Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 7 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Nhằm giúp các em biết, hiểu, vận dụng tốt kiến thức tác phẩm văn học Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn lớp 6, Bài viết hướng dẫn các em soạn bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 với trình tự: Tri thức Văn học -> Hướng dẫn soạn bài. Bài soạn bám sát Sách Giáo Viên, Định hướng Đổi mới của Bộ Giáo Dục!

    [​IMG]

    Kiến Thức Văn Học

    - Tác giả: Minh Nhương

    - Thể loại: Văn bản thông tin

    - Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh

    - Tóm tắt: Cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân lại mở hội thi thổi cơm. Hội thổi cơm thi có rất nhiều nét độc đáo từ quy trình lấy lửa cho đến cách nấu. Đầu tiên là cách lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội leo thật nhanh lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn làm mồi thổi lửa. Khi mang được nén hương xuống, mỗi người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, sàng lấy gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được gài vào dây lưng, uốn cong thành hình cánh cung ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ để thổi cơm. Người nấu cơm tay giữ cần, tay giữ lửa. Các đội thi thổi cơm trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau khoảng một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Ban giám khảo chấm khách quan theo ba tiêu chuẩn: Cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Đây là hội thi bắt nguồn từ cuộc ra quân của người Việt cổ, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa sinh hoạt cô truyền của dân tộc.

    *Bố cục: Chia văn bản thành 3 phần:

    - Phần 1 (Từ đầu đến.. được tuyển chọn từ các xóm trong làng) : Giới thiệu hội thi thổi cơm.

    - Phần 2 (Tiếp theo đến.. tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng) : Diễn biến hội thi

    - Phần3 (Còn lại) : Ý nghĩa hội thi

    * Giá trị nội dung: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, văn bản thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

    * Giá trị nghệ thu
    ật: Bài viết sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, xen lẫn giới thiệu với lời kể và lời tả.

    *Ý nghĩa bài thuyết minh:

    - Ca ngợi, tự hào nét đẹp văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc bên dòng sông Đáy xưa.

    - Ca ngợi văn minh nông nghiệp trồng lúa nước lâu đời của dân tộc.

    Hướng dẫn Soạn bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6

    1. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?

    Trả lời:


    - Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích:

    + Hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh, khéo léo

    + Hội thi còn ca ngợi tinh thần đoàn kết trong lao động

    + Mang đến những tiếng cười vui tươi, hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

    +Để giữ gìn và phát huy những những nét đẹp văn hóa sinh hoạt cổ truyền của người dân vùng Bắc Bộ.

    - Nguồn gốc của hội thi: Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân (ra quân) đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.


    2. Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?

    Trả lời:


    - Một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi:

    + Leo lên thân cây chuối để lấy lửa, vót tre thành chiếc đũa bông

    + Phải tự xay giã dần sàng lúa thành gạo trắng

    +Người nấu cơm phải vừa cầm cần, vừa giữ đuốc bập bùng lửa

    +Thời gian nấu: Trong 1 tiếng rưỡi

    + Chấm nồi cơm qua ba vòng giám khảo, gạo phải trắng, cơm dẻo, không cháy


    *Nhận xét:

    - Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi, em thấy hội thi thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ sự vất vả của cha ông xưa kia.

    - Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo, tháo vát, ứng biến nhanh, phối hợp nhóm nhịp nhàng của người dân.

    - Thể hiện ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết của người dân.


    [​IMG]

    3. Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hóa dân tộc?

    Trả lời:

    Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử văn hóa dân tộc:

    - Hội thi giúp em hiểu thêm về lịch sử hào hùng chóng ngoại xâm của dân tộc.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    >>> bài tiếp
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...