Soạn bài Làm một bài thơ lục bát - Ngữ văn 6 Sách Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 27 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    *** Định hướng chung – Cách làm một bài thơ lục bát

    (Kiến thức ngữ văn)


    Mỗi chúng ta, ai cũng có kỉ niệm, cảm xúc ấn tượng về sự vật, hiện tượng xung quanh. Và thật thú vị nếu những kỉ niệm, cảm xúc ấn tượng ấy được thể hiện mượt mà trong thể thơ dân tộc – thể thơ lục bát. Tuy rằng sáng tác một bài thơ không phải là điều dễ dàng. Nhưng việc thử sức sáng tác để xuất hiện một bài thơ thì quả thật là một điều kì diệu. Vậy làm thơ lục bát như thế nào cho hay, ấn tượng, lôi cuốn người đọc?

    - Trước hết các em cần hình dung, liên tưởng về đề tài em định viết.

    - Bắt đầu viết dòng lục đầu tiên về hình ảnh gợi ấn tượng sâu đậm nhất trong cảm xúc, suy nghĩ của em.

    - Viết những cặp lục bát tiếp theo.

    - Có thể kết thúc bài thơ khi em đã bộc lộ được ý tưởng một cách tương đối trọn vẹn.

    - Đọc to thành tiếng để bản thân cảm nhận rõ hơn về vần, nhịp và từ ngữ, hình ảnh trong các dòng thơ.

    - Sau đó chỉnh sửa để đảm bảo số tiếng, vần, ngắt nhịp theo đúng quy định của thể thơ lục bát. Tập sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, dùng từ láy, tính từ đẹp, ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.

    - Sau khi em đã hoàn thành, hãy tìm một nhan đề thích hợp cho bài thơ.

    - Chỉnh sửa lỗi chính tả (nếu có) và trình bày, diễn đạt.

    A. Hướng dẫn phân tích kiểu băn bản – Soạn Văn 6 bài: Làm một bài thơ lục bát - trang 70, Sách Chân trời sáng tạo

    Chăn trâu đốt lửa

    Chăn trâu đốt lửa trên đồng

    Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều

    Mải mê đuổi một con diều

    Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

    (Đồng Đức Bốn, Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, NXB Hội nhà văn, 2006)

    * Tìm hiểu Nội dung:

    - Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăm trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều đông có gió. Bài thơ ngắn nhưng tứ thơ rất hay: Mê thả diều để củ khoai nướng, có thể là bữa ăn đạm bạc của trẻ chăn trâu, cháy thành tro.

    + Khung cảnh trong bài thơ là cánh đồng miền Bắc sau vụ gặt đông. Hai câu đầu là phần dẫn nhập, cái cớ để tứ thơ xuất hiện. Hồn của bài thơ (tứ thơ) nằm trong 2 câu cuối

    - Ý nghĩa bài thơ: Nhiều khi chạy theo những cái viển vông, bay cao tít trên trời mà quên đi những thứ thiết thực, gắn bó với cuộc sống, ngay trên mặt đất. Nhưngđó chính là niềm vui, hạnh phúc mà vật chất không thể tạo ra được. Chứng tỏ tác giả có cái nhìn về cuộc sống rất phóng khoáng nhưng cũng không kém phần sâu sắc.

    * Tìm hiểu Nghệ thuật:

    - Tứ thơ bình dị mà lại độc đáo, phép ẩn dụ ấn tượng, dễ thương.

    ** Hướng dẫn trả lời câu hỏi –trang 72 - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

    Câu 1. Trang 72 Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

    Trả lời

    Cách ngắt nhịp của dòng thơ 8 chữ thường là nhịp chẵn, nhịp 4/4. Nhưng ở bài thơ này thì là3/3/2 "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát

    - Tác dụng: Nhằm diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ về khoảnh khắc bâng khuâng về một buổi chăm trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều đông có gió, khi hoàng hôn buông xuống. Tứ thơ rất hay: Mê thả diều để củ khoai nướng cháy thành tro.

    Câu 2 - trang 72 Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:

    Trả lời

    * Sự hiệp vần: Đồng – đông, nhiều – diều – chiều.

    * Sự phối thanh: Hài hòa, đảm bảo đúng quy định:

    Chăn (B) trâu (B) đốt (T) lửa (T) trên (T) đồng (T)

    Rạ (T) rơm (B) thì (B) ít (T), gió (T) đông (B) thì (B) nhiều (B)

    Mải (T) mê (B) đuổi (T) một (T) con (B) diều (B)

    Củ (T) khoai (B) nướng (T) để (T) cả (T) chiều (B) thành (B) tro (B).

    Câu 3 - trang 72 Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

    Trả lời

    - Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết chọn lọc, một vài nét tiêu biểu. Đó là các sự vật: Chăn trâu, đốt lửa, thả diều, nướng khoai với những nét cảnh sắc tiêu biểu như gió đông, hoàng hôn.

    - Việc sử dụng các chi tiết chọn lọc, chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi hình, gợi cảm đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả. Gợi cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ nhớ về buổi chăm trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều đông có gió.

    Câu 4 - trang 72 Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

    Trả lời

    Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ là gián tiếp. Vì trong bài thơ không có từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc; mà cảm xúc của tác giả được gửi gắm gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, khoai nướng thành tro trong khoảnh khắc gió đông, hoàng hôn đang dần buông xuống.

    Câu 5 trang 72 Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?

    Trả lời:

    Nét độc đáo của bài thơ là ngoài việc chọn đề tài kỉ niệm tuổi thơ chăn trâu đốt lửa với các hình ảnh tiêu biểu, chọn lọ; thì tác giả còn sử dụng hình thức nghệ thuật ấn tượng: Thể thơ lục bát; phép đối lập giữa ít - nhiều, giữa rạ rơm (hữu hình) với gió đông (vô hình) ; hình ảnh sự liên tưởng độc đáo: Củ khoai nướng bị cháy hồng rực đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.

    Câu 6 – trang 72 Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

    Trả lời

    Từ tìm hiểu bài thơ, em học được nhiều kinh nghiệm làm thơ lục bát. Đó là:

    - Về chủ đề: Là cảm xúc, kỉ niệm sâu sắc của mình

    - Về thể loại: Bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ

    - Về vần, nhịp, thanh điệu: Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

    B. Hướng dẫn quy trình viết – trang 72 (Soạn văn 6 bài: Làm một bài thơ lục bát Sách Chân trời sáng tạo)

    Đề bài: Em hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự vật mà em từng được chứng kiến


    Bài làm:

    Bước 1: Xác định đề tài:

    - Đó là cảm xúc, suy tư về những cái đã nhìn thấy, cảm nhận hoặc tưởng tượng

    Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

    - Là những gì để lại cho em cảm xúc sâu sắc

    - Phát triển ý tưởng: Liệt kê tát cả các hình dung, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng về đề tài em định viết.

    Bước 3: Làm thơ lục bát:

    - Lần lượt thể hiện các cảm xúc, ý tưởng thành thơ

    Ví dụ - tham khảo

    Thu tàn trời đã sang đông

    Bồi hồi tấm dạ nhớ mong cô thầy

    Người trao ước vọng hôm nay

    Chắp thêm đôi cánh em bay vào đời

    Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

    C. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – trang 76, Văn 6 Chân trời sáng tạo

    Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (đoạn văn 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

    Bài làm mẫu: Cảm xúc của em về bài thơ lục bát:

    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

    Núi cao biển rộng mênh mông

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    Kho tàng ca dao Việt Nam có nhiều bài dặc sắc ca ngợi công cha nghĩa mẹ. Trong đó, bài ca dao "Công cha như núi ngất trời" ca ngợi công ơn trời bể của cha mẹ đã làm em xúc động nhất. Ở cặp câu đầu, tác giả dân

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Tham khảo:

    Viết Đoạn Văn Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao Công Cha Như Núi Ngất Trời

    Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao: Công Cha Như Núi Ngất Trời

    Soạn Bài 3 Ôn Tập - Ngữ Văn 6 Trang 79 - Sách Chân Trời Sáng Tạo
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng mười một 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...