Soạn bài: Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ - Ngữ văn 6 Sách Cánh Diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 22 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    * Kiến thức ngữ văn

    Về tác giả:


    - Nguyên Hồng (1918 – 1982). Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.

    - Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

    - Ông viết và thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938) ; Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938) ; Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong) ; Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

    - Trong các tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội phong kiến xưa được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm.

    - Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996

    - Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được mệnh danh là: Nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Hay: Nhà văn của những người cùng khổ.

    - Văn bản Trong lòng mẹ đã học được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu kể lại tuổi thơ cay đắng, đẫm nước mắt của chính nhà văn. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động.


    1. Chuẩn bị - trang 73

    Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý:

    a. Văn bản biết về vấn đề gì?

    Trả lời: Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng, một nhà văn có tuổi thơ bất hạnh nên các tác phẩm của ông luôn hướng về những người cùng khổ)

    b. Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?

    Trả lời: Ở văn bản này, nguời viết định thuyết phục rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ - vấn đề này nằm ở nhan đề bài viết

    c. Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?

    Trả lời: Để thuyết phục, người viết đã đưa ra lí lẽ, luận điểm:

    *Luận điểm 1: Nguyên Hồng là một nhà văn khá nhạy cảm, dễ xúc động (câu đầu đoạn 1- trang 73

    - Lí lẽ, dẫn chứng:

    +Ông đã khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng cùng mình chia ngọt sẻ bùi, ông khóc khi nghĩ tới đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn tổ quốc; khóc khi kể lại những khổ đau, oan trái khi kể lại những khổ đau của nhân vật.. ông đã khóc bao nhiêu lần

    *Luận điểm: Hoàn cảnh sống của ông luôn thiếu thốn, luôn khao khát tình yêu thương của người thân và dễ cảm thông với những người bất hạnh – đoạn 2 – trang 74

    - Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra:

    + Cha ông nghiện ngập, sau đó ông mồ côi cha năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, và phải đi làm ăn xa và thường không được gần con do bị gia đình chồng khinh ghét, xua đuổi

    + Dẫn chứng: Truyện Mợ du, hồi kí Những ngày thơ ấu chính cùng là những dòng cảm xúc, hồi tưởng về cuộc đời cay đắng, tủiv cực của tác giả.

    +Dẫn chứng: Ông vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những "nghề nhỏ mọn" ở vườn hoa, cổng chợ, bến tày.. (phần 3 – trang 74)

    +Dẫn chứng: Chất dân nghèo, lao động thể hiện rất rõ trong cách sinh hoạt, trong các sáng tác văn chương của ông (đoạn cuối – trang 75)


    4. Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.

    Trả lời:

    Tìm hiểu thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh – tác giả của bài viết này:

    - Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định.

    - Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Sau cách mạng tháng Tám, ông bước vào nghề giáo.

    - Năm 1960, ông được làm giảng viên giảng dạy tại trường Đại học ở Hà Nội.

    - Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.


    5. Vận dụng những hiểu biết sau khi học văn bản Trong lòng mẹ (bài 3) để đọc hiểu và tìm ra những thông tin được bổ sung khi học bài này.

    + Những thông tin được bổ sung thêm về tác giả trong bài này – các em xem ở phần đầu của bài soạn này!

    2. Hướng dẫn soạn phần Đọc hiểu: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ - Sách Cánh Diều

    A. Câu hỏi giữa bài:


    *Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết – trang 73

    Trả lời: Ý chính của phần 1 là chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động, là người có trái tim nhạy cảm – nội dung (luận điểm) này nằm ở câu 1 của phần 1

    * Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lĩ lẽ, bằng chứng – trang 74

    Trả lời: Ở phần 2, tác giả tập trung phân tích hoàn cảnh gia đình của nhà văn Nguyên Hồng thiếu thốn tình thương từ nhỏ nên khao khát tình thương và dễ cảm thông với người bất hạnh – nội dung (luận điểm) này nằm ở câu 1 của phần 2

    - Dẫn chứng: Cha ông nghiện ngập, sau đó ông mồ côi cha năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, và phải đi làm ăn xa và thường không được gần con do bị gia đình chồng khinh ghét, xua đuổi

    - Dẫn chứng, lí lẽ: Truyện Mợ du, hồi kí Những ngày thơ ấu chính cùng là những dòng cảm xúc, hồi tưởng về cuộc đời cay đắng, tủi cực của tác giả.


    * Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào – trang 74

    Trả lời: Các câu trong hổi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến, nhận định của tác giả bài viết là: Sự đồng cảm, xót thương với những người nghèo khồ hay cũng chính là tiếng lòng, khát khao của chính tác giả.

    * Đoạn (3) Cảnh ngộ ấy.. từ con cá, lá rau "làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng – trang 75

    Trả lời: Đoạn này làm rõ thêm sự bần cùng, khổ cực, tuổi thơ vất vả của tác giả. Từ tuổi cắp sách đến trường, ông đã phải tự lăn lộn với đời để tự kiến sống; ông vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những" nghề nhỏ mọn "ở vườn hoa, cổng chợ, bến tày..

    * Điều gì làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng? – trang 75

    Trả lời: Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông với tuổi thơ quá cay đắng, đau khổ, tủi cực, thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.

    * Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì? – trang 75

    Trả lời: Câu nói của bà Nguyên Hồng đã chứng tỏ: Chất dân nghèo, chất lao động thể hiện rất rõ trong cách sinh hoạt, trong các sáng tác văn chương của ông. Đó là phong cách sống của Nguyên hồng

    b) Câu hỏi cuối bài – trang 75

    (1). Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan để Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?

    Trả lời:

    - Văn bản viết về vấn đề: Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ (là nhan đề bài viết)

    - Nội dung của bài viết chính là nhan đề của tác phẩm: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ

    - Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là:

    + Một nhà văn của những kiếp người cùng khổ

    +Nguyên Hồng – nhà văn của những người lao động nghèo


    2. Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng" rất dễ xúc động, rất dễ khóc ", tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ:" Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt ";) ?

    Trả lời:

    Tác giả nên lên bằng chứng:

    + Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân

    + Khóc khi nhớ đến công ơn, quê hương, nhớ ơn Đảng và Bác hồ

    + Khóc khi kể lại những khổ đau oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần mà chính ông" hư cấu lên "


    3. Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng" rất dễ xúc động, rất dễ khóc". Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?

    Trả lời:

    Ý chính của phần 2, 3: Hoàn cảnh sống và tuổi thơ cơ cực, cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng

    4. Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?

    Trả lời:

    - Hiểu được đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng kể thật chân thực, cảm động về tuổi thơ bất hạnh, cay đắng, sống trong gia đình nặng tư tưởng phong kiến cổ hủ, bị hắt hủi, bị gieo rắc nhiều ý nghĩ cay độc và thiếu thốn tình thương của người thân.

    - Bài viết trên giúp người đọc hiểu hơn về tuổi thơ, tình cảm và suy nghĩ của nhân vật Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

    - Qua đó càng hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn Nguyên Hồng gửi gắm trong tác phẩm của mình.


    5. Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: Chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.

    Trả lời:

    Nguyên Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông là nhà văn của những người cùng khổ. Đọc các tác phẩm của ông, em đã cảm nhận được nhà văn có trái tim chan chứa tình yêu thương, đồng cảm với những con người bất hạnh bởi từ nhỏ, nhà văn đã sống cơ cực, bị bỏ đói liên tục và thiếu thốn của những người thân trong gia đình. Cha nghiện ngập, mất sớm, mẹ bị hắt hủi, khinh miệt, ruồng rẫy đành phải rời đi làm ăn xa. Từ khi còn đi học, ông đã phải tự mình bươn chải kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn nơi cổng chợ, bến tàu, chung đụng với mọi hạng người khố

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Soạn Văn 6 Bài: Vẻ Đẹp Của Một Bài Ca Dao – Sách Cánh Diều, Trang 76 - Việt Nam Overnight
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười 2021
  2. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
    5 sao cho bài của bạn*vno 12*
     
    Ngọc Đinh, Cute pikachuĐường Tinh thích bài này.
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Cảm ơn bạn nhiều nha. Love @Vice nek
     
    Jancyha thích bài này.
  4. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
    Ko có chi, chuyện nhỏ mà!
     
    Cute pikachu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...