Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người - Sách Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 18 Tháng chín 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024

    Soạn văn 6: Chuyện cổ tích về loài người - Sách kết nối tri thức với cuộc sống

    Chuyện cổ tích về loài người của nữ sĩ Xuân Quỳnh thuộc chủ đề Gõ cửa trái tim (Bài 2) của chương trình sách giáo khoa lớp 6 mới. Phần soạn bài dưới đây hi vọng mang đến cho bạn đọc những tri thức bổ ích liên quan đến bài học.

    Tri thức ngữ văn


    Tác giả Xuân Quỳnh


    Xuân Quỳnh, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở Hà Nội.

    Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà đầy tình yêu thương trìu mến. Thơ Xuân Quỳnh có hình thức giản dị, ngôn ngữ thơ trong trẻo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ thơ. Tác phẩm viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh được tập hợp trong các tập: Lời ru trên mặt đất, Bầu trời trong quả trứng, Bến tàu trong thành phố..

    (Dẫn theo: SGK Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống)​

    Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người


    - Xuất xứ: Bài thơ in trong tập Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr 49 – 52.

    - Thể thơ: Bài thơ viết theo thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn).

    - Bố cục: Bố cục: 2 phần

    + Phần 1: Khổ 1: Thế giới trước khi trẻ con ra đời;

    + Phần 2: Thế giới sau khi trẻ con ra đời;

    Khổ 2: Những thay đổi về thiên nhiên đầu tiên khi trẻ con sinh ra;

    Khổ 3: Sự xuất hiện của mẹ để cho trẻ tình yêu và lời ru;

    Khổ 4: Sự xuất hiện của bà để kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ;

    Khổ 5: Sự xuất hiện của bố và tình yêu thương của bố để cho trẻ có nhận thức về thế giới;

    Khổ 6: Sự xuất hiện của trường lớp và thầy giáo để cho trẻ được đi học và có kiến thức.

    [​IMG]

    Trước khi đọc

    1. Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam:

    - Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên.

    - Trong truyện kể này, nguồn gốc của con người Việt Nam được lí giải một cách kì lạ, độc đáo: Người Việt Nam chúng ta có nguồn gốc thần tiên, là con của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, tất cả mọi người đều là anh em một nhà, cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

    2. Một bài thơ, đoạn thơ về tình cảm gia đình:

    Mẹ ốm (Trần Đăng Khoa)

    Mọi hôm mẹ thích vui chơi

    Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

    Lá trầu khô giữa cơi trầu

    Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

    Cánh màn khép lỏng cả ngày

    Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

    Nắng mưa từ những ngày xưa

    Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

    Khắp người đau buốt, nóng ran

    Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

    Người cho trứng, người cho cam

    Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào.

    Sáng nay trời đổ mưa rào

    Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

    Cả đời đi gió đi sương

    Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

    Mẹ vui, con có quản gì

    Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

    Rồi con diễn kịch giữa nhà

    Một mình con sắm cả ba vai chèo.

    Vì con mẹ khổ đủ điều

    Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

    Con mong mẹ khoẻ dần dần

    Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

    Rồi ra đọc sách, cấy cày

    Mẹ là đất nước, tháng ngày của con..

    Sau khi đọc

    Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 6


    Chuyện cổ tích về loài người – trả lời câu hỏi SGK trang 43

    Câu 1. Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ:

    - Bài thơ sử dụng phương thức biểu cảm: Mượn hình thức một câu chuyện để bộc lộ cảm xúc.

    - Mỗi câu thơ có 5 chữ, bài thơ chia làm nhiều khổ.

    - Các câu thơ gieo vần với nhau.

    - Mỗi dòng thơ đều ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 tạo âm điệu nhịp nhàng.

    - Bài thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo và các biện pháp tu từ.

    Câu 2.

    Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới có nhiều biến đổi sau khi trẻ con ra đời:

    - Khi thế giới chỉ toàn là trẻ con, khung cảnh khắp nơi hoang sơ, đơn điệu: Không có ánh sáng, màu sắc, không dáng cây ngọn cỏ, không mặt trời, chỉ toàn là màu đen..

    - Thế giới đã có sự thay đổi khi trẻ em xuất hiện, thế giới từ tối tăm sang có ánh sáng: Mặt trời giúp trẻ con nhìn rõ. Cây, cỏ, hoa giúp trẻ con cảm nhận màu sắc. Tiếng chim, làn gió giúp trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông giúp trẻ con có nước để tắm. Biển giúp trẻ có ý nghĩ, cung cấp thực phẩm, phương tiện. Đám mây, con đường giúp trẻ tập đi. Thầy giáo dạy dỗ cho trẻ em..

    Câu 3.

    Món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu, sự chăm sóc bế bồng của mẹ.

    Món quà ấy còn là những bài học làm người mà mẹ gửi gắm trong lời ru: Bài học về sự chăm chỉ chuyên cần, biết giúp đỡ mọi người (trong lời ru cái bống), bài học về tình yêu cuộc sống (lời ru về cái hoa, cánh cò), bài học về tình nghĩa thủy chung (lời ru gừng cay muối mặn)..

    Câu 4.

    Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện ngày xưa, ngày sau:

    TruyệnTấm Cám, Thạch Sanh: Từ câu chuyện, bà mong trẻ biết sống hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng.

    TruyệnCóc kiện trời: Bà mong trẻ sẽ biết đoàn kết, giúp đỡ mọi người.

    TruyệnNàng tiên ốc, Ba cô tiên: Bà mong trẻ biết sống lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.

    Câu 5.

    Theo cách nhìn của nhà thơ, tình cảm của bố dành cho trẻ có điều khác hơn so với mẹ và bà dành cho trẻ:

    Bố mang đến những hiểu biết, dạy con ngoan, biết nghĩ, biết học hỏi kiến thức.

    Như vậy bà và mẹ nuôi dưỡng cho trẻ trái tim ấm áp, yêu thương. Bố lại giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ, hiểu biết.

    Câu 6.

    Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên rất gần gũi, đơn sơ, mộc mạc: Chữ viết, bàn, ghế, lớp, trường, bảng, phấn.. đều là những hình ảnh quen thuộc với thầy và trò.

    Câu 7.

    Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người khiến cho em liên tưởng tới những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kì ảo.

    Câu 8.

    Câu chuyện về nguồn gốc của loài người trong bài thơ của Xuân Quỳnh lí giải theo một cách riêng, độc đáo: Không phải người lớn mà là trẻ con được sinh ra trước nhất. Trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ cần được nâng niu, hướng dẫn; vạn vật trên trái đất được sinh ra là vì trẻ em; những người thân như ông bà, bố mẹ được sinh ra là để che chở, yêu thương, nuôi dạy trẻ em khôn lớn thành người.

    Sự khác biệt ấy thể hiện thông điệp của tác giả đến người lớn: Hãy yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. Các em cần được sống trong môi trường tốt đẹp, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ để khôn lớn, trưởng thành.

    Đồng thời còn gửi thông điệp đến trẻ em: Hãy yêu thương những người thân trong gia đình bởi họ đã dành cho các em những tình cảm tốt đẹp nhất.

    Xem thêm:

    Thực Hành Tiếng Việt Lớp 6 Trang 44 – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng mười một 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...