So sánh bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1946 với 1959

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 20 Tháng sáu 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,256

    - Khái niệm bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước (BMNN) là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; cơ sở, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung nhất định tạo thành một cơ chế để thực hiện nhiệm chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

    - Hệ thống các cơ quan thành lập của bộ máy nhà nước:

    + Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 có ba hệ thống: Hệ thống các cơ quan đại diện, hệ thống các cơ quan chấp hành và hệ thống các cơ quan tư pháp.

    + Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1959, bộ máy nhà nước ta gồm có bốn hệ thống: Hệ thống các cơ quan đại diện, hệ thống các cơ quan chấp hành, hệ thống các cơ quan xét xử và có thêm hệ thống cơ quan kiểm sát. Hệ thống cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới trong BMNN theo Hiến pháp 1959.

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Nhận xét:

    + Hệ thống cơ quan đại diện:

    • Về Quốc hội (QH) : Ở cả hai bản Hiến pháp đều quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền lập ra pháp luật. Vai trò của Quốc hội ở bản Hiến pháp sau ngày càng được khẳng định so với bản Hiến pháp trước:

     Hiến pháp 1946 quy định giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, chuẩn y hiệp ước Chính phủ kí với nước ngoài. Nghị viện nhân dân là cơ quan thay mặt cho toàn thể nhân dân.

     Đến Hiến pháp 1959 QH là cơ quan duy nhất có quyền lập

    Pháp. Quyền hạn của QH được quy định cụ thể tại điều 50 của Hiến pháp trong đó có quyền làm luật; làm và sửa đổi Hiến pháp. Đồng thời quy định rõ cả quyền của Ủy ban thường vụ QH (UBTVQH), trong đó bao gồm cả quyền giải thích pháp luật. Trong tổ chức của QH, UBTVQH theo Điều 53 HP 1959 có thêm nhiều quyền hạn hơn so với BTVQH theo HP 1946 (Điều 36). Ngoài ra, QH theo Hiến pháp 1959 còn thành lập thêm một số cơ quan chuyên môn: Ủy ban dự án pháp luật, Ủy ban kinh tế kế hoạch và ngân sách..

    • Về Hội đồng nhân (HĐND) :

     Hiến pháp 1946 có quy định về Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành

    Chính. Tuy nhiên Hiến pháp1946 chưa xác định rõ vị trí tính chất của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Những mối liên hệ cơ bản giữa Hội đồng nhân dân với cấp trên và ủy ban hành chính được xác định tại Điều 59 là: "Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề thuộc địa phương mình.

    Những nghị quyết đấy không được sai trái với chỉ thị của cấp trên. Ủy ban hành chính có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh câp trên, thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương mình sau khi cấp trên chuẩn y" và "Ủy ban hành chính chịu trách nhiệm với cấp trên và đối với Hội đồng nhân dân địa phương mình" (Điều 60).

     Hiến pháp 1959 có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, các chế độ hoạt động các mối quan hệ của Hội đồng nhân dân.. So với Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 đã có những quy định cụ thể hơn về Hội đồng nhân dân. Hiến pháp 1959 đã quy định một số căn bản về tổ chức cơ quan chính quyền địa phương. Tại đây lần đầu tiên trong Hiến pháp đã xác định "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương" (Điều 80) và "Ủy ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân địa phương" (Điều 87). BMNN theo Hiến pháp 1946, HĐND chỉ có ở 2 cấp (tỉnh và xã) còn BMNN theo Hiến pháp 1959 thì HĐND được thành lập ở cả cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương.

    + Hệ thống các cơ quan chấp hành:

    Chính phủ:

     Hiến pháp năm 1946 quy định "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa". Theo Hiến pháp năm 1946, nguyên tắc chung tổ chức quyền lực Nhà nước là xây dựng chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân và thể hiện rõ sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Hiến pháp năm 1946 không quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, quyền hành chính Nhà nước cao nhất đứng riêng rẽ như một cành quyền lực độc lập.

     Hiến pháp năm 1959, tại điều 71 quy định: "Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa."

    Hiến pháp năm 1959 Hội đồng Chính phủ có tính độc lập tương đối. Hiến pháp năm 1959 thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Hiến pháp sau này 1959, đã thức nhận tính phụ thuộc của hành pháp và lập pháp, chí ít là trong lĩnh vực chấp hành.

    → Hiến pháp năm 1959, chúng ta thấy Hội đồng Chính phủ có quyền hạn rộng lớn, đầy đủ hơn, bao hàm nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế so với chế định Chính phủ trong Hiến pháp 1946.

    + Hệ thống cơ quan tư pháp:

     Hiến pháp 1946, Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa đệ nhị cấp (xét xử hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm) và tòa sơ cấp (chỉ xét xử sơ thẩm) là các cơ quan xét xử của nước ta. Thẩm phán của các tòa án (kể cả thẩm phán buộc tội và thẩm phán xét xử) đều do chính phủ bổ nhiệm và hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước khác.

     Hiến pháp 1959, hệ thống các cơ quan này cũng có sự thay đổi nhất định. Tòa án được đổi tên là tòa án nhân dân và được thành lập theo nguyên tắc lãnh thổ. Ở trung ương có Tòa án nhân dân tối cao, ở địa phương có tòa án nhân dân tỉnh, huyện và tương đương. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán được thay bằng bầu thẩm phán. Thẩm phán tòa án nhân dân cấp nào do cơ quan quyền lực nhà nước cấp đó bầu và bãi miễn. Phụ thẩm nhân dân được đổi tên là hội thẩm nhân dân. Các tòa án nhân dân đều đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp..

    + Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là do QH bầu ra và bãi miễn. Phó viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là do UBTVQH cử. Còn viện trưởng, phó viện trưởng và kiểm sát viên của viện kiểm sát địa phương do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    → Bộ máy nhà nước theo HP 1959 có nhiều điểm mới so với bộ máy nhà nước theo HP 1946. Trong đó các cơ quan đại diện của nhân dân được tăng cường về quyền lực; về tổ chức cũng được củng cố lại theo hướng mở rộng dân chủ và đi sâu vào hoạt động quản lý theo chuyên ngành. Các cơ quan tư pháp trong tổ chức và hoạt động không còn lệ thuộc các cơ quan hành pháp.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...