáng tạo

    Chuẩn bị đọc

    Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ vớ các bạn trong lớp.

    Trả lời:

    Đó là kỉ niệm năm lớp 3 em được bố mẹ đưa đi du lịch ở đảo Cát Bà. Suốt một tuần trước chuyến đi, em đã rất háo hức và mong chờ. Chuyến du lịch đó thật tuyệt vời và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong em. Lần đó, em đã được đi qua Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện dài nhất Việt Nam, chiêm ngưỡng công nghệ – kỹ thuật xây dựng hiện đại. Tại thiên đường biển này, em được tắm nắng trên bãi cát trắng và chèo thuyền Kayak, tham quan Đảo Khỉ. Đến đây, bữa nào, em cũng được ăn nhiều món hải sản ngon. Em rất ấn tượng về chuyến du lịch đó. Em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm thú vị này.

    *** Trải nghiệm cùng văn bản

    Câu 1. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ "Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới"?


    Trả lời:

    - Hai dòng thơ giúp em hình dung ra khung cảnh đẹp trên bờ biển. Đó là một buổi sáng bình minh trong trẻo, nắng hồng đẹp dịu, cha dắt con đi dạo trên bờ biển.

    + Cha lắng nghe những bước chân nhỏ bé của con, lòng hạnh phúc phơi phới như nghe những nốt nhạc vui tươi, ngân nga, trong trẻo.

    + Thời gian ánh mai hồng như một minh chứng cho hạnh phúc đơn sơ mà rất đỗi thiêng liêng của cha con.

    + Vẻ đẹp trong lành của thiên nhiên càng tô đẹp hình ảnh gắn bó, hạnh phúc đơn sơ của hai cha con.

    Câu 2. Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi.." thể hiện mong muốn gì của người con?

    Trả lời:

    - Hai câu thơ trên giống như lời thì thầm vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ của người con.

    - Lời thơ thể hiện khát vọng, mong ước khám phá biển, cuộc sống và thế giới rộng lớn của con

    - Hình ảnh cánh buồm "trắng" tượng trưng cho ước mơ tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên của con.

    Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"?

    Trả lời:

    Đọc câu thơ trên, em hiểu:

    - Người cha vô cùng vui sướng, hạnh phúc và như sống lại thời thơ ấu khi nhìn thấy những ước mơ, khát vọng thuở trướccủa mình trong lời mơ ước của con.

    - Thời thơ ấu, cha cũng có những ngày thơ ấu với những khát vọng đẹp giống như ước mơ của con hiện tại.

    - Cha bắt gặp những khát vọng ấy ở chính người con của mình nên nhen nhóm lên hi vọng những điều cha chưa làm được thì con sẽ thay cha làm. Con sẽ mang khát vọng của con và cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời.

    *** Suy ngẫm và phản hồi

    Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?


    Trả lời:

    Những dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là:

    - Mỗi dòng có số chữ rất ít (thường có 5 đến 7 chữ được viết theo thể thơ tự do).

    - Cả bài được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (thông thường mỗi đoạn có số câu chẵn: Cứ 4 câu chia thành một đoạn).

    - Từ ngữ được chọn lọc, trình bày ngắn gọn, súc tích, có tính gợi hình, gợi cảm cao.

    - Thể hiện qua giọng điệu, ngắt nhịp: Bài thơ được viết với giọng điệu trìu mến, thân thương.

    - Trong bài chỉ nêu những hình ảnh tiêu biểu, qua đó bộc lộ thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

    Câu 2. Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?

    Trả lời:

    Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ là:

    - Về từ ngữ: Nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc. Như: Ánh nắng chảy đầy vai.

    - Về hình ảnh: Bài thơ sử dụng những hình ảnh gần gũi, gợi sự thân thương và nhiều cảm xúc. Đó là:

    +Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo,

    +hình ảnh cánh buồm gợi cho người đọc những xúc cảm về ước mơ thuở nhỏ.

    - Về biện pháp tu từ:

    + Ẩn dụ (ánh mặt trời, bóng cha, bóng con, ánh nắng, cánh buồm)

    + Liệt kê (sẽ có cây, có cửa, có nhà)

    + Điệp từ (điệp từ "cha", "con")

    Câu 3. Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.

    Trả lời:

    *Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả.

    - Yếu tố tự sự: Cảm nghĩ, cảm xúc của nhân vật trữ tình vận động theo mạch kể chuyện.

    +Cụ thể: Cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện thông qua sự việc kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha.

    - Yếu tố miêu tả: Cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện thông qua các chi tiết tái hiện cụ thể về hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, về ánh nắng mai hồng, về hình ảnh những cánh buồm.

    * Tác dụng: Kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ có 3 tác dụng chính là:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm:

    Soạn Bài: Mây Và Sóng - Ngữ Văn 6, Sách Chân Trời Sáng Tạo
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...