Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập – Văn 6 sách Cánh Diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 2 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Để giúp các em nhận biết, hiểu, vận dụng viết các văn bản thông tin (thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian), hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn độc lập. Bài soạn sẽ hướng dẫn các em đọc hiểu văn bản này!

    [​IMG]


    *Tác giả:

    - Tác giả Bùi Đình Phong sinh năm 1950, quê ở Hà Tĩnh. Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

    *Văn bản: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập:

    – Văn bản này là văn bản thông tin; là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó.. Văn bản thông tin thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh..

    – Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học). Trong văn bản, người viết thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn; thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong văn bản thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, người viết thường sắp xếp các thông tin về sự kiện xảy ra theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc..

    - Giá trị của văn bản: Tuyên ngôn Độc lập mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội cho dân tộc ta; khẳng định những căn cứ pháp lý về quyền con người, quyền dân tộc của Việt Nam, để từ đó khẳng định độc lập, tự do, chủ quyền quốc gia, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử mà xuyên qua lịch sử đến hiện tại và tương lai.

    Để hiểu ý nghĩa sâu xa, phải thấy rằng, văn kiện này được kết tinh từ khát vọng của Việt Nam, dân tộc yêu chuộng hòa bình và luôn hướng tới đấu tranh cho nền hòa bình không chỉ có dân tộc mình, mà còn cho nhân loại tiến bộ. "

    Phần 1. Chuẩn bị

    Hướng dẫn soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên Ngôn độc lập - Ngữ Văn 6, sách Cánh Diều, bài 5, trang 90

    – Xem lại phần Kiến thức ngữ văn (ở phần trên) để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

    – Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện trật tự thời gian, các em cần chú ý:

    +Thời điểm và nơi xuất hiện của văn bản. Thời điểm đó có ý nghĩa gì?

    Trả lời:

    Thời điểm xuất hiện văn bản: Ngày 2/9/1945

    Tại địa điểm: Quảng trường Ba Đình

    - > Thời điểm xuất hiện văn bản đó có ý nghĩa trọng đại của cả dân tộc, đó là: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta.

    +Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc. Thông tin ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

    Trả lời:

    - - Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945.

    - Thông tin ấy được nêu ở phần (2) của văn bản.

    +Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc gì?

    Trả lời:

    Những mốc thời gian, sự kiện được nhắc đến theo trật tự thời gian là:

    + Ngày 4/5/1945: HCM rời Pác bó về Tân Trào

    + Giữa tháng 5, Người yêu cần thả dù cho Người cuốn tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ

    + Ngày 22/8/1945. Bác rời Tân Trào về Hà Nội

    + Ngày 25/8/1945: Bác vào ở nội thành, ở tâng 2 nhà 48 Hàng Ngang

    + Sáng 26/8/1945: HCM triệu tập, chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập

    + Ngày 27/8/2945: Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị

    + Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

    + Ngày 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập

    + Ngày 31/8/1945: Bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn độc lập

    +14 giờ ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình, chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    +Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh âm thanh trong văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng gì?

    Trả lời:

    Những yếu tố nhan đề, sa pô (tiêu đề phụ, phần giới thiệu tóm tắt), đề mục, chữ đậm, số thứ tự dấu đầu dòng, hình ảnh âm thanh có tác dụng thuật lại, triển khai thông tin, trình bày sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau; theo trình tự từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc nhằm tạo tính mạch lạc, lô gic, xác thực cho văn bản và thu hút người đọc vào thông tin đưa ra

    +Sự kiện được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó đối với người đọc?

    Trả lời:

    – Việc thuật lại sự kiện có ý nghĩa: Giúp người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự diễn biến sự kiện, mốc thời gian lịch sử để hiểu được sự kiện lịch sử trọng đại: Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, tuyên bố với thế giới quyền tự do, độc lạp của nước Việt nam và khai sinh ra nuóc Việt Nam dân chủ cộng hòa

    - Đọc trước văn bản HCM và Tuyên ngôn độc lập, tìm hiểu về tác giả Bùi Đình Phong

    Trả lời:

    Tác giả Bùi Đình Phong sinh năm 1950, quê ở tỉnh Hà Tĩnh.

    Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với nhiều công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

    - Tìm hiểu về sự kiện Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngộc Độc lập ngày 2-9-1945 và ghi lại những thông tin cần thiết. Ghi rõ nguồn cung cấp các thông tin ấy.

    Trả lời:

    + Bản Tuyên ngôn độc lập ra đời có thể hiện 4 ý nghĩa trọng đại là:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Phần 2. Đọc hiểu

    Câu hỏi giữa bài

    Câu 1 trang 91 Chú ý ngày đăng tải bài viết:

    Trả lời:

    Tác giả Bùi Đình Phong đăng tải bài viết này vào Thứ bảy, 1/9/2018

    Câu 2 trang 91 Phần in đậm (sa pô của bài báo có tác dụng gì)

    Trả lời:

    Tác dụng của phần in đậm (sa pô) : Nhằm

    - Thu hút sự chú ý của người đọc

    - Để làm nổi bật chủ đề của bài viết

    - Để tóm tắt nội dung bài viết

    - Để thể hiện văn phong (phong cách sáng tác) của tác giả vừa chứng minh tính thời sự của bài viết

    Câu 3 trang 92 Phần (1) cung cấp thông tin gì? Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

    Trả lời:

    - Phần 1 cung cấp thông tin: Bác đề nghị thả dù gửi cho Bác cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

    Câu 4 trang 92 Những thông tin cụ thể nào cần chú ý trong phần (2) ?

    Trả lời:

    7 thông tin cụ thể cần chú ý trong phần 2 là:


    + Ngày 22/8/1945. Bác rời Tân Trào về Hà Nội

    + Ngày 25/8/1945: Bác vào ở nội thành, ở tâng 2 nhà 48 Hàng Ngang

    + Sáng 26/8/1945: HCM triệu tập, chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập

    + Ngày 27/8/2945: Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị

    + Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

    + Ngày 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập

    + Ngày 31/8/1945: Bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn độc lập

    Trong đó, các thông tin quan trọng nhất là:

    - Cuộc họp trung ương Đảng sáng ngày 26-8-1945 và sự chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập

    - Đưa ra đề nghị vào đầu tháng 9 ra mắt Chính phủ và đọc Tuyên ngôn độc lập

    - Ngày 28, 29/8 Bác tự tay đánh máy soạn thảo bản Tuyên Ngôn độc lập

    - Ngày 30, 31/8, Bác trao đổi và bổ sung một số điểm vào văn bản

    Câu 5 trang 92 Thông tin nào được nhắc đến ở phần (3) ?

    Trả lời:

    - 14 giờ ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba đình, chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    Đây là thông tin quan trọng nhất của văn bản; là sự kiện trọng đại của dân tộc ta.

    Câu hỏi cuối bài

    Hướng dẫn soạn Ngữ Văn 6 tập 1 bộ Cánh Diều, trang 93

    Câu 1. Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

    Trả lời:

    - Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự ra đời của bản tuyên ngôn độc lập (lần thứ 3) của nước ta ngày 2/9/1945

    - Thuật lại các thông tin theo trình tự thời gian.

    Câu 2. Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản

    Trả lời:

    - Phần 1: Bác đề nghị gửi cho Bác cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mỹ

    - Phần 2: Quá trình Bác chuẩn bị, soạn thảo, bổ sung, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập

    - Phần 3: Ngày 2/9/1945, tại quảng trường ba Đình Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    Câu 3. Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của văn bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:

    Trả lời:

    - 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Pác bó về Tân trào

    - 22/8/1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội

    - 25/8/1945: Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang

    - Sáng 26/8/1945: Hồ Chí Minh triệu tập họp Thường vụ Trung Ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập

    - 27/8/2945: Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị

    - Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

    - 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập

    - 31/8/1945: Bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn độc lập

    - 14 giờ ngày 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

    Câu 4. Các bức ảnh được đưa ra vào văn bản nhằm mục đích gì?

    Trả lời:

    - Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm minh họa cho thông tin phần 3 – sự kiện quan trọng nhất của bài và để thu hút sự chú ý của người đọc.

    Câu 5. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

    Trả lời:

    - Trong văn bản, thông tin cần chú ý nhất là thông tin về thời gian và sự kiện.

    - Lí do:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 6. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản "Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập"

    Trả lời:

    - Tờ lịch này nhắc tới sự kiện ngày 2 tháng 9 là ngày lễ kỉ niệm Quốc khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1945.

    - Tờ lịch cho em biết 3 thông tin quan trọng là:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ** Bài tiếp: Viết Đoạn Văn Nêu Các Mốc Sự Kiện Được Nhắc Trong Hồ Chí Minh Và Tuyên Ngôn Độc Lập - Việt Nam Overnight

    ** Soạn bài tiếp: Soạn Bài Diễn Biến Chiến Dịch Điện Biên Phủ - Ngữ Văn 6 Cánh Diều – Hay Nhất - Việt Nam Overnight
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...