Soạn bài: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Văn 11 - Sgk tập 1 trang 107

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 10 Tháng mười một 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    I. Đôi nét về tác giả và tác phẩm:

    1. Tác giả:


    - Xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

    - Là một nhà văn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo.

    - Sở trường của ông là về thể loại tùy bút.

    * Sự nghiệp sáng tác:

    - Sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

    - Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, độc đáo, uyên bác.

    - Là nhà văn lớn có đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại (thể tùy bút).

    2. Tác phẩm:

    * Về xuất xứ:

    - "Chữ người tử tù" lúc đầu có tên là "Dòng chữ cuối cùng" in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn.

    - Sau đó, truyện được in trong tập "Vang bóng một thời" (1940) và được đổi tên là "Chữ người tử tù".

    II. Đi vào văn bản:

    1. Tình huống truyện:


    - Hai nhân vật:

    +Huấn Cao: Tử tù có tài viết chữ đẹp thư pháp.

    +Viên quản ngục: Người coi tù có sở thích chơi chữ.

    - Hai bên: Gặp nhau nơi tử tù -> tình huống trớ trêu.

    - >Trên hình diện xã hội: Đối địch nhau.

    - > Trên hình tượng nghệ thuật: Họ là tri kỷ.

    - Quan hệ đặc biệt éo le, đầy tớ trớ trêu.

    - > Tác dụng: Làm nổi bật lên vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao và làm sáng tỏ tấm lòng "biệt nhơn liên tài" của quản ngục.

    - > Thể hiện sâu sắc tài nghệ của nhà văn trong "chữ người tử tù".

    2. Tìm hiểu nhân vật Huấn Cao:

    a. Cốt cách tài hoa nghệ sĩ:

    - Qua lời thầy trò viên quản ngục:

    • "Cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp"
    • "Tài viết chữ tốt".
    • "Chữ Huấn Cao đẹp lắm vuông lắm".
    • "Có được chữ ông Huấn.. báu vật trên đời".

    - Qua lời nói Huấn Cao: "Những nét chữ vuông tươi tắn chấm.. hoài bão tung hoành của một đời người".

    - >Huấn Cao là một bậc hiền tài, nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp cổ truyền.

    - > Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan điểm kính trọng và ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của ông.

    - > Thể hiện rõ một lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

    b. Khí phách anh hùng, dũng liệt:

    - Chống lại triều đình -> Lý tưởng sống đẹp.

    - Dỗ gông trừ rệp -> Điềm tĩnh, lạnh lùng, tự do.

    - > Tư chấc anh hùng, bình tĩnh, coi thường cái chết.

    - Thái độ:

    + Ung dung: "Thản nhiên nhận rượu thịt.. sinh bình".

    - >Bản lĩnh của một nhân vật lớn.

    +Mắng đuổi quan ngục: "Ta chỉ.. đặt chân vào đây" -> khinh bạc, thách thức.

    +Qua lời viên quản ngục:

    • "Có tài lẻ khóa, vượt ngục".
    • "Chọc trời khuấy nước".

    - > Tài năng, khí phách hiên ngang.

    => Khí phách của một nhà nho tiết tháo, uy vũ.

    c. Thiên lương trong sáng:

    - Trọng nghĩa khinh tài.

    - > Nhà nho chân chính.

    - Không vì quyền lực hay tiền bạc mà ép mình cho chữ: "Ta nhất sinh.. bao giờ".

    - Biết sợ việc thiếu chút nữa: "Ta cảm cái.. phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".

    - Yêu mến cái thiện, cảm động trước thiên lương trong sạch của quan ngục.

    - > Nhân cách cao cả.

    - > Cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

    - > Quan điểm nghệ thuật tiến bộ -> Trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc -> yêu nước thầm kín.

    3. Cảnh cho chữ:

    a. Hoàn cảnh cho chữ:

    - Thời gian: Đêm khuya.

    - Không gian:

    +Buồng giam chật hẹp, tăm tối >< ánh sáng của bó đuốc.

    +Mùi hôi của không khí ẩm ướt thường đầy mạng nhện và phân gián >< mùi hương của lọ mực, bút lụa trắng.

    - >Cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, dơ bẩn, thiên lương có thể tỏa sáng nơi băng tối và cái ác quỷ ngự trị.

    b. Con người:

    - Người cho chữ (tử tù) :

    + "Một người tù.. mảnh ván" -> Ung dung, bình tĩnh

    +Khuyên bảo, răn dạy cai mục về lẽ sống.

    - Người nhận chữ (quản ngục)

    + "Viên quản ngục.. chậu mực" -> Khúm núm.

    +Vái lạy tù nhân -> Cúi đầu trước cái đẹp, cái đẹp của thiện lương.

    - > Trật tự, kỷ cương nhà tù bị đảo lộn:

    + Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy quan ngục -> Làm chủ.

    +Ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân -> Cảnh tượng xưa nay chưa có.

    Kết luận: Tác phẩm đã thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao - một người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó, nhà văn khẳng định quan niệm, sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ lòng yêu nước thầm kín.

    Bài trước: Soạn Bài: Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam - Văn 11 (Sgk Tập 1 Trang 94)

    Bài sau: Soạn Bài: Chí Phèo - Nam Cao - Ngữ Văn 11 Tập 1 - Việt Nam Overnight
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười hai 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...