Soạn bài: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến - Ngữ Văn 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi james99, 8 Tháng chín 2021.

  1. james99 No bio yet!

    Bài viết:
    42
    Khóc Dương Khuê -Nguyễn Khuyến

    Bác Dương thôi đã thôi rồi,

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta,

    Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

    Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau

    Kính yêu từ trước đến sau,

    Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

    Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

    Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo,

    Có khi tầng gác cheo leo,

    Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang,

    Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

    Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,

    Có khi bàn soạn câu văn,

    Biết bao đông bích, điển phần trước sau,

    Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,

    Phận đấu thăng chẳng dám tham trời,

    Bác già, tôi cũng già rồi,

    Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

    Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,

    Trước ba năm gặp bác một lần,

    Cầm tay hỏi hết xa gần,

    Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,

    Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

    Tôi lại đau trước bác mấy ngày,

    Làm sao bác vội về ngay,

    Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời,

    Ai chẳng biết chán đời là phải,

    Vội vàng sao đã mải lên tiên,

    Rượu ngon không có bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua,

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

    Viết đưa ai, ai biết mà đưa,

    Giường kia treo những hững hờ,

    Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn,

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

    Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương,

    Tuổi già hạt lệ như sương,

    Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan

    I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến

    - Nguyễn Khuyến (15/2/1835- 5/2/1909) tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, người con của Nam Định.

    - Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo từng đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình nên được mệnh danh là Tam nguyên Yên Đổ

    - Ông chỉ làm quan hơn 10 năm sau cáo quan về quê, phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến là dạy học sống thanh bạc ở quê nhà

    - Nhưng Nguyễn Khuyến không được yên thân, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng trước sau Nguyễn Khuyến bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác

    => Ông là con người có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu thương dân


    - Các tác phẩm chính:

    Các tác phẩm gồm có Quế Sơn Thi Tập, Yên Đổ Thi Tập, Bách Liêu Thi Văn Tập, Bạn đến chơi nhà, Cẩm Ngữ

    + Nguyễn Khuyến có hơn 800 bài gồm chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại phong phú: Thơ, văn, câu đối

    + Chủ yếu được sáng tác lúc ông từ quan về quê dạy học

    - Đặc điểm sáng tác:

    + Về nội dung:

    • Thể hiện tình yêu quê hương đất nước

    • Tấm lòng ưu ái với dân với nước

    • Phản ánh cuộc sống chất phác, khổ cực của người lao động

    • Châm biếm đả kích thực dân Pháp

    + Về nghệ thuật:

    • Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ, việt hóa sâu sắc những thể loại thơ Đường luật

    • Ngôn ngữ hết sức bình dị, dân dã mà tinh tế, tài hoa

    • Có biệt tài sử dụng từ láy và các hư từ

    ⇒ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại

    II. Đôi nét về tác phẩm Khóc Dương Khuê -Nguyễn Khuyến

    1. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác

    - Vị trí: Nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

    - Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà

    2. Bố cục

    Phần 1
    : Nỗi đau đột ngột khi mất bạn

    Phần 2: Hồi tưởng những kỉ niệm tươi rói về tình bạn

    Phần 3: Nỗi đau khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ)

    3. Giá trị nghệ thuật

    - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật

    - Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép vào nhau

    III. Dàn ý phân tích Khóc Dương Khuê -Nguyễn Khuyến

    1. Nỗi đau đột ngột khi mất bạn


    "Bác Dương thôi đã thôi rồi

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta"

    - Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 => đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt như những tiếng nấc tắc nghẹn trong nỗi đau đến quá đỗi bất ngờ.

    - Cách dùng "thôi đã thôi rồi" : Cách nói giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau mất bạn

    - Cách xưng hô "bác" : Thể hiện sự thân thiết trân trọng với người đã khuất

    - Các từ láy "man mác, ngậm ngùi" kết hợp với nhịp thơ 4/4 ở câu bát -> diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng vô tận -> nỗi đau từ chính cõi lòng nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la.

    => Lời thơ như một tiếng than đầy thương tiếc, nhẹ nhàng mà thắm thiết.

    2. Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ

    - Kỉ niệm của tác giả với người bạn của mình:

    + Cùng nhau thi đỗ làm quan

    + Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước

    + Cùng ngân nga hát ả đào

    + Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

    + Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời

    + Cuộc gặp gỡ cuối cùng

    => Đây là những kỉ niệm kéo dài từ tuổi trẻ cho đến lúc về già => thể hiện tình bạn gắn bó keo sơn, thắm thiết.

    3. Nỗi đau tắc nghẹn, hụt hẫng, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ)

    - Muốn gặp bạn nhưng tuổi già không cho phép, nay bạn mất, đau đớn vô cùng.

    - Nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất:

    + Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất

    + Rượu ngon không có bạn hiền

    + Câu thơ hay không có người bình luận

    + Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu

    => Mất bạn trở nên cô đơn: Rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy..

    - Kết cấu trùng điệp, điệp ngữ: "Không có, không mua, không phải" (điệp từ "không" 5 lần) => cảm giác nức nở, sự trống vắng đến nghẹn ngào, chua xót.

    - Sử dụng điển tích Trung Quốc: Trần Phồn, Bá Nha, Tử Kì => tình bạn tri âm, tri kỉ.

    - Từ "đàn" đầu câu láy lại cuối câu: Trạng thái ngẩn ngơ chuyển sang thống thiết, tình cảm như đợt sóng trào dâng.

    - Sự tinh tế ở hai câu thơ cuối "tuổi già.. chứa chan" : Không còn nước mắt để khóc bạn, nhưng kì thực câu thơ đầm đìa nước mắt.

    3. Nghệ thuật

    - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: Từ ngữ, chi tiết, hình ảnh.. tiêu biểu trong phạm vi bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.

    - Phương pháp lập luận chính: Phân tích.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...