I. Giới thiệu chung: - Tác giả: Xéc- van- tét (1547- 1616) tên đầy đủ là Miguel de Cervantes Saavedra; là nhà văn người Tây Ban Nha + Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút + Khi 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ- đây là một cơ hội để ông có thể đọc sách và học tập. - Xuất xứ: Văn bản trích từ chương 8, 9 của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê - Thể loại: Tiểu thuyết - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự * Bố cục - Phần 1 :(từ đầu đến "bọn khổng lồ") : Thấy và nhận định về những chhiếc cối xay gió - Phần 2: Tiếp đến "con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai" : Thái độ và hành động của mỗi người. - Phần 3: Còn lại: Quan niệm và cách sử sự của mỗi người khi bị đau đớn, chung quanh chuyện ăn; chuyện ngủ II. Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió - Ngữ văn 8 1. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê a. Soạn bài Câu 1 (trang 79) Xác định ba phần của đoạn truyện này theo trật tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ. Trả lời - Văn bản chia thành 3 phần: + Phần 1 (Từ đầu.. đến không cân sức) -> Nội dung: Hai thầy trò trước khi đánh nhau với cối xay gió + Phần 2 (tiếp.. người văng ra xa) -> nội dung: Cuộc giao chiến giữa Đôn ki-hô-tê và cối xay gió + Phần 3 (còn lại) : Hai thầy trò sau cuộc giao chiến - Tính cách đối lập của hai nhân vật được khắc họa rõ nét qua 5 sự việc chính, tiêu biểu, chủ yếu: + Hai thầy trò nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió (chỉ có Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê phát hiện ra những chiếc cối xay gió và cho đó là những tên khổng lồ gian ác) + Thái độ, hành động của hai thầy trò Đôn ki-hô-tê khi Đôn Ki giao chiến (Đôn-ki-hô- tê cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh cối xay gió. +Đôn-ki-hô- tê bị thương nặng vì bị cối xay gió đạp cánh quạt vào người và ngựa. +Xan-chô đến cứu giúp, và hai thầy trò tranh luận nhau về "cối xay gió". + Trên đường đi tiếp, hai thầy trò bộc lộ quan niệm và cách cư xử quanh chuyện khi bị thương; chuyện ăn; chuyện ngủ (Xan-chô Pan-xa bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê và cảm thấy nghề đi tìm kiếm phiêu lưu cũng chẳng vất vả gì. Còn Đôn Ki-hô-tê không ăn, suốt đêm không ngủ, chỉ nghĩ đến nàng Đuyn- xi-nê-a của mình). Câu 2 (trang 79) Qua năm sự việc ấy, phân tích những nét hay và dở trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê. Trả lời: Phân tích nét hay và dở trong tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê: * Đôn-ki-hô-tê là nhân vật có lý tưởng tốt- hành hiệp trượng nghĩa- nhưng hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc chuyện kiếm hiệp. Nghĩa là có nét hay và dở trong tính cách, cụ thể: - Về trí tuệ: Mê muội (đọc quá nhiều chuyện hiệp sĩ) + Thấy cối xay lại nghĩ bọn khổng lồ gian ác + Khi bị quật ngã lại cho rằng đó là do pháp sư yểm bùa biến những tên khổng lồ thành cối xay - > Nét hạn chế trong tính cách - Về tư tưởng: Tiêu diệt cái xấu khỏi mặt đất, theo tinh thần hiệp sĩ - Hành động: Bất chấp nguy hiểm, lời can ngăn vẫn lao vào đánh nhau với cối xay gió - Tính cách: Dũng cảm, khắc khổ - Quan niệm sống: Quên mình vì việc nghĩa (quên cả chuyện ăn, ngủ, chăm lo cho bản thân) - > Mặt tốt, nét hay trong tính cách của nhân vật Đôn Ki b. Kiến thức trọng tâm cần nhớ - Mặt tốt: Có xuất thân từ tầng lớp quý tộc nghèo, có lý tưởng cao đẹp trừ gian diệt ác, cứu khốn phò nguy, giúp người lương thiện; muốn làm hiệp sĩ tài ba, không sợ nguy hiểm, không màng đến tính mạng. Khi bị thương nhưng không hề rên rỉ, coi khinh cái tầm thường, không lấy việc ăn uống tầm thường làm thích thú. Trong tình yêu thì yêu vô cùng say đắm, chân thành. - Mặt đáng chê: Đôn-ki-hô-tê có những suy nghĩ và hành động nực cười, mê muội diên rồ, và hoang tưởng vì đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ. Nghĩ những chiếc cối xay gió là những người khổng lồ nên xông vào đánh 2. Giám mã Xan-chô-pan-xa Câu 3 (trang 79) Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu. Trả lời: - Xan-chô-pan-xa là nhân vật tồn tại cả những mặt tốt - xấu, hay-dở trong tính cách, thái độ, lý tưởng: Thực tế, tỉnh táo nhưng nhân vật này thực dụng, hèn nhát, tham lam. - Xan- chô-pan-xa. Cụ thể: - Trí tuệ: Hoàn toàn, tỉnh táo, trung thành, tỉnh táo, thật thà + Nhận thức được bản chất của sự vật- cối xay là cối xay - >Mặt tốt trong tính cách - Ước muốn: Thực tế tới mức thực dụng. Bác mong được cai trị một vài hòn đảo - Hành động nhút nhát, bộc lộ quan niệm hơi đau một chút đã kêu rên rồi - Quan niệm sống: Quá chú trọng tới bản thân, quá quan tâm tới vật chất, nhất là chuyện ăn, ngủ.. - Tính cách: Nhát gan, ích kỉ, vụ lợi nhưng trung thành, thực tế Câu 4 (trang 79) Đối chiếu Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt: Dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động.. để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản Trả lời: - Hai nhân vật trên tương phản nhau về mọi mặt: - Hai nhân vật trên tương phản nhưng lại không mâu thuẫn; trái lãi, bổ sung cho nhau: + Hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó, song hành cùng nhau, không tác rồi nhau – nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. + Hai nhân vật nương tựa vào nhau, hạn chế, khắc phục được những mặt yếu; phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động. - Đối chiếu hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa về các mặt sẽ thấy rõ nhà văn xây dựng một cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học. b. Kiến thức trọng tâm cần nhớ: - Xan-chô Pan-xa có xuất thân là nông dân, sống thực tế, tỉnh táo, thẳng thắn. Nhưng có tính xấu là thực dụng, thích danh vọng hão huyền (Nhận làm giám mã vì hi vọng được làm đốc cai trị vài hòn đảo), quá quan tâm đến vật chất (Luôn mang theo bầu rượu và túi có hai ngăn đựng đầy thức ăn), thiếu dũng cảm (hơi đau là rên rỉ). III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung - Đôn-ki-ho-te là một tiểu thuyết hiệp sĩ xuất sắc, mở đầu cho thời đại Phục hưng, thời đại của những con người với tính cách mới với chủ nghĩa nhân văn đậm nét - Qua văn bản, tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời. Chính sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Đồng thời báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn. 2. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng được cặp nhân vật tương phản, giọng điệu hài hước, phê phán IV. Đề ôn tập, kiểm tra Đọc – hiểu văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xét-van-tét) Câu hỏi: 1. Văn bản viết theo thể loại gì? Nêu xuất xứ của văn bản? 2. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió sử dụng ngôi kể thứ mấy? Được kể bằng lời của ai? 3. Giải nghĩa từ hiệp sĩ? 4. Câu nói sau của Đôn Ki-hô-tê giúp em hiểu gì về con người của Đôn Ki? ".. ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài". (Đánh nhau với cối xay gió) 5. Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất trong từng đoạn cũng như cả văn bản là gì? Chỉ ra tác dụng? 6. Từ hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong truyện "Đánh nhau với cối xay gió", em rút ra được bài học gì cho bản thân? Trả lời: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem * * * Bài tiếp theo: Chúc các em học tốt nha!