KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ TRÊN LƯNG MẸ - NGUYỄN KHOA ĐIỀM (Hướng dẫn đọc thêm) I. Hướng dẫn tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm (1943) - Quê ở Huế. - Giải thưởng: Nhà nước về văn học – nghệ thuật. - Giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị.. Sưu tầm 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. - Thể thơ: Tự do, như một bài ru. - Chú thích: Akay: Con; Ka-lưi: Tên ngọn núi. II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật người mẹ Tà Ôi. - Người mẹ Tà Ôi gắn với công việc và hoàn cảnh cụ thể. + Mẹ giã gạo – nuôi bộ đội: Mồ hôi mẹ rơi /vai mẹ gầy. + Tỉa bắp ở núi Ka-lưi: Lưng núi to / lưng mẹ nhỏ + Chuyển lán – đạp rừng. - -> Người phụ nữ mạnh mẽ, bền bỉ, hết lòng vì kháng chiến, yêu thương bộ đội, dân làng, quê hương. 2. Tình cảm – khát vọng của người mẹ. - Lời ru – công việc – mong ước đi đôi với nhau. - Mong ước: + Khôn lớn – vung chày lún sân – gạo trắng ngần: Mong con no bụng. + Phát mười Ka-lưi: Mong con khoẻ mạnh. + Thấy được Bác Hồ - làm người tự do: Mong con sống trong hòa bình. - ->Là ước mơ bình dị. (1) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi (2) Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. - > Nghệ thuật ẩn dụ: Mặt trời (2) – con: + Nguồn sống, sự nuôi dưỡng. + Tình cảm vĩnh cữu. + Ánh sáng. - ->Tình yêu con gắn với khát vọng hòa bình. III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk trang 155 Bài tiếp theo: HOT - Soạn Văn: Làng - Kim Lân, Ngữ Văn 9 Hẹn gặp Lại Tôn Nữ