Đồng Chí - Chính Hữu I. Tìm Hiểu Chung: 1. Tác giả: - Chính Hữu (1926 - 2007) - Quê: Hà Tĩnh. - Vừa là thi sĩ vừa là chiến sĩ. - Đề tài: Viết về người lính và chiến tranh -> Là nhà thơ quân đội. - Ngôn ngữ: Chọn lọc, hàm súc. Nhà thơ Chính Hữu 2. Tác phẩm: * Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiểu biểu viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Vào thi là phải ghi câu này đấy nhé* A) Xuất xứ: Đầu súng trăng treo (1966). B) Hoàn cảnh sáng tác: - Đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947. C) Thể thơ: Tự do. D) Bố cục: - 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí. - 10 câu tiếp: Biểu hiện của tình đồng chí. - 3 câu cuối: Vẻ đẹp của tình đồng chí. Ảnh minh họa trong sách giáo khoa. II. Đọc Hiểu Văn Bản: 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí. - Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: + Quê anh: Nước mặn đồng chua : Vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn khó trồng trọt. + Làng tôi: Nghèo, đất cày lên sỏi đá : Nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác. - Nghệ thuật: Sử dụng thành ngữ. - > Xuất thân từ nông dân nghèo. - Tương đồng về lý tưởng chiến đấu: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" -> Trở thành Tri kỉ. - Nghệ thuật: Phép đối. - Câu thơ kết tinh cao nhất của bài thơ: Đồng chí. 2. Biểu hiện của tình đồng chí. A) Tâm sự của người lính: - Ruộng nương - Gửi bạn thân cày. - Gian nhà không - Mặc kệ. - Giếng nước gốc đa - Nhớ -> Ngưới chiến sĩ ra trận bỏ lại sau lưng những thứ quý giá như ruộng nương, nhà không, giếng nước gốc đa. Nhưng trong thâm tâm họ vẫn luôn da diết nhớ đến quê hương. B) Hoàn cảnh chiến đấu: - Áo rách vai, quần có vá, chân không giày. - Cơn ớn lạnh, sốt run người, trán ướt mồ hôi -> Sốt rét. - Lạnh buốt giá. -> Hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ. => Tinh thần lạc quan, kiên cường. - Bộc lộ tình cảm trực tiếp: " Thương nhau ta nắm lấy bàn tay " - > Đoàn kết yêu thương lẫn nhau. 3. Vẻ đẹp của tình đồng chí. - Không gian: Rừng hoang sương muối. - Thời gian: Đêm nay. - Hình ảnh: + Súng : Biểu tượng của chiến tranh, chất hiện thực khốc liệt. + Trăng : Biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng, chất thơ lãng mạn. + Người lính : Vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ, họ cầm khẩu súng chiến đấu bảo vệ quê hương. - > Hình ảnh này mang đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn. III. Tổng Kết: 1. Nghệ thuật. - Ngôn từ giản dị, chân thực, giàu sức biểu cảm. - Hình ảnh có tính biểu tượng. 2. Nội dung. Ghi nhớ sgk trang 131. HOT - Soạn Văn: Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính - Phạm Tiến Duật Tạm biệt, hẹn gặp lại nhé! Tôn Nữ