Kiến thức Văn học *Tác giả - Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. - Ông là một nhà thơ, nhà báo, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam. - Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay. - Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ". - Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo. Năm 10 tuổi, ông đã xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề "Từ góc sân nhà em" (1968). - Cũng trong năm 1968, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai là "Góc sân và khoảng trời" – Tập thơ được đánh giá là mang thế giới vào trong thơ. Các bài thơ tiêu biểu Hạt gạo làng ta, Sao không về vàng ơi.. *Tác phẩm - Đánh thức trầu sáng tác năm 1966, in trong tập Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 - Thể loại: thơ 5 chữ - Giá trị nội dung Bài thơ thể hiện tình cảm mến yêu, gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên, trong sáng, chân thành. Qua đó thể hiện tình cảm và cách ứng xử của những con người thôn quê đối với cây cối trong vườn rất gần gũi, gắn bó thắm thiết; yêu và quý như đối với những người bạn thâm tình. - Giá trị nghệ thuật: Giọng thơ hồn nhiên, gần gũi với trẻ nhỏ. Hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, gợi hình gợi cảm Trải nghiệm cùng văn bản Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm (Câu hát của bà em) ** Đã ngủ rồi hả trầu Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Tao không phải ai đâu Đánh thức mày để hái! ** Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu.. ** Đã dậy chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi! (1966, Trần Đăng Khoa) Suy ngẫm và phản hồi Câu 1 (trang 120) (Soạn bài: Đánh thức trầu – Sách Chân trời sáng tạo - Ngữ Văn 6) Khi "đánh thức trầu", cậu bé dường như không chỉ tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy? Trả lời: - Các chi tiết, hình ảnh thơ cho em biết cậu bé không chỉ tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói và cậu còn muốn trầu nhìn thấy mình: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu () Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé. () Đã dậy chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi! - >Đây là những lời gọi, lời đánh thức trầu nhẹ nhàng của cậu bé Câu 2 (trang 120) Cách xưng hô "mày", "tao" và việc lặp lại các lời "đánh thức trầu" ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu? Trả lời: Các xưng hô thân thiết mày – tao của cậu bé với câu trầu - vật vô tri, thể hiện tình cảm gần gũi, gắn bó thân thiết của câu với loài cây này, coi cây trầu như người bạn đang nói chuyện cùng nhau. - > đây là lời đánh thức, lời gọi trầu dậy vì sợ trầu đã ngủ say thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết thực thụ. - > Đây là biện pháp tu từ nhân hóa (gọi vật như gọi người, trò truyện với vật như với người) Câu 3 (trang 120) Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin "hái vài lá"? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào? Trả lời: Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin "hái vài lá cho thấy: - Thể hiện quan niệm của dân gian: Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng. - Thể hiện cách đối xử bình đẳng với câu cối: Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân – lá trầu không - Làm nổi bật thái độ trân trọng cây cối, coi cây cối cũng như có cảm xúc, suy nghĩ, tâm hồn như con người. - Cho thấy suy nghĩ hồn nhiên trong sáng, đáng yêu của cậu bé Câu 4 (trang 120) Từ câu hát của người bà " Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày ".. Cũng như lời" đánh thức trầu "của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm" con người là chúa tể của muôn loài "? Trả lời: - Câu hát của người bà là câu hát để hái trầu đêm của người lớn - Lời" đánh thức trầu "của cậu bé là lời gọi nhẹ nhàng để trầu thức dạy, cho câu bé hái vài lá đủ dùng - Qua đó cho thấy: + Trong vũ trụ, con người không phải là chúa tể muôn loài; mà con người và loài vật là những người bạn, có quan hệ bình đẳng. Muôn loài, dù là động vật, thực vật, từ cỏ cây, hoa lá đến chim muông.. cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. + Bởi thế, con người cũng cần đối xử tôn trọng, bình đẳng với vạn vật; cần yêu quý, gắn bó, thân thiết và hòa mình cùng với muôn loài. * Câu hỏi nâng cao: Phân tích giá trị của phép tu từ nổi bật được sử dụng trong bài thơ đánh thức trầu. Trả lời: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem ** Cảm Nhận Về Đoạn Thơ: Đã Dậy Chưa Hả Trầu? - Tao Hái Vài Lá Nhé - Đừng Lụi Đi Trầu Ơi! ** Cảm Nhận Về Bài Thơ Đánh Thức Trầu Của Trần Đăng Khoa - Dàn Ý + Văn Mẫu Soạn Bài Ôn Tập (Trang 130) - Sách Chân Trời Sáng Tạo, Văn 6