Soạn bài: Lễ hội Đền Hùng - Ngữ Văn 10, Cánh diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 13 Tháng hai 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Văn bản Lễ hội Đền Hùng cung cấp cho người đọc những thông tin chính, ngắn gọn về lễ hội Đền Hùng như: Thời gian khai hội; địa điểm diễn ra phần Lễ, phần Hội; tính chất, quan điểm tổ chức của BTC lễ hội; hướng dẫn cho người tham gia. Qua đó, gián tiếp giáo dục nhận thức (bồi đắp kiến thức về lễ hội Đền Hùng), đạo đức (uống nước nhớ nguồn) ; thái độ, lối sống văn minh khi tham gia lễ hội.

    Văn bản có sự kết hợp nhiều phương thức: Chữ, hình ảnh, con số, kí hiệu, bản đồ, màu sắc.


    Soạn bài: Lễ hội Đền Hùng - Ngữ Văn 10, Cánh diều

    Câu 1 . Quan sát hai bản tin (a và b), từ đó nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức trình bày của hai bản tin này.

    Gợi ý:

    Về nội dung, cả 2 bản tin đều thông tin về lễ hội đền Hùng 2019, với các hoạt động trong lễ hội. Tuy nhiên, nếu bản tin 1 tập trung thông tin về lễ khai mạc thì bản tin 2 thông tin về thời gian, địa điểm diễn ra các hoạt động, các cam kết của BTC và hướng dẫn cho khách tham dự.

    Về hình thức, cả hai bản tin đều kết hợp kênh chữ và kênh hình, song nếu bản tin 1 là bản tin truyền thống, tin chữ là chính thì bản tin 2 là văn bản dạng inforgraphic, có hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu.

    [​IMG]

    Câu 2. Nội dung chính của mỗi bản tin là gì?

    Gợi ý:

    Nội dung chính của bản tin 1 là thông tin về lễ khai mạc đã diễn ra tại quảng trường Hùng Vương (Việt Trì, Phú Thọ) với sự tham dự của nhiều người và các hoạt động phong phú. Trong khi đó, bản tin 2 đưa các thông tin lưu ý cần thiết về lễ hội đền Hùng (sẽ diễn ra) để những người tham dự biết và thực hiện (như thời gian, địa điểm diễn ra các hoạt động, các cam kết của BTC và hướng dẫn di chuyển).

    Câu 3. Hãy nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản.

    Gợi ý:

    Giúp cho việc đưa tin của các văn bản sống động hơn. Những thông tin chính trở nên nổi bật, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp nhận đối với độc giả. Nhất là thông tin về hướng dẫn di chuyển được trực quan hóa bằng sơ đồ.

    Câu 4. Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?

    Gợi ý:

    - Vui tươi, phấn khởi. VD: Mặc dù chưa đến ngày chính hội Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch nhưng hàng nghìn người đã kéo tới để tận hưởng không khí rộn ràng, nô nức của buổi khai mạc hay Buổi lễ còn có màn bắn pháo hoa đặc sắc kéo dài 5 phút đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng các du khách và nhân dân địa phương (Bản tin 1)

    - Thái độ trân trọng, thể hiện ở ngôn ngữ, giọng điệu nghiêm trang, thành kính. VD: "Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng được tổ chức tại đền Thượng, các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương". (Bản tin 2)

    - Đồng tình, ủng hộ, đề cao văn hóa lễ hội thể hiện qua việc dành khoảng 40% dung lượng văn bản để trình bày các biểu hiện văn hóa của lễ hội cũng như sử dụng điệp ngữ từ, điệp ngữ phủ định ( "không" -5 lần. "Không để" -4 lần) nhấn mạnh quyết tâm hành động của Ban tổ chức trong việc xây dựng một môi trường văn minh trong lễ hội. (Bản tin 2)

    Câu 5. Theo em, ưu điểm và hạn chế của mỗi dạng bản tin trên là gì? Vì sao?

    Gợi ý:

    - Bản tin 1:

    + Ưu điểm: Dễ thực hiện vì chủ yếu là kênh chữ.

    + Hạn chế: Kém sinh động, hấp dẫn.

    - Bản tin 2:

    + Ưu điểm: Sinh động, hấp dẫn.

    + Hạn chế: Khó thực hiện và tốn thời gian hơn vì đòi hỏi yếu tố kĩ thuật.
     
    chiqudollTiên Nhi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng mười hai 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Cách đọc văn bản thông tin: Đọc tiêu đề và những đề mục lớn để nắm bắt thông tin chung về văn bản; đọc hiểu kênh chữ và các phương thức phi ngôn ngữ khác để tiếp nhận thông tin miêu tả, sự kiện, và suy nghĩ về quan điểm, thái độ của người viết; đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc; trong và sau quá trình đọc cần liên hệ, kết nối kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân và vận dụng thông tin đã thu nhận vào thực tiễn đời sống.
     
    Tiên Nhi, chiqudollMẩu Tũn thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng mười hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...