Soạn bài: Lời tiễn dặn - Ngữ văn 11, Cánh diều Tri thức ngữ văn Tác phẩm Tiễn dặn người yêu - Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái là truyện thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số. - Dung lượng: 1846 câu thơ. - Nội dung: Chàng trai - nhân vật trong tác phẩm đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đoạn trích Lời tiễn dặn - Vị trí: Khởi đầu quãng đời cô gái bị ép gả về nhà chồng => Bi kịch tình yêu – hôn nhân và khát vọng tình yêu thuỷ chung, hạnh phúc. - Nội dung: Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh cô bị chính người chồng đánh đập. - Nghệ thuật: Kết hợp tự sự và trữ tình; chất dân tộc và màu sắc miền núi của tác phẩm; tâm trạng nhân vật thể hiện qua lời kể chuyện của chính nhân vật trong tác phẩm. Nhan đề Lời tiễn dặn: những lời căn dặn của chàng trai khi cô gái về nhà chồng; nhan đề đã thể hiện tình cảm, sự luyến lưu, không nỡ rời xa của chàng trai, cô gái. Gợi ý trả lời câu hỏi SGK trang 15 - Sách Cánh diều - tập 1 Câu 1: Trong phần 1 của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Qua những lời nói ấy, em hãy cho biết hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào? Gợi ý: - Chàng trai, cô gái nói với nhau về tình cảnh của hai người: Họ yêu nhau chưa được bao lâu thì cô gái bị ép gả lấy người khác. Chàng trai tiễn đưa người yêu về nhà chồng. Trên đường đi, cô gái thổ lộ tâm trạng cô đơn, thương nhớ; chàng trai an ủi, động viên cô bằng những lời ước hẹn. - Qua đó, có thể thấy các nhân vật đang trong tâm trạng đau khổ, xót xa, lưu luyến không nỡ rời xa. Họ gửi gắm mơ ước sum họp vào tương lai. Câu 2: Khi ở nhà chồng, tình cảnh của cô gái ra sao? Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến cảnh đó. Gợi ý: – Hoàn cảnh của cô gái khi ở nhà chồng: Bị hắt hủi, đánh đập tàn nhẫn: Cô bị người chồng đánh đập, hành hạ dã man, tàn bạo, người chồng "trợn mắt ra tay", "vụt tới tấp" khiến cô "ngã lăn chiêng", "ngã lăn đùng", "ngã không kịp chống kịp gượng". – Cử chỉ, thái độ của chàng trai: + Xót xa, thương cảm: "Cơ khổ thân em bụi lấm chôn vùi" + Ân cần chăm sóc, an ủi, vỗ về: "Dậy đi em.. búi hộ" + Làm thuốc cho cô gái uống: "Anh chặt tre.. khỏi đau" + Động viên, chia sẻ làm chỗ dựa tinh thần cho cô gái: "Tơ rối đôi ta.. cán thuôn". Tâm trạng, thái độ của chàng trai thể hiện niềm xót xa, thương cảm sâu sắc của anh đối với nỗi đau của cô gái. Câu 3: Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào? Gợi ý: - Lời chàng trai dặn dò cô gái, cũng là lời khẳng định tình yêu son sắt của chàng trai: + Khẳng định tình yêu dẫu cho có chết cũng không chia lìa "Chết ba năm.. song song." + Khẳng định tình yêu mãi không lay chuyển, dù có thế nào thì vẫn mãi mãi một lòng thủy chung "Lời đã trao.. không nghe" - Qua đó, có thể thấy chàng trai là người có những phẩm chất tốt đẹp: Giàu tình nghĩa, khát khao hạnh phúc, thuỷ chung trong tình yêu; giàu nghị lực. (Giàu nghĩa tình: Thấu hiểu nỗi đau khổ của người yêu; quan tâm chu đáo đối với người mình yêu khi chứng kiến người yêu bị hành hạ, đánh đập; Thuỷ chung son sắt trong tình yêu.. Giàu nghị lực: Trong đau khổ vẫn không tuyệt vọng, vẫn an ủi, động viên người yêu với ước hẹn tương lai hai người sẽ kết duyên đôi lứa "Đôi ta yêu nhau đợi đến tháng năm lau nở.. góa bụa về già") Câu 4: Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong phần 2 của đoạn trích. Gợi ý: - Biện pháp lặp cấu trúc: + Chỉ cá liền với nước/Chỉ lúa liền với ruộng. + Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng/Đừng bỏ em giữa dòng thác trào dâng. + Đôi ta yêu nhau đợi đến tháng năm lau nở/Đợi mùa nước đỏ cá về/Đợi chim tăng ló hót gọi hè/Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/Không lấy nhau được thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già." + Chết ba năm hình còn treo đó/Chết thành sông, vục nước uống mát lòng/.. Chết thành hồn, chung một mái, song song. + Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng/yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già. - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự thủy chung son sắt trong tình yêu của chàng trai và cô gái, đồng thời khẳng định khao khát được đoàn tụ của họ. + Tăng tính nhạc, sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ. Câu 5: Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó. Gợi ý: + Hình ảnh từ đời sống tự nhiên: Cá - nước, lúa - ruộng, mùa nước đỏ - cá về, chim tăng ló - gọi hè, chết thành sông - nước uống mát lòng, chết thành đất – dây trầu xanh thẳm, chết thành bèo – trôi nổi ao chung.. + Hình ảnh từ đời sống sinh hoạt: Chết thành muôi - múc xuống cùng bát, + Hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống người dân miền núi: Chim chích trên cao lượn vòng, chim nhạn bay quanh nhà, nước đập bè chìm, sóng xô bè vỡ.. Tác dụng: Làm đậm màu sắc dân tộc (hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống xã hội; hình tượng nhân vật với ngôn ngữ, tâm lí, tính cách của người dân miền núi). Câu 6: Theo em, qua đoạn trích Lời tiễn dặn, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Gợi ý: Đoạn trích thể hiện nhiều thông điệp: + Khát vọng hạnh phúc và tình yêu chung thủy, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu. + Những đau khổ trong tình yêu và hôn nhân của người dân tộc miền núi trong xã hội cũ. + Sự phản kháng tập tục hôn nhân lạc hậu của người Thái xưa và khát vọng giải phóng khỏi tập tục hôn nhân đó. - Ý nghĩa của thông điệp với cuộc sống hôm nay: + Sự thuỷ chung là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu đôi lứa. + Quan niệm về tình yêu và hôn nhân lành mạnh là vấn đề mang tính thời sự với lớp trẻ hiện nay. + Giải phóng đồng bào miền núi khỏi tập tục lạc hậu, xây dựng xã hội văn minh, tiến