Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi - Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 28 Tháng chín 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh thuộc chủ đề Gõ cửa trái tim (Bài 2) – chương trình sách giáo khoa lớp 6 mới. Tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong năm 1998. Phần soạn bài dưới đây hi vọng mang đến cho bạn đọc những tri thức bổ ích liên quan đến bài học.

    Soạn văn 6: Bức tranh của em gái tôi - Kết nối tri thức với cuộc sống


    Tri thức văn học

    Tác giả Tạ Duy Anh

    - Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Đăng, sinh năm 1959.

    - Quê quán: Hà Tây (nay là Hà Nội).

    - Ông là cây bút trẻ của văn học thời kỳ đổi mới những năm 1980.

    - Truyện viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh trong sáng, đậm chất thơ và giàu ý nghĩa nhân văn.

    - Tạ Duy Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993. Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

    - Tác phẩm tiêu biểu: "Quả trứng vàng", "Vó ngựa trở về" (Tập truyện viết cho thiếu nhi), "Thiên thần sám hối", "Bước qua lời nguyền" (Tiểu thuyết), "Xưa kia chị đẹp nhất làng" (Truyện ngắn)...

    Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi

    Xuất xứ

    - In trong tập "Con dế ma" (xuất bản 1999)

    - Truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong 1998.

    Bố cục

    - Đoạn 1: "Em gái tôi tên là Kiều Phương [...] có vẻ vui lắm": nhân vật tôi giới thiệu về co em gái Kiều Phương.

    - Đoạn 2: "Nhưng mọi bí mật của Mèo [...] phát huy tài năng": năng khiếu vẽ tranh của Mèo được chú Tiến Lê phát hiện.

    - Đoạn 3: "Kể từ hôm đó [...] như chọc tức tôi": Cảm xúc ghen tị, khó chịu của nhân vật "tôi" khi em gái giỏi giang hơn mình.

    - Đoạn 4: "Rồi cả nhà, trừ tôi [...] em gái con đấy": Bức tranh của em gái và tâm trạng xúc động, xấu hổ của nhân vật "tôi".

    Tóm tắt Bức tranh của em gái tôi

    Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi kể về hai nhân vật chính là người anh và cô em gái Kiều Phương (Mèo). Mèo rất thích vẽ, cô bé tự tay chế màu vẽ và bí mật vẽ tranh. Một hôm, một người bạn của bố đến chơi, phát hiện ra những bức tranh của Mèo và ngạc nhiên, khen ngợi năng khiếu hội họa của cô bé, hứa sẽ giúp đỡ cô bé phát huy tài năng.

    Từ khi biết em gái có năng khiếu hơn mình, nhân vật "tôi" – người anh cảm thấy tủi thân, ghen tị, không còn thân với em gái như trước, thậm chí còn gắt um lên với em.

    Sau đó, Mèo tham gia trại thi vẽ Quốc tế. Bức tranh của Mèo đạt giải nhất. Ngày nhận giải, người anh đã được xem bức tranh đạt giả của Mèo trong phòng triển lãm. Khi nhận ra chính mình là nhân vật được vẽ trong bức tranh - một người anh hoàn hảo trong mắt cô em gái, nhân vật "tôi" đã vô cùng xấu hổ về thái độ lạnh lùng, xa cách của mình đối với em gái bấy lâu nay.

    Nội dung Bức tranh của em gái tôi

    Truyện "Bức tranh của em gái tôi" kể về nhân vật tôi do mặc cảm, ghen tị với tài năng của em gái nên có thái độ lạnh lùng, xa cách với em. Cuối cùng, chính tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của em gái đã giúp cho người anh nhận ra tình cảm em dành cho mình. Người anh vô cùng xấu hổ, nhận thức được sai lầm của mình trong cách cư xử với em.

    Nghệ thuật Bức tranh của em gái tôi

    - Cốt truyện đơn giản mà hấp dẫn. Tình tiết kết thúc truyện bất ngờ, để lại nhiều suy ngẫm.

    - Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.

    - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

    Bài học

    - Nên sống nhân hậu và độ lượng với mọi người.

    - Không nên xấu hổ, tự ti trước tài năng của người khác. Cần vượt qua thái độ đó để phấn đấu hoàn thiện bản thân.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi văn 6 trang 51 - Bức tranh của em gái tôi


    Câu 1. Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là ai, xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

    - Người kể chuyện trong truyện là người anh – nhân vật "tôi".

    - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng "tôi".

    Câu 2. Em thích nhất đặc điểm gì của nhân vật Mèo – Kiều Phương ? Vì sao ?

    Kiều Phương đáng yêu ở những điểm :

    - Kiều Phương khá tinh nghịch, thích tìm hiểu, sáng tạo: lén pha chế màu để vẽ, thích vẽ.

    - Kiều Phương còn là một cô bé trong sáng, hồn nhiên và có lòng nhân hậu, yêu thương gia đình, đặc biệt là anh mình. Dù anh hay gắt gỏng nhưng Kiều Phương không để bụng những chuyện đó...

    Câu 3. Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ?

    Trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ, nhân vật "tôi" có thái độ tự ái, mặc cảm, tự ti và có phần đố kỵ với người em.

    - Tự ti vì cảm thấy mình bất tài:

    + Lén xem tranh của Mèo - "làm một việc mà tôi vẫn coi khinh".

    + Mặc cảm, buồn vì thấy em gái mình có tài còn mình thì không - "Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài..." : làm việc lén lút, không muốn cho ai biết, thu mình, không muốn chia sẻ nỗi buồn với ai.

    - "Tôi" có phần ghen tị với em nên không thể thân với em như trước kia. Càng ngày, "tôi" càng khó chịu, gắt gỏng với em. "Tôi" còn cảm thấy khó chịu, không vui khi em mình được tham gia cuộc thi lớn: "Rồi cả nhà - trừ tôi – vui như Tết..."

    Tự ti, mặc cảm, ghen tị... là cảm xúc mà ai cũng có thể trải qua, vì chúng ta không phải ai cũng hoàn hảo, trong khi xã hội nhiều người tài giỏi hơn mình. Nhưng thay vì tự ti, mặc cảm, ghen tị, chúng ta hãy nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân, làm cho bản thân trở nên tốt nhất.

    Câu 4. Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

    Sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ, cảm xúc của nhân vật "tôi" thay đổi: "sững người", "thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ", "muốn khóc quá".

    "Tôi" vô cùng bất ngờ vì mình là nhân vật chính được vẽ trong tranh, hãnh diện vì là anh trai của một tài năng, hãnh diện vì được vẽ đẹp, xấu hổ vì đã có thái độ ích kỷ, gắt gỏng với Mèo, muốn khóc vì ân hận.

    Không chỉ cảm xúc thay đổi, suy nghĩ, nhận thức của nhân vật "tôi" cũng thay đổi: "tôi" đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình. Nhận ra em gái không những không buồn anh, trách anh, mà ngược lại rất yêu thương, quý mến anh.

    Câu 5. Từ các văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

    Qua các văn bản trên, ta nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình chính là tình yêu thương, lòng nhân hậu, biết sống vì nhau, quan tâm đến những cảm xúc của nhau.

    Xem thêm:

    Soạn Văn 6: Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Và Miêu Tả
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười một 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...