Soạn bài Ngữ văn 11 - Sách Cánh Diều chi tiết, đầy đủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 14 Tháng bảy 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

    SÓNG - XUÂN QUỲNH

    1. Tìm hiểu chung


    A. Tác giả

    - Xuân Quỳnh (1942 - 1988)

    - Là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến

    - Đề tài chính:

    + Viết cho thiếu nhi

    + Viết về tình yêu

    B. Tác phẩm

    Hoàn cảnh sáng tác

    - Năm 1967

    - Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai, là khi thanh niên trai gái ào ào ra trận, cho nên đặt bài thơ trong hoàn cảnh ấy mới thấy rõ được nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu. - Sóng được viết trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh.

    - Tác phẩm được in trong tập "Hoa dọc chiến hào"

    2. Đọc hiểu văn bản

    Câu 1: Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?

    - Sóng sáng tác theo thể thơ 5 chữ với những câu thơ thay đổi nhịp liên tục

    - Các khổ thơ nối kết bằng cách hiệp vần từ câu cuối khổ xuống câu đầu khổ tiếp

    - Lối vận dụng hình ảnh thơ theo nguyên tắc hô ứng, trùng điệp, vế tiếp vế, câu tiếp câu..

    → Khiến bài thơ có âm điệu dào dạt: Lúc sôi nổi trào dâng, lúc thầm thì sâu lắng gợi âm hưởng những đợt sóng miên man vỗ vào bờ

    - Lắng nghe trong từng nhịp sóng cũng là nhịp điệu của tâm hồn con người với biết bao khát khao rạo rực yêu đương, muốn được giãi bày, muốn được sẻ chia.

    - Vậy là trước khi sóng hiện hình qua những hình ảnh cụ thể, ta đã nghe thấy tiếng sóng dạt dào qua âm điệu bài thơ

    Câu 2: Hình tượng sóng và em.

    A. Khổ 1, 2: Khát vọng tự do trong tình yêu của người con gái

    "Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ

    Sông không hiểu nổi mình

    Sóng tìm ra tận bể"


    - Bài thơ mở ra những trạng thái tâm hồn của chủ thể trữ tình, tìm thấy sự tương hợp giữa cảm xúc của người con gái khi yêu với những đặc tính vô cùng phức tạp của sóng biển

    - Nhân vật trữ tình đã thổ lộ một cách chân thành những cảm nhận về tính khí thất thường của sóng. Sóng – hiện tượng tự nhiên với muôn van trạng thái đối cực. Đối cực trong cường độ khi dữ dôi, lúc dịu êm; đối cực trong trạng thái: Khi ồn ào, lúc lặng lẽ xô vào bờ cát.

    - Một loạt hình ảnh tương phản vẽ nên trước mắt ta vô vàn những con sóng bao la của đại dương: Ở nơi này, sóng có thể lăn tăn, dịu dàng vỗ vào bờ cát; ở nơi kia sóng lại ồn lên với sức mạnh vô cùng. Đấy cũng là những trạng thái tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Lắng nghe trong nhịp điệu từng con sóng, nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ: Phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn trong tình yêu.

    - Quy luật tình cảm này đã được không ít các nhà thơ trên thế giới nói đến

    + Preruda

    "Khi chưa yêu em Anh mới sống cuộc đời một nửa

    Chưa biết nỗi đắng cay ngọt ngào

    Và sự lạnh lùng bốc lửa"

    + Pascal

    "Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí chẳng thể nào hiểu nổi"

    + Xuân Quỳnh – Thuyền và biển

    "Những đêm trăng hiền từ

    Biển như cô gái nhỏ

    Thầm thì gửi tâm tư

    Qua nan thuyền sóng vỗ

    Cũng có khi vô cớ

    Biển ào ạt xô thuyền

    Bởi tình yêu muôn thuở

    Có bao giờ đứng yên"

    - Như vậy, cảm xúc của con người khi yêu chứa những tình cảm phong phú và phức tạp

    - Thơ Xuân Quỳnh là vậy, luôn là sự đối lập giữa bình yên và bão tố, ngọt ngào và đắng cay. Chữ "và" trong câu thơ "Dữ dội và dịu êm", "Ồn ào và lặng lẽ" đã khẳng định những đặc tính đối lập nhưng thống nhất trong một bản thể: Trong sóng và trong tâm hồn em

    - Như vậy, tình yêu chứa đựng biết bao nhiêu cảm xúc. Những cảm xúc luôn luôn biến đổi. Chính vì thế đón nhận tình yêu, thấy hiểu tình yêu và tâm hồn người phụ nữ đang yêu đâu phải điều dễ dàng. Con sóng của Xuân Quỳnh sẵn sàng vượt khỏi không gian chật hẹp của dòng sông để tìm ra biển lớn với mong mỏi tìm được những lí giải tận cùng về tâm hồn mình khi yêu "Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận biển"

    - Sông – không gian chật hẹp, bé nhỏ của cái tôi cá nhân. Nếu chỉ khép mình trong không gian ấy "sóng chẳng thể hiểu" nổi mình. Vậy nên tìm ra tận biển. Cuộc hành trình của sóng hay chính là những khát vọng mạnh mẽ, lẫm liệt với những trăn trở, khao khát khám phá hết tâm hồn mình của người phụ nữ đang yêu

    - Đến với thơ Xuân Quỳnh, bạn đọc hơn một lần bắt gặp khát vọng tha thiết ấy

    "Núi cao bể rộng sông dài

    Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu"

    "Ôi con sóng ngày xưa

    Và ngày sau vẫn thế

    Nỗi khát vọng tình yêu

    Bồi hồi trong ngực trẻ"

    - Có lẽ chính vì thế những khát vọng của con sóng trong tâm hồn Xuân Quỳnh cũng trở thành khát vọng của những tâm hồn con người đang yêu

    - Nhà thơ đã sử dụng cả một hệ thống từ ngữ để khẳng định sự tồn tại muôn đời của những con sóng ấy: Ngày xưa, ngày sau, vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu, khát vọng lí giải chính trái tim mình khi yêu là khát vọng muôn đời bởi chị đã nhận thức "Bởi tình yêu muôn thưở Có bao giờ đứng yên"

    B. Khổ 3, 4: Khát khao lí giải tình yêu

    "Trước muôn trùng sóng bể

    Em nghĩ về anh, em

    Em nghĩ về biển lớn

    Từ nơi nào sóng lên?

    Sóng bắt đầu từ gió

    Gió bắt đầu từ đâu

    Em cũng không biết nữa

    Khi nào ta yêu nhau"

    - Từ nhận thức về sự phức tạp trong trái tim yêu của người phụ nữ, Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để lí giải xúc cảm trong tâm hồn của chính mình. Sóng là lời giãi bày những cung bậc cảm xúc phong phú đến kì lạ trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu

    - Trước tình yêu, con người luôn khát khao tìm về cội nguồn để lí giải tình cảm lớn lao kì diệu đang tràn ngập trái tim mình. Nhu cầu ấy càng trở nên tha thiết hơn khi con người đối diện với đại dương bao la

    "Trước muôn trùng sóng bể

    Em nghĩ về anh, em

    Em nghĩ về biển lớn

    Từ nơi nào sóng lên?"

    - Sóng và em, biển cả mênh mông và tình yêu vô tận đã đan cài, hòa quyện vào nhau thật khó tách rời. Dường như hình ảnh này gọi dậy hình ảnh kia: Nhìn sóng mà nghĩ đến tình yêu, cảm nhận về xúc cảm của tình yêu mà liên tưởng đến muôn vàn con sóng, những từ "em nghĩ" lặp đi lặp lại khiến lời thơ trùng xuống trong sự suy tư. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh trăn trở trước câu hỏi về sự khởi đầu của sóng và sự khởi nguồn của tình yêu: Từ nơi nào sóng lên và "khi nào ta yêu nhau?". Khoa học có thể lí giải ngọn nguồn của sóng "Sóng bắt đầu từ gió"

    - Nhưng nếu đi đến tận cùng nguồn gốc của tự nhiên thì cũng là điều khó lí giải

    "Gió bắt đầu từ đâu

    Em cũng không biết nữa"

    - Câu thơ "Em cũng không biết nữa" được đặt khéo léo giữa hai dòng thơ nói về nguồn gốc của sóng và nguồn gốc của tình yêu "Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau" - Phải chăng đấy là lời thú nhận chân thành của người phụ nữ về điều không thể của mình khi cố gắng lí giải đến tận cùng nguồn gốc của tình yêu. Tự nhiên có những điều bí ẩn và tình yêu cũng vậy. Lí giải được cội nguồn của nó thật khó biết bao nhiêu.

    + Chính Xuân Diệu đã từng thú nhận sự huyền bí của tình yêu

    "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu"

    + Và xa hơn, Ta-go cũng viết

    "Nhưng em ơi, trái tim anh là tình yêu

    Những vui sướng, khổ đau của nó là vô biên

    Những thiếu thốn, giàu sang của nó là trường cửu"

    Vậy nên "Em là nữ hoàng của vương quốc đó Nhưng em chẳng hiểu gì về biên giới của nó đâu"

    - Nguồn gốc tình yêu rất lạ lùng, khó ai có thể tìm thấy câu trả lời: Tình yêu bắt đầu từ đâu. Sự hấp dẫn, điều kì diệu của tình yêu là ở chỗ đó. Trong lời thơ của Xuân Quỳnh nghe vẳng một chất giọng trẻ trung, nũng nịu, dễ thương của người con gái. Người ta chỉ có thể nói thế khi yêu và được yêu

    C. Khổ 5, 6: Nỗi nhớ nhung trong tình yêu

    "Con sóng dưới lòng sâu

    Con sóng trên mặt nước

    Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức

    Dẫu xuôi về phương bắc

    Dẫu ngược về phương nam

    Nơi nào em cũng nghĩ

    Hướng về anh - một phương"

    - Cuộc hành trình của sóng tiếp tục đi vào khám phá những cung bậc cảm xúc của tình yêu để rồi tâm hồn người phụ nữ ấy nhận thấy tình yêu gắn liền với nhớ nhung da diết

    - Nỗi nhớ là cảm xúc thường trực của tình yêu. Điều ấy không phải là sự khám phá mới lạ của Xuân Quỳnh. Từ xa xưa, cha ông ta đã khẳng định quy luật này qua những vần ca dao

    + "Gió sao gió mát sau lưng

    Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này"

    Hay

    + "Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

    Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai"

    - Cũng không phải chỉ đến Xuân Quỳnh, hình tượng sóng mới được vận dụng để diễn tả nỗi nhớ, cảm xúc trong tình yêu. Xuân Diệu từng diễn tả

    "Như hồn mãi mãi ngàn năm không thỏa

    Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi"

    - Vậy mà nỗi nhớ chất đầy những cơn song trong thơ Xuân Quỳnh vẫn có những nét riêng. Nếu ở thơ Xuân Diệu chỉ xuất hiện nỗi nhớ thương của sóng thì ở thơ Xuân Quỳnh sử dụng biết bao kết cấu sóng đôi để diễn tả nỗi nhớ dâng trào, sóng nhớ bờ, em nhớ anh. Vì thế nỗi nhớ cứ dồn dập liên tiếp tựa như làn sóng cồn cào vỗ vào bờ cát tạo nên chiều sâu mãnh liệt của nỗi nhớ.

    - Nỗi nhớ nhung trào dâng ôm trùm cả không gian rộng lớn

    "Con sóng dưới lòng sâu

    Con sóng trên mặt nước

    Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ được."

    Dẫu "dưới lòng sâu" hay "trên mặt nước", con sóng luôn hướng về bờ cát kia. Giữa một không gian đầy rộng lớn, nỗi nhớ càng trở nên da diết, sâu sắc. Nỗi nhớ giữa không gian, giăng mắc cả thời gian. Con sóng – hay cũng là tiếng lòng của người con gái "Ngày đêm không ngủ được". Dẫu "dưới lòng sâu" hay "trên mặt nước", con sóng luôn hướng về bờ cát kia. Giữa một không gian đầy rộng lớn, nỗi nhớ càng trở nên da diết, sâu sắc. Nỗi nhớ giữa không gian, giăng mắc cả thời gian. Con sóng – hay cũng là tiếng lòng của người con gái "Ngày đêm không ngủ được".

    - Sóng nhớ bờ như em nhớ anh, nhớ giữa không gian bao la, nhớ hòa vào thời gian vô tận "Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương"

    - Ở đoạn thơ này, Xuân Quỳnh vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian: Ngược Bắc – xuôi Nam nhưng đến lời thơ của chị, cách dùng từ chỉ phương hướng có sự đảo ngược: Xuôi Bắc – ngược Nam. Trong cách dùng từ này, phải chăng tâm lòng người con gái khi yêu đang cất lên lời nhắn nhủ: Dù dòng đời có đảo điên, có xáo trộn đến thế nào thì anh vẫn là điểm cho em hướng về, là bến bờ cho em nương tựa

    - Dấu gạch ngang chia tách từ một phương đứng riêng một vế. Nó như khẳng định anh là phương duy nhất, là điểm tựa chẳng thế nào đổi thay dù cuộc đời có sóng gió thế nào. Trời có bốn phương tám hướng nhưng Xuân Quỳnh lại sáng tạo riêng cho mình: Phương anh.

    - Chẳng phải ngẫu nhiên là cụm từ "sóng nhớ", "em nhớ", "em nghĩ" cứ lặp đi lặp lại. Nỗi nhớ choáng hết bề rộng, bề sâu, của không gian và còn chiếm lĩnh cả thời gian vô tận. Sóng nhớ bờ "ngày đêm không ngủ được" còn "em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức". Nỗi nhớ ngự trị trong lòng con người từng giờ từng phút, tựa muôn ngàn con sóng cứ nối tiếp nhau vỗ vào bờ cát ngày đêm không dứt. Trạng thái của sóng biểu tượng cho nỗi lòng trăn trở, thao thức của con người trong tình yêu

    D. Khổ 7, 8, 9: Nỗi âu lo và sự cống hiến trong tình yêu

    "Ở ngoài kia đại dương

    Trăm ngàn con sóng đó

    Con nào chẳng tới bờ

    Dù muôn vời cách trở

    Cuộc đời tuy dài thế

    Năm tháng vẫn qua đi

    Như biển kia dẫu rộng

    Mây vẫn bay về xa"

    - Tâm hồn người phụ nữ sẵn sàng vượt mọi trở ngại của không gian và thời gian để vươn tới tình yêu. Bởi lẽ những con sóng ấy những trái tim yêu thương ấy, có một niềm tin vào tình yêu chung thủy

    - Một tình yêu son sắc bao giờ cũng có điểm dừng đó là người mình yêu. Lời thơ bộc lộ một tâm hồn phụ nữ hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của tình yêu và cuộc đời. Đúng là thơ Xuân Quỳnh luôn khẳng định một tình yêu đẹp: Vị tha, chung thủy, biết vượt lên những khát vọng chân chính, biết tin tưởng vào tương lai của cuộc sống, vào hạnh phúc của mình và của mọi người

    - Tuy nhiên, xúc cảm của người phụ nữ tựa như những cơn sóng với những trạng thái rất đối lập: Khi ồn ào, lúc lặng lẽ, khi dữ dội lúc dịu êm. Vậy nên, bên cạnh niềm hi vọng là cả những nỗi trăn trở, âu lo. Người phụ nữ sống trong bình yên mà vẫn luôn dự cảm về bão tố, sống trong hạnh phúc ngọt ngào mà luôn lo sợ bao nỗi đắng cay. Nên đối diện với đại dương, nữ thi sĩ càng thấm thía hơn bao giờ hết cái nhỏ nhoi, hữu hạn của đời người "Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn qua đi Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa"

    - Bốn dòng thơ được viết từ các cặp hình ảnh: Cuộc đời – năm tháng; biển – mây. Các cặp thơ được nối với nhau bằng những cặp từ đối lập: Tuy – vẫn, dẫu – vẫn. Bằng sự tương phản ấy, Xuân Quỳnh muốn tô đậm giới hạn không thể vượt qua của đời người, cuộc đời tuy dài nhưng năm tháng tuổi trẻ của con người thật là hữu hạn.

    - Nhưng điều đáng quí là càng thấm thía quy luật hữu hạn của tuổi trẻ, của đời người và của tình yêu bao nhiêu thì người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh lại càng khao khát hướng tới tình yêu vĩnh cửu bấy nhiêu

    - Hai tiếng làm sao chất chứa nỗi niềm ao ước, khát khao của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh mong mỏi mình tan biến thành trăm con sóng nhỏ. Sóng vỗ bờ rồi lại tan biến vào biển lớn, trong lòng biển sóng sẽ lại hồi sinh. Xuân Quỳnh ao ước mình như con sóng ấy. Người phụ nữ có thể vượt lên mọi giới hạn của cuộc đời, mọi sự nghiệt ngã trong quy luật tình yêu để sống hết mình cho tình yêu.

    - Hóa thân vào sóng, tan biến mình thành sóng, người phụ nữ được hòa mình vào biển lớn tình yêu, được hòa nhập vào tình yêu tuyệt đích để "ngàn năm còn vỗ", ngàn năm được sống trong những xúc cảm bồi hồi của một trái tim yêu. Quả thật, tình yêu đã giúp chị vượt qua những ám ảnh về sự hữu vô hữu hạn, vượt qua những dự cảm, những âu lo để trường tồn, vĩnh cửu với thời gian

    Câu 3: Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với trong ca dao hoặc văn học trung đại mà em biết?

    Ca dao từng viết

    + "Nhớ ai bồi hổi bồi hồi

    Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

    + "Khăn thương nhớ ai

    Khăn rơi xuống đất

    Khăn thương nhớ ai

    Khăn vắt trên vai

    Khăn thương nhớ ai

    Khăn chùi nước mắt

    Đèn thương nhớ ai

    Mà đèn không tắt

    Mắt thương nhớ ai

    Mắt ngủ không yên"

    - Nếu người con gái khi xưa gửi nỗi niềm thao thức của mình vào khăn, ngọn đèn, ánh mắt thì người con gái trong thơ Xuân Quỳnh lại nỗi niềm của mình vào sóng. Dường như nỗi nhớ trong thơ chị được nhân lên gấp nhiều lần bởi hình thức nghệ thuật sóng đôi ấy

    - Nếu người con gái khi xưa gửi nỗi niềm thao thức của mình vào khăn, ngọn đèn, ánh mắt thì người con gái trong thơ Xuân Quỳnh lại nỗi niềm của mình vào sóng. Dường như nỗi nhớ trong thơ chị được nhân lên gấp nhiều lần bởi hình thức nghệ thuật sóng đôi ấy

    - Khi người phụ nữ tế nhị gửi nỗi lòng sôi nổi của mình vào sóng, còn khi trái tim yêu nồng nàn, cảm xúc chẳng thể nào nén lại thì nhân vật em trực tiếp xuất hiện, thú nhận chân thành trái tim yêu của mình. Chính vì vậy, nỗi nhớ đã nhân lên gấp nhiều lần

    - Thơ Xuân Quỳnh là vậy, nồng nàn mà vẫn không kém phần tế nhị, duyên dáng, đằm thắm đôn hậu mà vẫn bừng lên nỗi khát khao mãnh liệt vô cùng. Cảm nhận và diễn tả cảm xúc tình yêu như thế chỉ có thể có được ở một tâm hồn luôn hướng tới một tình yêu chân thành và đắm say, bất diệt.

    Câu 4: Trong văn học Việt Nam hiện đại có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng "sóng" và "biển" để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm một số câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.

    Các bài thơ có hình tượng sóng – biển trong thơ hiện đại Việt Nam

    - Xuân Diệu từng diễn tả

    "Như hồn mãi mãi ngàn năm không thỏa

    Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi"

    - Vậy mà nỗi nhớ chất đầy những cơn sóng trong thơ Xuân Quỳnh vẫn có những nét riêng. Nếu ở thơ Xuân Diệu chỉ xuất hiện nỗi nhớ thương của sóng thì ở thơ Xuân Quỳnh sử dụng biết bao kết cấu sóng đôi để diễn tả nỗi nhớ dâng trào, sóng nhớ bờ, em nhớ anh. Vì thế nỗi nhớ cứ dồn dập liên tiếp tựa như làn sóng cồn cào vỗ vào bờ cát tạo nên chiều sâu mãnh liệt của nỗi nhớ.

    * Đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh

    NỘI DUNG

    Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Niềm khao khát về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tình yêu.

    NGHỆ THUẬT

    - Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu

    - Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng

    - Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính

    - Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ

    - Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản.. - Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

    VĂN BẢN ĐỌC: LỜI TIỄN DẶN (TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác phẩm.


    - "Tiễn dặn người yêu" (Nguyên văn tiếng Thái là Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái là một truyện thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số.

    - Bản dịch Mạc Phi, gồm 1846 câu thơ, trong đó có gần 400 câu tiễn dặn.

    - Tóm tắt: Truyện kể từ khi chàng trai và cô gái còn nằm trong bụng mẹ, cùng ra đời, cùng lớn lên, càng lớn càng quấn quýt nhau hơn. Chàng trai đã mang sính lễ đến xin ở rể nhưng cha mẹ cô gái chê anh nghèo và nhận lời gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng không thể cãi lời cha mẹ. Chàng trai quyết đi làm ăn xa và dặn cô gái đợi anh mang tiền về chuộc. Khi người chồng hết thời hạn ở rể', cô gái phải rời nhà cha mẹ để về nhà chồng. Chàng trai trở về thì mọi sự đã muộn. Anh đành chỉ biết dặn dò cô "hết lời, hết lẽ" và tiễn cô về tận nhà chồng. Chứng kiến cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, anh chăm sóc thuốc thang cho cô và càng ước mong có ngày cả hai được đoàn tụ. Vài năm sau, cô gái bị nhà chồng đuổi về nhưng vừa về nhà, cô lại bị cha mẹ bán đứt cho một nhà quan. Ở đây, cô gái đau khổ, trở nên ngẩn ngơ. Họ mang cô ra chợ bán, cô gái xinh đẹp ngày nào mà nay chỉ đổi ngang một bó lá dong. Người đổi được cô may sao lại là chàng trai năm xưa nhưng vì cô đổi khác quá nhiều, anh không nhận ra và chỉ coi cô như một kẻ hầu. Tủi phận, một ngày kia cô mang đàn môi, kỉ vật ngày xưa, ra thổi. Anh bàng hoàng nhận ra người yêu cũ và quyết định cưới cô làm vợ. Còn người vợ hiện tại được anh chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo.

    2. Đoạn trích

    - Phần 1 từ đầu đến "Không lấy được nhau thời trẻ, ta lấy nhau khi góa bụa về già" : Lời tiễn dặn của chàng trai khi anh tiễn cô về tận nhà chồng

    - Phần 2 tiếp theo đến hết: Lời khẳng định mối tình tha thiết bền chặt và tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến người yêu bị nhà chồng hắt hủi

    II. Đọc hiểu văn bản

    1. Phần 1. Lời tiễn dặn của chàng trai khi người yêu về nhà chồng


    A. Lời của chàng trai

    - Đau khổ, không đành lòng khi phải tiễn người yêu về nhà chồng

    Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

    Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại

    Chim nhạn dưới thấp nhủ anh quay đi, anh quay đi


    - Xót xa, cay đắng nhận ra tình yêu bị chia lìa, chưa trọn vẹn

    Chảo chốn rừng xanh nơi thưởng lui tới

    Nước đập bè chìm

    Sóng xô bé vỡ

    Bé chìm trôi ba suối mất rồi.

    Đôi ta yêu nhau chưa trọn một ngày

    Chưa đầy một khắc

    Của không mua lẽ đâu được giữ liền tay

    Chỉ cả liền với nước

    Chỉ lúa liền với ruộng

    Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi! "

    " Thác trào dâng ngang dòng củi vướng

    Gặp nhau đây thoắt bỗng chia lìa

    Đôi ta yêu nhau đợi đến tháng

    Năm lau nở

    Đợi mùa nước đôi cả về

    Đợi chim tăng lộ hót gọi hè


    - Lời hẹn thề tình yêu sắt son, chỉ cần có cơ hội sẽ luôn ở bên và gắn bó Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

    B. Lời của cô gái

    Em yêu bèn nói:

    – "Đừng vội anh, đừng vội

    Sao Khun Lu trên trời còn đợi

    Áng máy kia vương vẫn còn chờ

    Đôi ta xa nhau dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ

    Mưa sắp rơi ảo đồng có

    Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng

    Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng"


    - Níu kéo chàng trai, mong chàng trai đừng đi vội "Đừng vội anh, đừng vội" "Đừng bỏ em trơ trọi" "Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng"

    - Xót xa khi đôi lứa chia lìa "Đôi ta xa nhau dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ"

    ➔ Hai người sống trong tâm trạng đau buồn, khổ tâm, yêu nhưng không thể ở bên nhau.

    2. Phần 2 Thái độ và cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến cô gái bị hắt hủi ở nhà chồng

    Người xui con trai xuống đòn

    Chống lòng rộng không nỡ

    Dạ bao dong còn thương

    Con không đánh, bố bỏ cơm không dậy.

    Chồng em liền trợn mắt ra tay

    [..] − "Dậy đi em, dậy đi em ơi!

    - Cơ khổ thân em bụi lầm chôn vùi!"

    Anh ngỡ tưởng em mang "vui quên dậy.

    Dậy rũ áo kẻo bọ

    Dây phủi áo kéo làm!

    Đầu bù anh chải cho,

    Tóc rối dưa anh búi hột

    Anh chặt trẻ để đốt gióng dấu,

    Chặt tre dày, anh hun giống giữa,

    Lam ống thuốc này em uống khỏi đau.


    - Khi ở nhà chồng, tình cảnh của cô gái lầm vào bi thảm. Cô bị người chồng đánh đập, hành hạ dã man, tàn bạo, người chồng" trợn mắt ra tay "," vụt tới tấp "khiến cô" ngã lăn chiêng "," ngã lăn đùng "," ngã không kịp chống kịp gượng ".

    - Chứng kiến tình cảnh ấy, chàng trai vô cùng thương xót. Anh nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc, đi chặt tre làm ống thuốc cho chị" khỏi đau ". Những hành động đó thể hiện được sự xót xa, thương cảm đối với nỗi đau của người yêu, điều mà cô gái rất cần vào lúc này như cần một chỗ dựa tinh thần. Đồng thời, chàng trai đã nhắn nhủ và khẳng định với cô gái sống chết sẽ bên nhau mãi mãi, không gì có thể chia lìa.

    3. Phần 2 Lời khẳng định tình yêu son sắt, bền chặt của chàng trai với cô gái

    - Khuyên và mong chờ cô gái quay trở lại cùng mình xây dựng hạnh phúc

    Tơ rối đôi ta cùng gỡ,

    Tơ vỏ ta vuốt lại quay guồng.

    Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn

    Về với người ta thương thuở cũ.

    Chết ba năm hình còn treo đó;


    - Khẳng định tình yêu dẫu cho có chết cũng không chia lìa

    Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

    Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm

    Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung.

    Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

    Chết thành hồn, chung một mái, song song.


    - Điệp cụm" Chết thành, ta.."Dù có trở thành bất kì hình hài gì đi chăng nữa, vẫn luôn một lòng, một dạ gắn bó không rời.

    - Nhìn vào sự thật đắng cay khi đôi lứa phải chia lìa: Tình yêu ví von với Sao Hôm và Sao Mai, mối tình dở dang lỡ làng, dù thế nào cũng khó lòng tìm được nhau

    Hỡi gốc dưa yêu mọc ngoài cồn cát,

    Nước ngập gốc đáng lụi, đừng lụi

    Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh.

    Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng Lời đã trao thương không lạc mất

    Như bán trâu ngoài chợ.

    Như thu lúa muốn bông


    - Khẳng định tình yêu mãi không lay chuyển, dù có thế nào thì vẫn mãi mãi một lòng thủy chung.

    Ngay cả khi gió thổi đã tàn thì tình yêu ấy vẫn không thay đổi.

    Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,

    Bền chắc như vàng, như đá

    Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng.

    Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già,

    Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển

    Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe.


    ➔ Nhận xét về chàng trai: Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người trọng tình nghĩa, khát vọng được hạnh phúc, thể hiện tình yêu thủy chung của chàng trai dành cho cô gái. Ngoài ra, anh cũng có cách đối xử hết sức ân cần, dịu dàng trước hoàn cảnh của người yêu mình.

    4. Nghệ thuật đặc sắc

    - Những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc:

    + Vừa đi vừa ngoảnh lại

    Vừa đi vừa ngoái trông..

    + Chết ba năm hình con treo đó

    Chết thành sông vục nước uống mát lòng..

    Chết thành hồn, chung một mái song song.

    + Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

    Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già..

    - Thể hiện nghệ thuật bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với nhiều hình ảnh so sánh tương đồng, những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thủy chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi.

    - Tác giả chọn cách diễn đạt với hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi, nhằm thể hiện những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác.

    - Đồng thời các hình ảnh của người dân miền núi phù hợp với đặc điểm của truyện thơ dân gian với hình thức lưu truyền là truyền miệng.

    5. Chủ đề, thông điệp

    - Chủ đề: Khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc đôi lứa.

    - Tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp: Hãy loại bỏ các hủ tục phong kiến, ủng hộ những tình yêu, tình cảm chân thành và tác hợp cho những người yêu thương nhau.
     
    LieuDuong thích bài này.
  3. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

    THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: TÔI YÊU EM

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    - Aleksandr Sergeyevich Pushkin (A- lếch – xan - đơ Sơ - gơ - vích Puskin) : 1799 – 1837

    - Được mệnh danh là "Mặt trời của thi ca Nga"

    A. Cuộc đời - Thời đại:

    - Sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga bị đè nặng bởi chế độ nông nô chuyên chế

    - Xuất thân: Trong gia đình quý tộc tại Moscow

    B. Sự nghiệp

    - Thơ tình, tiểu thuyết, truyện ngắn

    + Hơn 800 bài thơ tình

    + Tiểu thuyết "Evgheni Oneghin" (1823- 1831)

    + Tập truyện ông Belkin (1830)

    + Người con gái viên đại úy (1836)

    - Tư tưởng: Tâm hồn nhân dân nước Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU, cũng là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống giản dị, chân thực "Thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thật thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính kì diệu" (Gogol)

    2. Tác phẩm

    A. Hoàn cảnh sáng tác

    - Có rất nhiều ý kiến về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm mà tới bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp thực sự. Tuy nhiên, có ba phương án được đưa ra về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

    - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ ảnh hưởng đến cách tiếp cận nội dung của bài. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì khi đọc bài thơ người đọc vẫn cảm nhận được tình yêu mãnh liệt và cao thượng của người đàn ông dành cho người phụ nữ mình yêu. Pushkin viết bài thơ này cho ai có lẽ chỉ mình ông mới giải đáp được.

    - Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Tiếng lòng đơn phương của người đàn ông dành cho người phụ nữ mà mình yêu thương

    B. Bố cục

    - Theo nguyên bản, bài thơ được viết liền thành 8 câu thơ không chia khổ

    - Theo bản dịch thơ chia làm 2 phần (4 câu đầu và 4 câu sau)

    C. Nhan đề

    - Bài thơ vốn không có tiêu đề, dịch giả Thúy Toàn đã lấy điệp khúc "Tôi yêu em" để đặt nhan đề cho tác phẩm

    - Đại từ "tôi"

    + Có thể là Pushkin

    + Có thể là bất cứ trái tim yêu nào của một người con trai nào dành cho cô gái mình yêu

    - Cặp xưng hô "tôi" – "em"

    + Gợi khoảng cách xa cách trong mối quan hệ

    + Gợi lên mối quan hệ tình yêu đơn phương

    II. Đọc hiểu văn bản

    1. Nội dung đặc sắc

    A. Bốn câu đầu

    * Câu 1 và câu 2

    - Mở đầu bài thơ là lời khẳng định tình yêu "Tôi yêu em" : Gợi mối quan hệ vừa gần gũi, vừa xa cách, vừa tha thiết đằm thắm lại vừa đơn phương dang dở

    - Bản nguyên tác "Tôi đã yêu cô" / Bản dịch thơ "Tôi yêu em" "đến nay" : Tôi vẫn luôn yêu em, chưa bao giờ thay đổi

    - Sự giằng co giữa lý trí và tình cảm. Lý trí muốn đẩy "tình yêu" vào quá khứ, xa cách mình với người yêu

    - Giọng thơ trong bản dịch thơ có phần dè dặt, ngại ngùng "chừng có thể" "chưa hẳn đã"... "

    Ngọn lửa tình" "Chưa hẳn đã tàn phai" – "Trong tâm hồn tôi lụi tắt" "Chưa hoàn toàn" : Tình yêu như ngọn lửa tình âm ỉ thiêu đốt trái tim chàng trai

    ➔ Hai câu đầu giãi bày tình cảm tâm tư của chàng trai, tình yêu âm thầm, chân thành, thủy chung, chứ không phải là sự nhất thời

    * Câu thơ 3 và 4

    - Đến hai câu thơ sau nhà thơ vấp phải sự giằng co giữa lý trí và tình cảm một cách mãnh liệt

    - Từ "nhưng" cùng với những từ mạnh đã thể hiện quyết tâm "Không để em bận lòng thêm nữa" "Hay lòng em phải gợn bóng u hoài" (Bản dịch nghĩa "Không muốn làm cô buồn", "Không làm cô lo lắng") thể hiện sự gồng lên của lý trí để thoát ra, đoạn tuyệt với tình trạng lưỡng phân ở hai câu đầu.

    - Đằng sau sự mạnh mẽ quả quyết là sự dằn vặt đau đớn trong tâm hồn. Đó là nỗi buồn của người yêu đơn phương, nỗi niềm không muốn làm phiền lòng người con gái mình yêu thương

    ➔ Lý trí trỗi dậy nhưng bị kìm nén bởi tình cảm dạt dào

    Tiếu kết: Chàng trai có tình cảm thật chân thành nhưng lại vị tha và bao dung chấp nhận rời xa người mình yêu, không muốn làm phiền người mình yêu.

    B. Bốn câu sau

    * Câu 5 và 6

    - Theo đúng quy luật tình cảm, cảm xúc càng mãnh liệt càng được bộc lộ mãnh liệt hơn

    - Lời tỏ tình "Tôi yêu em" (Bản dịch: Tôi đã yêu cô ") được lặp lại

    - Nhịp điệu nhanh, dồn dập, với trạng ngữ chỉ thời gian" lúc "," khi "

    - Một loạt các cung bậc cảm xúc trong tình yêu: Âm thầm, không hy vọng, rụt rè, hậm hực lòng ghen

    Phức tạp, đa dạng, nhiều trạng thái khác nhau.

    + Ghen là một trạng thái của tình yêu, được coi là 1 gia vị của tình yêu, có thể nói không ghen không được coi là yêu. Tuy nhiên, ghen chỉ nên được coi là" gia vị "của" bữa tiệc "tình yêu mà thôi)

    - Những biểu hiện hướng ngoại mà không thoát ra ngoài được đầy bức bối ấy kết hợp với cách điệp, láy như dằn mạnh từng vế của các cặp sắc thái xuống dường như có hàm ý trách cứ dù là vô cớ.

    ➔ Một tâm hồn yêu đương cháy bỏng, rạo rực, đầy nhiệt huyết.

    * Câu 7 và 8

    - Câu thơ thứ bảy láy lại lời khẳng định tình yêu, một cách trọn vẹn nhất, nhấn mạnh hai sắc thái: Chân thành, đằm thắm

    Chàng trai vượt qua nỗi ghen tuông ích kỷ, nỗi buồn u ám để khẳng định tình yêu

    - Sau tất cả những lời thơ khẳng định tình yêu chân thành của mình, tưởng như chàng trai sẽ cầu hôn cô gái yêu mình hoặc cho rằng sẽ không ai yêu em nhiều như tôi yêu em thì kết thúc lại là một lời chúc: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Hạnh phúc của người mình yêu được nhắc đến ở câu 3 – 4, đó cũng là mong muốn tình cảm khi lắng lại ở câu thơ thứ 7, tình yêu chân thành đằm thắm thực chất là mong người mình yêu được hạnh phúc

    ➔ Mâu thuẫn lý trí và tình cảm hòa quyện với nhau hóa giải mâu thuẫn làm câu thơ cuối đầy tính nhân văn trong tình yêu. Đằng sau lời chúc ấy là sự ẩn hiện của cái tôi đầy bao dung và vị tha. Sự thừa nhận" người khác "kết tinh vẻ đẹp cao thượng đến tột cùng của lý trí xong đồng thời cũng là sự đau đớn đến cùng cực của tâm hồn

    Tiếu kết: Tình yêu cao thượng lên ngôi, chiến thắng sự vị kỷ. Vì người mình yêu mà chấp nhận đớn đau.

    2. Nghệ thuật đặc sắc

    - Cụm từ" tôi yêu em "trở thành điệp khúc trong bài thơ.

    + Điệp khúc" tôi yêu em "trong câu thơ" Tôi yêu em: Đến nay chừng có thể "thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.

    + Điệp khúc" tôi yêu em "trong câu thơ" Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng "thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều khiển của lí trí nữa.

    + Điệp khúc" tôi yêu em "trong hai dòng thơ cuối thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

    3. Quan niệm về tình yêu của tác giả

    - Trong hai dòng thơ kết, ta có thể thấy được sự cao thượng, trong sáng, chân thành trong tình yêu, bước ra khỏi mối tình vô vọng chính là cách để tôn trọng người phụ nữ ông yêu, đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Qua đó, thể hiện lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái.

    - Nhân vật" tôi"là người hiểu biết, thấu hiểu chuyện trong tình yêu, ta thấy được ông thể hiện tình yêu sâu sắc và tâm hồn cao thượng trong tình yêu, sẵn sàng hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc, được vui vẻ, dẫu điều đó có khiến lòng ông đau đớn, tổn thương vô cùng.
     
    LieuDuong thích bài này.
  4. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

    THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU - NỖI NIỀM TƯƠNG TƯ (Trích Bích Câu kì ngộ - Vũ Quốc Trân)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác phẩm

    - Bích Câu kì ngộ (Sự gặp gỡ lạ lùng ở đất Bích Câu)

    - Tác giả: Tác phẩm nguyên là truyện viết bằng chữ Hán, được cho là của Đoàn Thị Điểm, về sau được dịch ra truyện thơ Nôm và phổ biến rộng rãi. Trước đây, nhiều người cho rằng truyện thơ này là của một tác giả khuyết danh, nhưng theo các nhà nghiên cứu hiện nay thì người sáng tác truyện thơ là Vũ Quốc Trân (? –), người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải - Dương, từng sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỉ XIX.

    - Nội dung chính: Chuyện kể về một thư sinh ở vào đời Lê Thánh Tôn' tên gọi Trần Tú Uyên. Cha mẹ mất sớm, chàng dựng nhà ở giữa hồ Bích Câu để chuyên tâm đèn sách. Trong một dịp tình cờ, khi đi hội ở chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp được một cô gái đẹp như tiên giáng trần, bèn đi theo thì nàng chợt biến mất không rõ tung tích, nên chàng mắc bệnh tương tư. Sau đó, Tú Uyên mua được một bức tranh vẽ hình mĩ nữ hệt như người chàng đã gặp, mang về treo trong nhà. Một thời gian sau, lúc nào từ trường về nhà, Tú Uyên cũng thấy cơm nước sẵn sàng. Chàng rình xem, thấy mĩ nhân trong tranh bước ra, vội chạy vào chào hỏi. Người con gái xưng là tiên nữ Giáng Kiều, nguyện cùng chàng kết nhân duyên. Hai người sống với nhau hạnh phúc được ba năm, song Tú Uyên dần trở nên nghiện rượu. Giáng Kiều khuyên chồng không được, bèn bỏ về tiên giới. Tú Uyên hối hận, sinh ra sầu não, đau ốm, định quyên sinh. Đúng lúc ấy, Giảng Kiều hiện ra, tha lỗi cho chồng, hai vợ chồng nối lại duyên xưa. Từ đó, Tú Uyên nghe lời vợ chuyên tâm tu đạo. Cuối cùng, có đôi chim hạc từ trên mây bay xuống đưa hai vợ chồng về cõi tiên.

    - Mô hình cốt truyện: *Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) → Tai biến (Lưu lạc) → Đoàn tụ (Đoàn viên)

    2. Đoạn trích:

    - Nội dung chính: Diễn tả tâm tư của Tú Uyên sau khi gặp người đẹp ở hội chùa Ngọc Hồ

    - Nhan đề Nỗi niềm tương tư: Nói về hành động, cử chỉ của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết.

    II. Đọc hiểu văn bản

    1. Tâm trạng tương tư của Tú Uyên

    - Khi trở về nhà, chàng đem lòng thương nhớ, tương tư bất kể ngày lẫn đêm:

    Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

    Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.

    Nỗi nàng canh cánh nào quên,

    Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!

    Bướm kia vương lấy sầu hoa,

    Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!


    - Ta có thể thấy được nét si tình ở chàng Tú Uyên, chỉ vì một giây trông thấy, mà giường như chàng đã cả một đời nhớ thương. Chàng si mê nàng đến nỗi "ngơ ngẩn", đến nỗi đèn thông cháy đã cạn mà chàng vẫn thao thức chưa ngủ được "giấc hòe chưa nên". Chàng nghĩ về người con gái xinh đẹp đó phải chăng là tiên nữ, biết bao giờ mới được gặp lại.

    - Nỗi nhớ người trong mộng không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ:

    Có khi gảy khúc đàn tranh,

    Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân.

    Cầu hoàng tay lựa nên vần,

    Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào!

    Có khi chuốc chén rượu đào,

    Tiệc mời chưa cạn, ngọc giao đã đầy.

    Hơi men không nhấp mà say,

    Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.

    Có khi ngồi suốt năm canh,

    Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kình nện sương.

    Lặng nghe những tiếng đoạn trường,

    Lửa tình dễ đốt, sông Tương khôn hàn.

    Có đêm ngắm bóng trăn tàn,

    Tiếng chiêm hót sớm, trận nhàn bay khuya.


    + Từ "có" lặp đi lặp lại 4 lần thể hiện những hành động của Tú Uyên khi không thể không nghĩ về người thiếu nữ đó. Chàng nhớ nàng chỉ nghĩ thôi chưa đủ, phải "gảy nên khúc đàn tranh" mong nàng nghe được tấm chân tình này, giống như cô gái Văn Quân khi nghe được tiếng đàn "Cầu hoàng" của Tương Như nên phải lòng đi theo. Phải mượn men say của "chén rượu đào" để thổ lộ tâm tư thầm kín hay chính là "mượn rượu để tỏ tình". Tú Uyên mong được uống với nàng chén "ngọc giao" để kết duyên đôi lứa.

    + Lúc này chàng say nhưng lại không phải say rượu, cơn say này được ví như "mùi nhớ" hay chính là say ân tình với nàng tiên nữ. Chàng còn phải "ngồi suốt năm canh" để nghe những "tiếng đoạn trường", vì không biết bao giờ mới có thể gặp được người thương nên chàng nhớ mong, đau đớn như đứt từng khúc ruột.

    + Đặc biệt, tác giả dựa vào tuyền thuyết hai người vợ Nga Hoàn và Nữ Anh cùng khóc thảm thiết trên sông Tương Giang khi Vua Thuần mất để dùng từ "sông Tương" ví với nước mắt, nước mắt ở đây là nước mắt của Tú Uyên khi để lạc mất người mình hằng mong nhớ, lạc mất đi cả cuộc đời. Chàng còn ngồi "ngắm bóng trăng tàn", hy vọng về một chút tin tức của nàng.

    - Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn "ngổn ngang" không ngơi: Ngổn ngang cảnh nọ tình kia, Nỗi riêng, riêng biết, dã đề với ai! Vui xuân chung cảnh một trời, Sầu xuân riêng nặng một người tương tư

    2. Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản

    - Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích: Điệp cấu trúc "Có khi..".

    - Sử dụng các điển tích, điển cố mang đậm tính chất truyện nôm bác học

    - Việc sử dụng liên tiếp cấu trúc đó giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên, nỗi nhớ ấy không nguôi, ngày đêm mơ tưởng đến bóng dáng người thiếu nữ ấy.

    3. Đặc điểm truyện thơ trong văn bản

    - Về yếu tố tự sự: Đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.

    - Về yếu tố trữ tình: Truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.
     
    LieuDuong thích bài này.
  5. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

    THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP LẶP CẤU TRÚC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Lí thuyết

    - Lặp cấu trúc (còn gọi: Lập cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.

    - Ví dụ:

    Chỉ cả liền với nước

    Chỉ lúa liền với ruộng

    Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!

    (Tiễn dặn người yêu)

    - Trong ví dụ trên, việc lặp lại cấu trúc "Chỉ A liền với B" ở hai dòng thơ đầu vừa nhấn mạnh sự gắn bó giữa những sự vật khó chia lìa nhau vừa tạo sự liên kết giữa hai dòng thơ, đem lại ấn tượng về một không gian trải dài.

    - Lặp cấu trúc thường được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ văn chương.

    2. Giải bài tập

    Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1) : Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu) ? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy.

    A) Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại Chim nhạn dưới thấp bay quanh nhủ anh quay đi, anh quay đi

    B) Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng?

    C) Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau màu đông không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già

    Hướng dẫn:

    A) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc "anh quay lại", "anh quay đi" Tác dụng: Góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

    B) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc "Đừng bỏ em" Tác dụng: Giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

    C) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc "không lấy được.. ta sẽ lấy nhau" Tác dụng: Giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

    Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1) : Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

    A) Trời xanh đây là của chúng ta

    Núi rừng đây là của chúng ta

    Những cánh đồng thơm mát

    Những ngả đường bát ngát

    Những dòng sông đò nặng phù sa.

    (Nguyễn Đình Thi)

    B) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.. (Vũ Bằng)

    C) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

    (Trương Quốc Khánh)

    D) Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài. (Nguyễn Huy Tưởng)

    Hướng dẫn:

    A) Lặp cấu trúc ".. là của chúng ta", "những.."

    Tác dụng: Góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.

    B) Lặp cấu trúc "mùa xuân"

    Tác dụng: Nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nêm tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

    C) Lặp cấu trúc "nếu là.. tôi sẽ là.."

    Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.

    D) Lặp cấu trúc ".. vì ông"

    Tác dụng: Giọng văn trở nên đanh thép, hùng hồn tuyên bố và nhấn mạnh những việc làm sai trái, tội ác của "ông" gây ra.

    Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1) : Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc.

    Hướng dẫn:

    Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.

    Trong khổ thơ:

    Trước muôn trùng sóng bể

    Em nghĩ về anh, em

    Em nghĩ về biển lớn

    Từ nơi nào sóng lên?

    Nhìn thấy sóng, "em nghĩ về anh, em". Bằng biện pháp lặp cấu trúc "em nghĩ về" đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới "anh". Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. "Em", "anh" và "sóng" có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.
     
    LieuDuong thích bài này.
  6. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 11

    Đang Cánh diều mà

    BÀI 2: CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ

    THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU TRÀNG GIANG - HUY CẬN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    - Huy Cận (1919 -2005), là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới và có nhiều đóng góp xuất sắc cho thơ ca CM Việt Nam.

    - Thơ giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm xúc về vũ trụ, luôn thể hiện khát khao hòa điệu với cuộc đời và tạo vật.

    - Thơ Huy Cận tạo sự cân bằng hiếm có giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại, giữa chất lãng mạn và tượng trưng.

    2. Văn bản

    - In trong tập Lửa thiêng

    - Cảm hứng được khơi dậy từ những buổi chiều tác giả ngắm cảnh mênh mang của sông Hồng ở vùng Chèm – Vẽ vào mùa thu năm 1939.

    - Thể loại: Thất ngôn trường thiên

    II. Khám phá văn bản

    1. Nhan đề và lời đề từ:

    a. Nhan đề "Tràng giang"

    - Âm Hán -Việt thường gặp trong thơ Đường.

    + Gợi sắc thái trang nhã, cổ kính.

    + Gợi liên tưởng về con sông lớn dài, rộng.

    - Điệp âm "ang" liền nhau "âm điệu gợi ra không gian mênh mang, bát ngát của con sông dài, rộng.

    b. Lời đề từ:" Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài "

    - Cảm xúc: Bâng khuâng, nhớ là tâm trạng

    II. Khám phá văn bản

    1. Nhan đề và lời đề từ:

    a. Nhan đề" Tràng giang "

    - Âm Hán -Việt thường gặp trong thơ Đường.

    + Gợi sắc thái trang nhã, cổ kính.

    + Gợi liên tưởng về con sông lớn dài, rộng.

    - Điệp âm" ang "liền nhau" âm điệu gợi ra không gian mênh mang, bát ngát của con sông dài, rộng.

    b. Lời đề từ: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"

    - Cảm xúc: Bâng khuâng, nhớ là tâm trạng buồn, cô đơn.

    - Không gian: Trời rộng, sông dài không gian mênh mông, rộng lớn.

    → Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát, báo hiệu trạng thái tinh thần bao trùm bài thơ vừa trực tiếp khai mở dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trước không gian rộng lớn và trước cuộc đời.

    2. Tràng giang – dòng sông hữu hình, dòng sông suy tưởng

    - Khung cảnh dòng sông thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ: Sóng gợn, tràng giang, nước song song, thuyền về, nước lại, cồn nhỏ, làng xa, nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng, bến cô liêu, bờ xanh bãi vàng..

    Cảnh không gian rộng lớn, mênh mông vô tận, nhưng vắng vẻ, cô đơn đến rợn ngợp.

    - Tràng giang– dòng sông của cảm xúc tâm hồn – dòng sông suy tưởng: Buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, củi một cành khô, lơ thơ, đìu hiu, vãn chợ chiều..

    Cảnh gợi buồn, nỗi buồn như nhân lên, vương vãi khắp không gian rộng lớn, bến sông vắng vẻ cô đơn, vạn vật, con người trở nên bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, lạc loài giữa mênh mông đất trời. Dường như không có bóng dáng của cuộc sống con người, chỉ có thiên nhiên buồn vắng, hoang vu.

    + "Lòng quê dờn dợn vời con nước

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

    → Khẳng định rất rõ không có khói sóng mà vẫn đượm buồn → nỗi nhớ quê hương da diết và luôn thường trực trong lòng nhà thơ.

    Nỗi buồn của Huy Cận là nỗi buồn của một cái tôi cá nhân khát khao hòa nhập với cuộc đời và đó cũng là nỗi buồn của thế hệ thanh niên trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc → Lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ.

    Nhận xét: Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi: Có dòng "tràng giang" thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và dòng "tràng giang" tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.

    3. Vài nét về nghệ thuật:

    - Tương phản, đối lập: Vũ trụ thì bao la, vô tận còn con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi, thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.

    - Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm hưởng cổ kính (10 lần/16 dòng thơ, cách ngắt nhịp truyền thống: 3/4).

    - Tạo ra cách kết hợp từ mới: buồn điệp điệp, nước song song, sâu chót vót, niềm thân mật, sầu trăm ngả; cú pháp khác lạ: nắng xuống, trời lên, thuyền về, nước lại..

    - Biện pháp nghệ thuật tượng trưng: củi một cành khô lạc mấy dòng, bến cô liêu, chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa.

    - Thơ mới lãng mạn nhưng mang đậm dấu ấn Đường thi → vừa cổ điển vừa hiện đại:

    + Cổ điển:

    ▪ Các hình ảnh: sông nước, hoàng hôn, cánh chim, con thuyền.. → quen thuộc trong thơ cổ

    ▪ Hệ thống từ Hán Việt: tràng giang, cô liêu..

    ▪ "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc" – "Tái thượng phong vân tiếp địa âm" (Mặt đất mây đùn cửa ải xa) –Đỗ Phủ

    ▪ "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" – "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai).

    + Hiện đại:

    ▪ Từ sáng tạo: sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn..

    ▪ Cách diễn đạt phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ

    ▪ Cành củi khô, bèo, bến đò, chợ chiều, cầu: Hình ảnh quen thuộc, thân thiết với người Việt Nam.

    III. Tổng kết

    1. Nghệ thuật:

    - Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại

    - Nghệ thuật tương phản, đối

    - Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình: Nắng xuống.. chót vót

    - Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

    2. Nội dung

    - Tràng giang là nỗi sầu vũ trụ, nhưng chủ yếu vẫn là nỗi buồn thương về cuộc đời, kiếp người, nỗi sầu nhân thế. Đằng sau tâm trạng buồn, cô đơn là niềm khao khát sự sống, khao khát hòa hợp, cảm thông →nỗi nhớ quê của người xa xứ - tâm trạng của một lớp người trong hoàn cảnh bế tắc đương thời.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 9 Tháng chín 2023
  7. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 11

    BÀI 2: CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ

    ĐỌC HIỂU: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    a. Cuộc đời

    - A- lếch – xan- đrơ- Xéc- ghê- ê – vich Pus – kin (1799- 1837) là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

    - Sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời, sớm bộc lộ thiên hướng văn chương, bắt đầu sáng tác thơ văn từ khi lên 7, 8 tuổi.

    - Những vần thơ của ông ca ngợi tự do, chống lại chế độ nông nô chuyên chế của chính quyền Nga Hoàng.

    - Năm 1820 – 1823, Pus – kin bị lưu đày xuống Phương Nam.

    - Năm 1824 – 1826, Pus – kin bị đày ngược lên một trang trại hẻo lánh ở Phương Bắc.

    - Đến giữa năm 1826, Pus – kin mới được mãn hạn tù đày.

    - Ông qua đời năm 1837 trong một cuộc đấu súng.

    b. Sự nghiệp sáng tác

    - Các tác phẩm chính

    + Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823-1831;..

    + Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp, 1825;..

    + Trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820; Người tù Cáp-ca-dơ, 1821;..

    + Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân, 1830; Con đầm pích, 1833..

    - Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là "Mặt trời của thi ca Nga" (Léc-môn-tốp).

    - Về nội dung: Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga → Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là "bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX".

    - Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

    2. Văn bản

    a. Hoàn cảnh sáng tác

    - Tháng 12 năm 1925, một cuộc khởi nghĩa do đông đảo những người trí thức tiến bộ lãnh đạo chống lại chế độ nông nô chuyên chế đã nổ ra rộng khắp trên đất nước Nga.

    - Đầu năm 1826, cuộc khởi nghĩa Nga Hoàng dập tắt. Vào mùa đông năm ấy, nỗi buồn riêng của nhà thơ ở nơi đày ải, nỗi buồn chung của nhân dân sau thất bại của cuộc khởi nghĩa, cùng ý chí và khát vọng vượt qua những giây phút tủi buồn trong hành trình cuộc sống riêng tư, cũng như của dân tộc, đã trở thành nguồn cảm hứng để Pus – kin sáng tác nên bài thơ Con đường mùa đông.

    b. Thê loại

    Thơ trữ tình

    c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    D. Bố cục :3 đoạn

    +Đoạn 1 (Khổ 1, 2, 3) : Nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông.

    + Đoạn 2 (Khổ 4) : Cảnh vật và vận động tâm tưởng của người lữ hành

    +Đoạn 3 (Khổ 5, 6, 7) : Điểm tựa tinh thần và khát khao hạnh phúc của con người.

    d. So sánh bản dịch thơ và dịch nghĩa

    + Bản dịch thơ có ưu điểm về vần điệu, nhịp điệu có khả năng tá động mạnh đến cảm xúc người đọc song lời thơ dịch đôi khi xa với nguyên tác. Bản dịch nghĩa thô ráp song lại có thể trung thành với nguyên tác hơn.

    + Khổ 1: Những từ "xuyên qua"; "nhô ra"; "dội" có hàm nghĩa vận động vượt qua sức cản.

    + Khổ 2: Từ "lao nhanh" cũng là vượt qua những trở ngại của con đường khó đi mùa đông chứ không phải là băng đi một cách dễ dàng trên đường bằng phẳng.

    + Khổ 4: Tương phản về ánh sáng – màu sắc "mái lều" – "ánh lửa" sẽ rõ hơn nếu lưu ý đó là "mái lều thẫm đen" và cụm từ "ngược chiều tôi" bị lược đi trong vế sau của khổ thơ đặc biệt quan trọng để hiểu tâm tưởng nhân vật trữ tình vận động về phía trước cùng cỗ xe bỏ lại sau những cột cây số.

    + Khổ 5: Lời than trong nguyên tác bao quát cả hai sắc thái khác nhau của nỗi buồn chứ thực ra không có từ "cô lẻ" và hình tượng Nhi –na tỏa sáng giữa hai từ "ngày mai" được lặp lại trong nguyên tác

    + Khổ 6: Cụm từ "sẽ hòa tất vòng quay đều đặn của mình" chỉ ra ý thức về quy luật vận động của thời gian xua đi lũ người phát ngấy mà không rẽ chia đôi lứa lúc nửa đêm để hạnh phúc tình yêu còn đọng lại.

    + Khổ 7: Cũng cần lưu ý một số từ bị lược đi trong bản dịch thơ: Sau lời than là ý thức về con đường "của tôi" – đường tôi đi dù "tẻ ngắt" nhưng sứ mệnh của tôi là phải vững bước trên con đường ấy.

    II. Khám phá văn bản

    1. Nhan đề bài thơ:

    - "Con đường" gợi ý niệm về sự vận động về hành trình cuộc đời, còn "mùa đông" gợi cảm xúc giá lạnh – nỗi buồn.

    - Ý nghĩa: Qua đó tác giả thể hiện nỗi buồn và vận động có hướng vừa đồng hành với nhau vừa thể hiện sự xung đột – con đường duy trì vận động theo một hướng đi có thể mâu thuẫn với nỗi buồn lạnh giá của mà đông dân lên trong lòng như một trở ngại. Từ đó toát lên một câu hỏi "Làm thế nào để nỗi buồn không còn là trở ngại trong hành trình trên con đường mùa đông lạnh vắng?"

    2. Đoạn 1: Nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông.

    a. Khổ 1

    - Thời gian: Đêm khuya mùa đông

    - Không gian: Cánh đồng bao la

    - Hình ảnh: làn sương gợn sóng, mảnh trăng mờ ảo, cánh đồng buồn..

    → bức tranh mùa đông lạnh lẽo, mênh mông, hiu quạnh tô đậm nỗi buồn của nhân vật trữ tình.

    - Từ ngữ:

    + Động từ gợn: Sự chuyển động nhẹ nhàng của màn sương

    + Động từ: Xuyên, nhô: Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng

    + Từ láy: Buồn bã: Diễn tả những tia sáng yếu ớt, hiu hắt trên cánh đồng u buồn.

    →Khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình nhưng ảm đảm, u buồn. Qua đó nhân vật trữ tình cũng bộc lộ tâm trạng hết sức buồn bã của mình. Một nỗi buồn tê tái càng khiến cho cảnh vật và tâm trạng con người như hòa quyện vào nhau.

    b. Khổ 2, 3

    - Con đường mùa đông vắng lặng u buồn

    - Cỗ xe tam mã đang lăn bánh vun vút: Diễn tả sự trôi chảy không ngừng của thời gian

    - Âm thanh của tiếng lục lạc rung lên từng hồi đơn điệu, tẻ nhạt chứa đầy sự mệt mỏi qua nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

    - Bài ca của người xà ích chứa đựng cả niềm vui mừng khôn xiết và cả nỗi buồn nặng đìu hiu.

    → Mỗi âm thanh, hình ảnh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn của nhân vật trữ tình vừa cho thấy hướng vận động của NVTT để vượt qua những khó khăn trên đường. Nỗi buồn thời thế hòa với sự cô đơn của thân phận.

    3. Đoạn 2: Cảnh vật và vận động tâm tưởng của người lữ hành

    - Từ phủ định không: Một mái lều, ánh lửa: Nhấn mạnh không gian đìu hiu, haong vu

    - Thiên nhiên Nga hiện lên qua tuyết trắng, những cánh rừng..

    - Hình ảnh "những cột dài cây số" là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời, ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người.

    - Ở khổ thứ 4 ta thấy có sự tương phản bên ngoài về ánh sáng và màu sắc của những hình ảnh "ánh lửa" – "mái lều"; "rừng sâu" – "tuyết trắng"..

    => Sự tương phản giữa tâm cảnh và ngoại cảnh xác định vận động tâm tưởng của NVTT tách ra khỏi cảnh vật bên ngoài của thực tại. Những "cột cây số" đơn độc, tẻ ngắt, sau khi "rơi vào tầm mắt" của người lữ hành lập tức bị bỏ lại phía sau bởi người lữ hành không ngừng chuyển động về phía trước. Tương phản trong chuyển động "ngược chiều" nhau giữa cảnh vật và người lữ hành ở đây không chỉ nhấn mạnh sự tách biệt tâm tưởng của người lữ hành ra khỏi cảnh vật bên ngoài mà còn nhấn mạnh hướng vận động không ngừng về phía trước.

    4. Đoạn 3: Điểm tựa tinh thần và khát khao hạnh phúc của con người.

    a. Khổ 5, 6

    - Không gian: bên lò lửa đỏ

    - Thời gian: ngày mai, đêm đông

    - Hình ảnh: lò lửa, ngày mai, Nhi – na

    - Âm thanh: kim đồng hồ

    - Câu cảm thán "Ôi buồn đau, ôi cô lẻ.." : Sự thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt kết nối tâm tưởng NVTT với cô gái Nga yêu thương ở một không gian nhỏ, hẹp, bình yên, ấm áp nơi có lò lửa đỏ, có tiếng đồng hồ kêu tích tắc.

    → NVTT lúc này đang tận hưởng tâm trạng nhớ thương của người lữ khách. Nhà thơ không truyệt vọng, không bi luỵ. Nhà thơ tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu. Hi vọng được trở về gặp lại người yêu. Trong tuyết lạnh mà nghĩ về lò lửa, mái ấm hạnh phúc gia đình, trong chia ly mà nghĩ đến đoàn tụ, trong xa vắng mà hy vọng trở về gặp Nhi – na – người yêu thương.

    b. Khổ 7

    - Hình ảnh chiếc xe ngựa cùng bác xà ích lặp lại, tạo nên kết cấu vòng tròn tương ứng cho bài thơ.

    - "Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng": Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống →Nỗi buồn không bi lụy mà hóa thành tình yêu cuộc sống, khát vọng tự do, niềm tin vào tương lai tươi sáng.

    Những hình tượng xe tam mã, bài ca của người xà ích, mái lều, ánh lửa, Nhi – na có ý nghĩa như điểm tựa nâng đỡ tâm hồn người lữ khách một đêm trăng mờ sương trên con đường màu đông tuyết trắng, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt.

    III. Tổng kết

    1. Nội dung

    Văn bản chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc: Buồn- vui, tĩnh – động, sáng – tối.. trong tuyết lạnh nhân vật trữ tình vẫn nghĩ về lửa đỏ, mái ấm gia đình hạnh phúc, trong chia ly lại nghĩ đến sum họp, trong xa vắng mà hi vọng gặp người thương. Niềm khao khát ấy khiến cho nhân vật trữ tình không uỷ mị mà lại càng tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp và luôn tin tưởng mình có thể vượt lên số phận. Nỗi buồn bao trùm cả bài thơ nhưng đó là nỗi buồn trong sáng giúp thanh lọc tâm hồn. Một nỗi buồn mang dấu ấn rất Pus – kin

    2. Nghệ thuật

    - Thể thơ tự do mạch thơ chuyển động theo trình tự không gian, thời gian.

    - Câu tứ, ngôn từ, hình ảnh thơ chân thực, giản dị

    3. Cấu tứ của bài thơ

    - Cấu tứ của bài thơ rất độc đáo. Chủ đề chính của bài thơ là tâm trạng của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông lạnh lẽo. Cùng với đó là cách sắp xếp ý, chọn lọc ý hết sức tài tình của tác giả. Tâm trạng của nhân vật trữ tình đi từ buồn chán, tẻ nhạt rồi đến cuối bài thơ, vẫn là những sự vật ấy nhưng trạng thái đã khác, càng buồn hơn nhưng trong đó vẫn ẩn chứa một niềm hy vọng mong manh về một ngày sẽ trở về.

    - Bài thơ khác cùng kiểu cấu tứ với bài "Con đường mùa đông" là bài thơ "Tuyết nhấp nhô như sóng" của Puskin.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...