Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ - Sách Cánh diều, Ngữ Văn 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 21 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến Thức Ngữ Văn

    *Tác giả

    - Minh Huệ (1927-2003), tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp

    * Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

    - Thể loại: Thơ 5 chữ

    - Bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: Là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật, qua đó thể hiện tình cảm vầ thái độ của mình

    - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1951, dựa trên sự kiện: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta, khi Bác cùng mọi người ngủ ở túp lều tranh.

    - Bố cục :3 đoạn

    + Đoạn 1 (Từ đầu.. đến "Lấy sức đâu mà đi") : Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất.

    + Đoạn 2 (Tiếp theo.. đến "Anh thức luôn cùng Bác") : Anh đội viên thức dậy lần thứ ba.

    + Đoạn 3 (phần còn lại) : Hình tượng Bác Hồ

    - Giá trị nội dung

    Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp, bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

    - Giá trị nghệ thuật

    + Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện.

    +Kết hợp hương thức biểu cảm với tự sự, miêu tả.

    + Hình ảnh, chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.

    Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

    Anh đội viên thức dậy

    Thấy trời khuya lắm rồi

    Mà sao Bác vẫn ngồi

    Đêm nay Bác không ngủ.

    **

    Lặng yên bên bếp lửa

    Vẻ mặt Bác trầm ngâm

    Ngoài trời mưa lâm thâm

    Mái lều tranh xơ xác.

    **

    Anh đội viên nhìn Bác

    Càng nhìn lại càng thương

    Người Cha mái tóc bạc

    Đốt lửa cho anh nằm.

    **

    Rồi Bác đi dém chăn

    Từng người từng người một

    Sợ cháu mình giật thột

    Bác nhón chân nhẹ nhàng.

    **

    Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng

    Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    **

    Thổn thức cả nỗi lòng

    Thầm thì anh hỏi nhỏ:

    - Bác ơi! Bác chưa ngủ?

    - Bác có lạnh lắm không?

    **

    - Chú cứ việc ngủ ngon

    Ngày mai đi đánh giặc!

    Vâng lời anh nhắm mắt

    Nhưng bụng vẫn bồn chồn.

    **

    Không biết nói gì hơn

    Anh nằm lo Bác ốm

    Lòng anh cứ bề bộn

    Vì Bác vẫn thức hoài.

    **

    Chiến dịch hãy còn dài

    Rừng lắm dốc lắm ụ

    Đêm nay Bác không ngủ

    Lấy sức đâu mà đi!

    **

    - Lần thứ ba thức dậy

    Anh hốt hoảng giật mình

    Bác vẫn ngồi đinh ninh

    Chòm râu im phăng phắc.

    **

    Anh vội vàng nằng nặc:

    - Mời Bác ngủ Bác ơi!

    Trời sắp sáng mất rồi

    Bác ơi, mời Bác ngủ

    **

    - Chú cứ việc ngủ ngon

    Ngày mai đi đánh giặc

    Bác thức thì mặc Bác

    Bác ngủ không an lòng

    **

    Bác thương đoàn dân công

    Đêm nay ngủ ngoài rừng

    Rải lá cây làm chiếu

    Manh áo phủ làm chăn..

    Trời thì mưa lâm thâm

    Làm sao cho khỏi ướt

    Càng thương càng nóng ruột

    Mong trời sáng mau mau.

    **

    Anh đội viên nhìn Bác

    Bác nhìn ngọn lửa hồng

    Lòng vui sướng mênh mông

    Anh thức luôn cùng Bác.

    **

    Đêm nay Bác ngồi đó

    Đêm nay Bác không ngủ

    Vì một lẽ thường tình

    Bác là Hồ Chí Minh.

    (1951, Thơ Việt Nam 1945-1975 )

    Hướng dẫn Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ - Sách Cánh diều, Ngữ Văn 6, trang 28 -32

    Phần I Chuẩn bị

    Câu 1 (trang 28) Đọc kĩ văn bản thơ, xác định câu chuyện được kể trong bài thơ (kể về ai, về việc gì)

    Trả lời

    Câu chuyện kể về Bác Hồ

    Kể về sự việc: Một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

    Câu 2 (trang 28) Nhận biết các yếu tố miêu tả, tự sự, chỉ ra tác dụng

    Trả lời:

    - Yếu tố tự sự trong bài thơ:

    + Kể lại một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch, những hành động yêu thương của Bác cho các chiến sĩ trong đêm không ngủ đó (đốt lửa cho anh nằm; Bác đi dém chăn từng người và nhón chân

    + Kể lại cuộc trò chuyện của Bác và anh đội viên.

    - Yếu tố miêu tả trong bài thơ:

    + trời khuya

    + lặng yên

    + vẻ mặt Bác trầm ngâm

    + trời mưa lâm thâm

    + mái lều tranh xơ xác

    +Người Cha mái tóc bạc

    + Nhón chân nhẹ nhàng

    +bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng;

    + Bụng bồn chồn

    +bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc

    + lá cây làm chiếu; áo phủ làm chăn

    + trời mưa lâm thâm

    => Tác dụng của những yếu tố tự sự, miêu tả: Giúp cho lời kể sinh động, gợi hình, gợi cảm; làm nổi bật hình tượng Bác Hồ chân thực, vĩ đại, yêu thương, chăm sóc chiến sĩ, đồng bào rất ân cần, chu đáo. Qua đó, người chiến sĩ hiểu thêm tấm lòng nhân ái bao la của Bác.

    Câu 3 (trang 28) Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

    Trả lời:

    - Một số đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là:

    + Thể thơ 5 chữ, gần gũi với dân ca, tạo nên sắc thái

    + Giọng điệu thành kính, thiết tha

    +Điệp ngữ Đêm nay Bác không ngủ..

    + Từ láy: Lâm thâm, trầm ngâm, xơ xác..

    +Sử dụng hình ảnh ẩn dụ Người Cha mái tóc bạc

    +Sử dụng phép so sánh: Anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mộng..

    Câu 4 (trang 28) Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em

    Trả lời:

    - Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ thể hiện tình yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ dành cho các chiến sĩ bộ đội và tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

    - Nhận thức, tình cảm của em:

    + Em càng hiểu được công lao to lớn mà Bác với Tổ quốc, hiểu được Bác có tình yêu thương tổ quốc, nhân dân rất vĩ đại, sâu sắc, ân cần, tỉ mỉ, chu đáo

    + Em càng thêm ngưỡng mộ, biết ơn, kính yêu Bác; yêu nước, yêu gia đình, người thân, yêu đồng bào; phấn đấu học tập theo 5 điều Bác dạy.

    Câu 5 (trang 28) Tìm hiểu thêm về tác giả

    - Minh Huệ (03/10/1927) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

    - Ông bắt đầu viết khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

    - Đêm nay Bác không ngủ (1951) là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

    PHẦN II) ĐỌC HIỂU

    Câu hỏi giữa bài

    Câu 1 (trang 29) Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai.

    Trả lời

    - Trầm ngâm: Diễn tả dáng vẻ ngồi lặng im, suy tư, lặng lẽ, suy nghĩ về một điều gì đó của Bác Hồ.

    - Lâm thâm: Hiện tượng trời đang mưa, hạt nhỏ nhưng mau hạt và kéo dài.

    - Xơ xác: Tả mái lều lá cũ, rách tả tơi, không còn nguyên vẹn ở nơi chiến khu.

    => tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ; làm tăng giá trị biểu cảm; giúp người đọc dễ dàng hình dung dáng vẻ của Bác trong đêm mưa, dưới lều tranh, Bác không ngủ được. Đó là dáng vẻ của lãnh tụ ngày cung như đêm luôn lo cho dân, cho nước

    Câu 2 (trang 29) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11: "Người cha mái tóc bạc"

    Trả lời:

    - Biện pháp tu từ ẩn dụ: Người cha mái tóc bạc => từ người cha để chỉ Bác Hồ, đó là hình thức ẩn dụ tương đồng về phẩm chất.

    - Tác dụng: Gây ấn tượng, gợi cảm xúc cho người đọc, gợi liên tưởng ở người đọc về tình thương yêu của Bác Hồ với chiến sĩ gần gũi, ấm áp, chu đáo, tỉ mỉ, ân cần như như người cha với người con trong một gia đình.

    Câu 3 (trang 29) Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 và việc tạo yếu tố tự sự.

    - Bác ơi! Bác chưa ngủ?

    Bác có lạnh lắm không?

    - Chú cứ việc ngủ ngon

    Ngày mai đi đánh giặc.

    Trả lời:

    Tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 là:

    - Dùng để dánh dấu lời thoại trực tiếp (cuộc đối thoại của Bác Hồ và anh đội viên)

    - N hấn mạnh sự lo lắng của anh động viên với Bác và tình cảm của Bác Hồ đối với các bộ đội.

    - Tạo nên yếu tố tự sự khiến cho bài thơ trở nên hấp dẫn, một bài thơ nhưng các sự việc lại diễn ra như một câu chuyện đang được kể lại.

    Câu 4 (trang 30) Các từ "đinh ninh", "phăng phắc" giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?

    Trả lời:

    - Hai từ láy "đinh ninh", "phăng phắc" giúp gợi tả chân dung, dáng vẻ và tâm tư của Bác trong đêm không ngủ rất rõ ràng, cụ thể.

    - Em hình dung dáng vẻ Bác đang ngồi như im lặng tuyệt đối với tâm trạng đang tập trung suy nghĩ cao độ về vấn đề lớn lao - vận mệnh tổ quốc, đường lối giải cứu dân tộc.

    Câu 5 (trang 31) Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?

    Trả lời:

    Các câu thơ 53 – 56 thể hiện tâm trạng yêu thương, lo lắng của Bác đối với các anh chiến sĩ đang chiến đấu vì quê hương.

    Câu 6 (trang 31) Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối.

    Trả lời:

    Cách gieo vần của của hai khổ thơ cuối:

    Anh đội viên nhìn Bác

    Bác nhìn ngọn lửa hồng

    Lòng vui sướng mênh mông

    Anh thức luôn cùng Bác.

    **

    Đêm nay Bác ngồi đó

    Đêm nay Bác không ngủ

    Vì một lẽ thường tình

    Bác là Hồ Chí Minh.

    - Gieo vần chân:

    +Chữ cuối dòng 2 vần với chữ cuối dòng 3, vần ông (hồng-mông),

    +Khổ cuối đặc biệt hơn: Chữ cuối dòng 3 vần với chữ cuối dòng 4, vần inh (tình- Minh).

    Câu hỏi cuối bài

    Câu 1 (trang 31) Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9 – 10 dòng ).

    Trả lời:

    - Ở khổ 1 bài thơ, đã cho biết bài thơ có nhân vật: Anh đội viên và bác Hồ

    - Các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật:

    Thấy trời khuya lắm rồi

    Lặng yên bên bếp lửa

    Ngoài trời mưa lâm thâm

    Mái lều tranh xơ xác

    (Đó là vào thời gian: Trời rất khuya; không gian: Bên bếp lửa, dưới mái lều tranh, mưa lâm thâm)

    - Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian:

    Đêm khuya hôm đó, ở chiến khu, trời mưa lâm thâm không ngớt, trong một lều tranh xơ xác, anh đội viên bỗng giật mình tỉnh giấc. Hình ảnh hiện ra trước mắt anh là Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa, mặt trầm ngâm. Anh thương Nbác quá, mái tóc Bác đã bạc đi nhiều vì cả đời bận rộn lo cho dân cho nước. Đêm khuya vắng, lạnh, Bác lặng lẽ rón chân đi đến kéo chăn cho từng chiến sĩ. Anh mơ màng hình bóng Bác hiện lên lồng lộng, ấm áp biết bao. Thấy Bác tới gần, anh đội viên khẽ hỏi: "Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?". Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm: "Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc". Nghe lời Bác, anh đội viên nhắm mắt. Anh nằm mà lòng bồn chồn lo lắng cho sức khỏe của Bác. Lần thứ ba thức dậy, thắc mắc của anh đã được giải đáp, Bác thức trong đêm là vì lo việc nước, thương đoàn dân công, thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác đêm đó.

    Câu 2 (trang 31) Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em.

    Trả lời:

    Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công:

    - Bác đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ:

    +Đốt lửa cho anh nằm

    - Bác nhón chân nhẹ nhàng, đi dém chăn cho từng người:

    Rồi bác đi dém chăn

    Từng người từng người một

    Sợ cháu mình giật thột

    Bác nhón chân nhẹ nhàng.

    + Bác nóng ruột thương đoàn dân công đang vất vả trên các nẻo đường.

    "Bác thương đoàn dân công"

    "Làm sao cho khỏi ướt

    Càng thương càng nóng ruột

    Mong trời sáng mau mau"

    * Em thích nhất hình ảnh:

    Cách 1:

    Em thích nhất hình ảnh: Bác nhón chân, nhẹ nhàng đi đắp chăn cho từng chiến sĩ.

    - Lý giải: Hình ảnh này thể hiện Bác có tình cảm yêu thương, quan tâm, chăm sóc chiến sĩ rất ân cần, chu đáo, tỉ mỉ, sâu sắc. Bác giống như hình ảnh người cha quan tâm đến những người con của mình.

    *Cách 2:

    - Em thích nhất hình ảnh: Người cha mái tóc bạc.

    - Lý giải:
    Vì hình ảnh này em thấy rất cảm động, em liên tưởng đến một người cha già, suốt đời tận tụy, lo lắng, chăm lo cho các con nên mái tóc cha bạc đi theo thời gian.

    Câu 3 (trang 31) Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 - dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?

    Trả lời:

    Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ:

    - Anh lo lắng vì đêm khuya mà Bác vẫn chưa ngủ:

    Mà sao Bác vẫn ngồi

    + Anh thương Bác:

    Anh đội viên nhìn Bác

    Càng nhìn lại càng thương

    Người Cha mái tóc bạc

    + Anh xúc động trước tình cảm của Bác, lo lắng cho Bác:

    Thổn thức cả nỗi lòng

    Thầm thì anh hỏi nhỏ

    + Anh lo lắng cho sức khỏe của Bác:

    "Không biết nói gì hơn

    Anh nằm lo Bác ốm"

    + Anh quan tâm Bác, muốn Bác nghỉ ngơi:

    "Anh hốt hoảng giật mình"

    "Anh vội vàng nằng nặc"

    + Anh yêu quý, biết ơn, khâm phục, ngưỡng mộ Bác:

    "Lòng vui sướng mênh mông

    Anh thức luôn cùng Bác"

    * Em thích nhất chi tiết:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 4 (trang 32) Câu thơ "Đêm nay Bác không ngủ" được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?

    Trả lời:

    - Câu thơ Đêm nay Bác không ngủ được nhắc lại 3 lần trong bài thơ (ở dòng 4, dòng 35, dòng 62)

    - Việc nhắc lại câu thơ "Đêm nay Bác không ngủ" có tác dụng nhấp mạnh, làm nổi bật sự việc: Đêm rất khuay mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm, lo lắng, không ngủ. Qua đó thể hiện Bác là một vị Cha già suốt đời lo lắng cho dân cho nước. Câu thơ giúp mọi người càng hiểu sâu sắc về tấm lòng yêu nước thương dân bao la, vĩ đại của Bác.

    Câu 5 (trang 32) Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.

    Trả lời:

    - Yếu tố miêu tả:

    + trời khuya

    + lặng yên

    + vẻ mặt Bác trầm ngâm

    + trời mưa lâm thâm

    + mái lều tranh xơ xác

    +Người Cha mái tóc bạc

    + Nhón chân nhẹ nhàng

    +bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng;

    + Bụng bồn chồn

    +bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc

    + lá cây làm chiếu; áo phủ làm chăn

    + trời mưa lâm thâm

    => Tác dụng của yếu tố miêu tả:

    - Giúp cho lời kể sinh động, gợi hình, gợi cảm;

    +Làm nổi bật những gian khó nơi chiến khu;

    +Làm nổi bật hình tượng Bác Hồ chân thực, vĩ đại, yêu thương, chăm sóc chiến sĩ, đồng bào rất ân cần, chu đáo.

    +Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu kính, biết ơn Bác của anh đội viên

    Câu 6 (trang 32) Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:

    "Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang tỏa sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:

    - Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ..

    Bác cười hiển, đầm ấm:

    - Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.

    Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo:" Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng. "..."

    (Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" như thế nào)

    Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ** bài tiếp: Cảm Nghĩ Về Hình Tượng Bác Hồ Trong Bài Thơ Đêm Nay Bác Không Ngủ

    ** bài tiếp: Soạn Bài Lượm - Ngữ Văn 6, Sách Cánh Diều
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...