Soạn văn 10: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Kết nối tri thức với cuộc sống - Hướng dẫn soạn bài trang 27 - Văn 10 - Kết nối tri thức Câu 1. Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù. Câu 2. Lời kể về nhân vật quản ngục trong phần 1 là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật nà như thế nào? Câu 3. Sự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào? Câu 4. Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách Huấn Cao. Câu 5. Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng "xưa nay chưa từng có". Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó. Câu 6. Theo bạn, tác giả đã gửi gắm những thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ? Câu 7. Nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân). Gợi ý Trả lời câu hỏi trang 27 - Văn 10 - Kết nối tri thức Câu 1. Tình huống truyện trong Chữ người tử tù: Tình huống (rộng) trong Chữ người tử tù chính là sự gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục ở trong nhà lao. Tình huống (hẹp) là tình huống cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Câu 2. Lời kể về nhân vật quản ngục trong phần 1 là của tác giả. Lời kể của tác giả khiến người đọc hình dung rõ nét hơn về nhân vật quản ngục, từ công việc, ngoại hình, tính cách đến những băn khoăn trong lòng khi nhận tin tiếp quản tử tù Huấn Cao. Câu 3. - Sự kiện đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục là khi v iên quản ngục giãi bày ước nguyện của mình với thầy thơ lại vào đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao ra pháp trường. Thầy thơ lại vội vã xuống phòng giam Huấn để kể lại toàn bộ sự tình, Huấn Cao đã quyết định cho chữ viên quản ngục bởi cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. - Mối quan hệ của họ ban đầu từ đối lập trên bình diện xã hội trở thành tri âm, tri kỉ trên bình diện nghệ thuật, một người là nghệ sĩ, một người lại trân quý cái đẹp. Tấm lòng giao cảm đó đã một lần nữa khẳng định tấm lòng và tâm hồn của Huấn Cao – coi trọng người trọng cái đẹp và sự trân trọng biệt nhỡn liên tài của thầy quản. Câu 4. Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu: - Qua lời kể của thầy thơ lại, qua suy nghĩ của ngục quan. - Xuất hiện ngang tàng trước cửa nhà lao. - Bình thản nhận sự biệt đãi. - Xua đuổi, khinh miệt quản ngục khi quản ngục đến thăm. - Bình thản khi nghe tin ngày mai ra pháp trường - Cảnh cho chữ và lời khuyên ngục quan. Nhận xét đặc điểm tính cách Huấn Cao: Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp, có khí phách hiên ngang và có thiên lương trong sáng. Câu 5. - Các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng "xưa nay chưa từng có" : + Thông thường, việc cho chữ, xin chữ thường được diễn ra ở những nơi thanh cao; ở đây lại diễn ra trong buồng giam tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. + Vị thế của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt: Người cho chữ: Huấn Cao- người tử tù sắp chịu án chém, bị mất tự do lại nổi bật và đẹp đẽ, hiên ngang dậm tô nét chữ vuông tươi tắn trở thành người nghệ sĩ. Còn người nhận chữ: Viên quản ngục- một người ngày thường nắm quyền cai quản tù nhân trong tay nay khúm núm, kính cẩn thu những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ. + Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau: Trong cảnh có sự đối lập giữa cảnh vật, đồ vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị một cách gay gắt để làm nổi bật bức tranh bi hùng, đó là sự đối lập giữa: Ánh sáng bóng tối, cái thiện- cái ác, cái đẹp- cái xấu xa, cái cao cả- cái thấp hèn, tự do- ràng buộc, thơm tho (mùi mực) - ẩm mốc (mùi nhà giam phân chuột, phân gián) - Ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó: Cảnh cho chữ là cơ hội để tác giả ngợi ca những tấm lòng đẹp trong thiên hạ; Cảnh cho chữ còn khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác; Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất. Câu 6. Qua câu chuyện xin chữ và cho chữ tác giả đã gửi gắm những thông điệp: - Cái đẹp ở đâu cũng có thể tỏa sáng và có sức mạnh đặc biệt. - Cái đẹp không chỉ là sự khéo léo hình thức bên ngoài mà còn phải chứa đựng những điều lớn lao về tư tưởng. - Cái đẹp phải đi cùng cái thiện, cái tái gắn với cái tâm.. Câu 7. Điểm chung giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân) : - Đều là những trí thức. - Đều là những con người dũng cảm, có khí phách, sẵn sàng đấu tranh với cái xấu, cái ác vì sự yên bình của nhân dân. - Đều là những người ngay thẳng, thiện lương.