Soạn bài Bạn đến chơi nhà - Ngữ văn 7 - Có đề kiểm tra Đọc hiểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 9 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    I. Tìm hiểu chung:

    - Nguyễn Khuyến thuở nhỏ nhà nghèo nhưng rất thông minh và học giỏi. Ông từng thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc.

    - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

    - Bố cục (3 phần) :

    + Phần 1 (1câu đầu) : Cảm xúc của nhà thơ khi bạn tới chơi nhà

    + Phần 2 (6 câu thơ tiếp) : Hoàn cảnh tiếp đãi bạnnhà thơ khi bạn đến chơi nhà

    + Phần 3 (1 câu cuối) : Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

    II. Phân tích

    Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

    Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

    Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

    Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

    Bác đến chơi đây ta với ta.

    (Nguyễn Khuyến)

    1. Cảm xúc của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà (Câu 1)

    a. Soạn bài

    Câu 1 (trang 105 sgk)

    Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

    Trả lời:

    Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú. Vì:

    + bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

    + Gieo vần: Gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8 (nhà - xa -gà - hoa - ta (vần a))

    + Sử dụng phép đối: Câu 3 đối với câu 4 (Ao sâu nước cả khôn chài cá - Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà) ; câu 5 đối với câu 6 (Cải chửa ra cây, cà mới nụ - Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa)

    b. Kiến thức trọng tâm

    - Câu mở đầu tựa như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, chân thành thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách

    - Lời văn giản dị, mộc mạc.

    2. Hoàn cảnh tiếp bạn của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà (Câu 2 – câu 7)

    a. Soạn bài

    Câu 2 (trang 105)

    Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: "Bác đến chơi đầy, ta với ta!" nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

    Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi.

    A. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?

    B. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

    Trả lời:

    A. Bài thơ làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm, gắn bó keo sơn của tác giả với bạn.

    - Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Đặc biệt khi tác giả trong hoàn cảnh về ở ẩn xa xôi, có bạn đến chơi thì đúng là quá quý. Vì thế Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế, mâm cao cỗ đầy.

    B. Sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh tiếp đãi bạn rất đặc biệt (éo le) :

    + trẻ đi vắng: Muốn ra chợ thì chợ xa

    + chợ xa: Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

    + Ao sâu nước cả: Muốn bắt cá thì ao sâu

    + Vườn rộng rào thưa: Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

    + Cải chửa ra cây, cà mới nụ / bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa: Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

    + Trầu không có: Miếng trầu (thứ tối thiểu để tiếp đãi bạn) cũng không có

    → Dụng ý: Tác giả tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ, có nhất nhiều thực phẩm nhưng hóa ra lại không có gì (tưởng có nhưng hóa ra lại không có) vì chưa dùng được ->từ đó làm nổi bật tình chân thành, chân tình khi tiếp bạn.

    b. Kiến thức trọng tâm

    - Với cách xây dựng tình huống tiếp bạn rất đặc biệt, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của một nhà nho thanh bạch.

    - Nghệ thuật đặc sắc: Nhịp thơ 3/4: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai; phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, điệp ngữ, đối lập và tính từ, từ phủ định sử dụng rất đắt.

    3. Tình bạn thắm thiết của tác giả (Câu 8)

    A. Soạn bài

    Câu 2 (SGK trang 105)


    C. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?

    D. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài "Bạn đến chơi nhà".

    Trả lời:

    C. Câu thơ thứ 8 sử dụng cụm từ ta với ta có ý nghĩa:

    - Không cần vật chất đầy đủ, sang trọng, mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần cái tình cảm, thái độ đủ khẳng định tình bạn thắm thiết.

    - Chỉ những người bạn tri âm, tri kỉ cthương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

    - Qua đó, tác giả muốn nhận mạnh đến một tình bạn thân thiết, vượt qua mọi cái nghèo khổ về vật chất trong cuộc sống.

    D, Nhận xét về tình bạn trong bài Bạn đến chơi nhà

    - Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo, đầy đủ, thịnh soạn nhất

    - Nguyễn Khuyến rất coi trọng tình bạn, quý mến bạn

    b. Kiến thức trọng tâm

    ⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường. Giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

    III. Tổng kết

    1. Giá trị nội dung

    - Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc, vượt lên trên vật chất tầm thường của tác giả

    2. Giá trị nghệ thuật

    - Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. Giọng thơ giản dị, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

    - Kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

    IV> Đề ôn tập, kiểm tra phần: Đọc hiểu bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) - Ngữ văn 7

    Đọc bài thơ, trả lời câu hỏi:

    Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

    Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

    Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

    Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

    Bác đến chơi đây ta với ta.

    Câu hỏi:

    1. Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao em biết?

    Nêu tên một bài thơ khác có cùng thể thơ

    2. Tìm 1 thành ngữ có trong bài, giải nghĩa thành ngữ đó?

    3. So sánh hai cụm từ "ta với ta" trong bài Qua Đèo Ngang với bài Bạn đến chơi nhà

    4. Tìm đại từ trong bài thơ, cho biết đại từ được dùng để làm gì?

    5. Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Bài tiếp theo:

    Chúc các em học tốt!
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...