Soạn bài: Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Ngữ văn 6, Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 10 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn văn 6: Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Tri thức ngữ văn


    Bài học có liên quan đến lễ hội Đền Gióng ở Sóc Sơn. Đây là lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Lễ hội diễn ra vào ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm. Địa điểm: Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

    Văn bản "Ai ơi mồng 9 tháng 4" đánh giá những nét đặc sắc của lễ hội nổi tiếng làng Gióng.

    Tác giả: Anh Thư.

    Tác phẩm

    - Xuất xứ: Báo điện tử Hà Nội mới, 2004.

    - Thể loại: Văn bản thông tin

    - Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh.

    - Bố cục: 3 phần:

    + Phần 1: Từ đầu đến ".. đồng bằng Bắc Bộ" : giới thiệu về hội Gióng.

    + Phần 2: Tiếp theo đến ".. viên hầu cận..": Tiến trình hội Gióng.

    + Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hội Gióng.

    - Nội dung, ý nghĩa

    Giới thiệu về lễ hội đền Gióng, qua đó thể hiện được nét đẹp văn hóa tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

    - Nghệ thuật

    + Trật tự thời gian khi tường thuật sự kiện.

    + Cách triển khai nội dung trong từng phẩn, mục: Mở đầu - diễn biến - kết thúc - tổng kết ý nghĩa, giá trị.

    + Ngôn ngữ: Giản dị, rõ ràng, có hàm lượng thông tin cao.

    + Sử dụng các phương thức thuyết minh ngắn gọn, súc tích.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 15, 16 – Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


    Câu 1. Văn bản này thuật lại sự kiện gì?

    Trả lời câu 1 trang 15 – Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Văn bản thuật lại sự kiện lễ hội Gióng vào ngày 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng huyện Gia Lâm Hà Nội.

    Câu 2. Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin gì?

    Trả lời câu 2 trang 15 – Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đoạn mở đầu của văn bản cho biết các thông tin về sự kiện, thời gian diễn ra, bối cảnh (có mưa giông) tính chất, đặc điểm lễ hội (là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ).

    Câu 3. Hội Gióng diễn ra ở những địa điểm nào? Những địa điểm đó nhắc em nhớ đến các chi tiết nào trong truyền thuyết Thánh Gióng?

    Trả lời câu 3 trang 15 – Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    - Lễ hội diễn ra ở một khu vực rộng lớn. Một số địa danh diễn ra hội Gióng như: Cố Viên, Miếu Ban, đền Mẫu, khu đền Thượng.

    - Những địa điểm đó nhắc em nhớ đến

    + Cố Viên: Vườn cà của mẹ Thánh Gióng

    + Miếu Ban: Nơi Thánh Gióng được sinh ra

    + Đền Mẫu: Nời thờ mẹ Thánh Gióng

    + Đền Thượng: Nơi phụng thờ Thánh.

    Câu 4. Hãy tóm tắt tiến trình của lễ hội? Lễ hội được tổ chức như thế nào?

    Trả lời câu 4 trang 16 – Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    - Thời gian chuẩn bị: Từ 1/3 đến 5/3

    - Lễ hội bắt đầu:

    + Mùng 6: Lễ rước cờ tới đền Mẫu, cơm chay lên đền Thượng.

    + Mùng 9: Chính hội, có múa hát thờ, hội trận và khao quân.

    + Mùng 10: Lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh.

    + Ngày 11, 12: Lễ rửa khí giới và lễ rước cờ báo tin thắng trận.

    Nhận xét: Lễ hội diễn ra trang trọng, đủ nghi thức với nhiều hoạt động.

    [​IMG]

    Câu 5. Hãy tìm một số hình ảnh hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng?

    Trả lời câu 5 trang 16 – Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội đã được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng như:

    + Lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng ngày mùng 8: Tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc;

    + Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc. ;

    + 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù;

    + 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta;

    + Dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường, tượng trưng cho đạo quân mục đồng;

    + Cảnh chia nhau những đồ tế lễ tượng trưng cho việc xin lập Thánh để được may mắn trong cả năm;

    + Ngày 12 là lễ rước cờ tượng trưng cho việc báo tin thắng trận với trời đất, thiên hạ hưởng thái bình.

    Câu 6. Theo em việc tổ chức hội Gióng mang lại ý nghĩa và giá trị gì?

    Trả lời câu 6 trang 16 – Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Ý nghĩa của hội Gióng:

    - Lễ hội Gióng là một di sản vô giá của văn hóa dân tộc, là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trấn thế..

    - Lễ hội cần được bảo tồn và phát huy để giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp cho muôn đời.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng một 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Tuan hoang

    Bài viết:
    1
    "Ai ơi mồng chín tháng tư

    Không đi hội Gióng cũng hư mất đời"
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng hai 2023
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    - Trèo lên cây gạo cao cao

    Bước xuống hội Gióng vui sao vui vầy

    Giáo gươm cờ xí trùng trùng

    Hằng năm mở hội tưng bừng vui thay

    Nhớ xưa Thánh Gióng tích rày

    Uy phong rạng rỡ đến nay còn truyền

    - Ai ơi mồng chín tháng tư

    Nhớ về hội Gióng rước cờ, tạ ơn.

    Thánh Gióng đánh dẹp giặc Ân

    Ngàn năm công đức cháu con khắc lòng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng tư 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...