Soạn bài Hầu trời - Tản Đà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Hạc Phong, 22 Tháng ba 2022.

  1. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    A) Cuộc đời

    [​IMG]


    - Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939). Bút danh Tản Đà được ghép từ tên sông Đà và tên núi Tản Viên.

    - Quê ở Hà Tây.

    - Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đề mang dấu ấn "người của hai thế kỉ".

    b) Sự nghiệp sáng tác

    - Thơ Tản Đà có điệu tâm hồn mới mẻ, "cái tôi" lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái..

    - Tản Đà vừa tìm về với ngọn nguồn thơ cai dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa.

    - Thơ văn ông có thể xem như là một gạch nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.

    - Tác phẩm tiêu biểu:

    • Thơ: Khối tình con I, II, Còn chơi, Thơ Tản Đà..

    • Văn xuôi: Giấc mộng con I, II, Giấc mộng lớn..

    2. Bài thơ "Hầu trời"

    A) Xuất xứ


    - In trong tập "Còn chơi" (xuất bản 1921).

    b) Tóm tắt câu chuyện "Hầu trời"

    - Lí do và thời điểm được "gọi lên" "hầu Trời".

    - Cuộc đọc thơ đầy "đắc ý" cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn "thiên môn đế khuyết".

    - Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành "thiên lương" ở hạ giới.

    - Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên.

    c) Chủ đề

    - Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện "hầu Trời".

    d) Bố cục: Ba phần

    - Bốn câu đầu: Lí do và thời điểm Tản Đà được "gọi lên" "hầu Trời".

    - Câu 29 – 52: Tản Đà đọc thơ cho Trời nghe.

    - Câu 53 – 98: Tản Đà trò chuyện cùng với Trời và thể hiện quan niệm mới về nghề văn.

    II. Đọc – hiểu văn bản

    1. Câu 1 – câu 4: Lí do và thời điểm Tản Đà lên hầu Trời


    - Câu thơ mở đầu dẫn người đọc vào thế giới nghệ thuật vừa hư vừa thực.

    "Đêm qua chẳng biết có hay không,"

    - Ba câu sau là lời khẳng định.

    "Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.

    Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

    Thật được lên tiên – sướng lạ lùng."

    - -> Khổ thơ mở đầu gợi sự tò mò, cuốn hút người đọc. Cách vào chuyện độc đáo và có duyên.

    2. Câu 29 – câu 52: Tản Đà đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

    A) Thái độ của thi nhân khi đọc thơ


    "Đọc hết văn vần sang văn xuôi.

    Hết văn thuyết lí lại văn chơi"..

    - "Đọc đã thích"... "

    Ran cung mây"..

    - -> Cao hứng, đắc ý, tự hào.

    b) Thái độ của người nghe thơ

    - Chư tiên:

    "Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi

    Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

    Song Thành Tiểu Ngọc lắng tai đứng

    Đọc xong mỗi bài mỗi vỗ tay"

    - Liệt kê, điệp từ: Người nghe rất chăm chú, tất cả đều tán thưởng, hâm mộ, xúc động.. Tài năng thu hút của Tản Đà.

    - -> Nhà thơ ý thức rất rõ về tài năng thơ ca, về giá trị đích thực của mình.

    - Trời khen:

    • "Văn thật tuyệt"

    "Văn trần được thế chắc có ít.."

    • "Đẹp như sao băng", "mạnh như mây chuyển"

    • "Êm như gió thoảng, tinh như sương"

    • "Dầm như mưa sa, lạnh như tuyết"

    - Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, câu cảm.

    - -> Kể lại việc Trời khen mình cũng chính là một hình thức tự khen. Các nhà nho trước Tản Đà đều khoe tài nhưng chữ "tài" mà họ nói tới gắn với khả năng "kinh bang tế thế". Trước Tản Đà, chưa ai nói trắng ra cái hay, cái "tuyệt" của văn thơ mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. Ý thức cá nhân ở nhà thơ đã phát triển rất cao.

    - -> Tản Đà tìm đến tận trời để bộc lộ tài năng thơ ca của mình, thể hiện "cái tôi" rất "ngông", táo bạo. Giọng kể rất đa dạng, hóm hỉnh, nhà thơ có ý thức gây ấn tượng cho người đọc.

    3. Câu 53 – 98: Tản Đà trò chuyện với Trời:

    A) Tản Đà tự xưng tên tuổi:


    "Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn

    Quê ở Á châu về Địa cầu

    Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt"

    - Nhịp thơ linh hoạt từ 4/3 chuyển sang 2/2/3, giọng thơ dí dỏm: Tản Đà "tâu trình" rõ ràng về họ tên, "xuất xứ" của mình trong hẳn một khổ thơ.

    - Nguyễn Du xưng tự chữ (Tố Như), Nguyễn Công Trứ xưng biệt hiệu (Hi Văn), còn Tản Đà xưng đầy đủ họ tên, quê quán. --> Thể hiện ý thức cá nhân, ý thức dân tộc rất cao ở Tản Đà.

    b) Khát vọng của thi nhân

    - Khát vọng thực hiện việc "thiên lương" cho nhân gian:

    Thiên lương: Lương tri (tri giác trời cho), lương tâm (tâm tính trời cho), lương năng (tài năng trời cho).

    - -> Tản Đà ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ với đời, khát khao được gánh vác việc đời, đó cũng là một cách tự khẳng định mình.

    c) Hoàn cảnh thực tại của thi nhân

    - "Thực nghèo khó.. thước đất cũng không khó.. văn chương hạ giới rẻ như bèo.." : Thân phận nhà văn cũng rất rẻ rúng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

    - -> Ý thức về bản thân, khát vọng "thiên lương" >< hoàn cảnh thực tại.

    - "Sức trong non yếu ngoài chen rấp

    Một cây che chống bốn năm chiều"

    - -> Tương phản, ẩn dụ: Nhà thơ phải chống chọi với nhiều vấn đề phức tạp trong sự nghiệp và trong cuộc sống.

    "Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết"

    - Ẩn dụ: Nhà thơ có bản lĩnh hơn người, tâm hồn trong sáng và cốt cách thanh cao..

    - Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực có sự đan xen, nhưng cảm hứng lãng mạn vẫn là cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.

    d) Tản Đà quan niệm về nghề văn

    "Trời lại sai con việc nặng quá"

    - Câu cảm thán gần với lời nói thường. Sứ mệnh cao cả, lớn lao mà nhà văn, nhà thơ phải gánh vác (Là việc "thiên lương" của nhân loại).

    "Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

    Vốn liếng còn một bụng văn đó"

    - Khẩu ngữ: Nhà thơ phải chuyên tâm với nghề, không ngừng học hỏi, mở mang vốn sống..

    d) Tản Đà quan niệm về nghề văn

    "Văn chương hạ giới rẻ như bèo

    Kiếm được đồng lãi thực rất khó

    Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều"

    - Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ: Viết văn là một nghề kiếm sống, có người bán, người mua, có thị trường tiêu thụ, không dễ chiều độc giả..

    "Văn đã giàu thay, lại lắm lối"

    - Khẩu ngữ gần gũi đời thường. Tản Đà đã thấy được văn: "Giàu", "lắm lối" (nhiều thể loại) là "phẩm hạnh" đặc thù của văn thời mình, bên cạnh những "phẩm hạnh" mang tính chất truyền thống như "nhời văn chuốt đẹp", "khí văn hùng mạnh", "tinh"..

    - Tản Đà đã chớm nhận ra rằng đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác mới, tiêu chí đánh giá hẳn nhiên là phải khác xưa.

    - Quan niệm về nghề văn của Tản Đà rất mới mẻ, hiện đại khác hẳn quan niệm của thế hệ trước ông.

    Biểu hiện của cái "ngông" :

    - Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.

    - Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên.

    - Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".

    - Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả (thực hành "thiên lương").

    So sánh:

    - Giống Nguyễn Công Trứ ở chỗ: Ý thức rất cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt; dám phô bày toàn bộ con người "vượt ngoài khuôn khổ" của mình trước thiên hạ.

    - Khác Nguyễn Công Trứ ở chỗ, Tản Đà không còn xem vấn đề "Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung" là chuyện hệ trọng. Tài năng mà Tản Đà khoe với thiên hạ là tài văn chương. Nhà thơ đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ thời đại đưa tới.

    III. Tổng kết

    1. Nghệ thuật


    Bằng tài năng hư cấu nghệ thuật, sáng tạo độc đáo và cảm hứng lãng mạn, Tản Đà thể hiện xu hướng phát triển chung của thơ ca VN đầu thế kỉ XX.

    - Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do.

    - Bố cục bài thơ khác với thơ ca cổ điển: Tản Đà chia bài thơ thành nhiều khổ để diễn tả những cảm xúc biến đổi đa dạng của cái "tôi" thi sĩ.

    - Từ khẩu ngữ nôm na, bình dị, không đẽo gọt cầu kì, hình tượng thơ gần gũi, dung dị.

    - Giọng điệu thoải mái, tự nhiên.

    - Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.

    - Hình thức: Thơ kể chuyện, làm cho thơ "dễ đọc", mở đường cho sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ.

    2. Nội dung

    - Thơ Tản Đà thoát dần nhiệm vụ bày tỏ ý chí của thơ ca trung đại.

    - Qua bài thơ "Hầu Trời", ta thấy được ở Tản Đà khát vọng được thể hiện "cái tôi" cá nhân rất phóng túng, một phong cách "ngông", ý thức cao về tài năng của mình, mong ước được khẳng định mình giữa cuộc đời
     
    Diệp Minh Châu, Minn.102Cin9999 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...