Số phận Ngựa Xích Thố và Thanh Long Đao đã đi về đâu sau khi Quan Vũ chết? * * * Với những hình ảnh là một viên đại tướng thân mặc giáp sát, tay cầm bảo kiếm cưỡi ngựa xông pha trận mạc, giết giặc lập công, có lẽ đã khá quen thuộc với đại đa số khán thính giả Việt Nam chúng ta. Vậy thì một trong những hình ảnh viên đại tướng được tái hiện thành công nhất lịch sử thời Tam Quốc trên đất Trung Hoa chính là hình tượng danh tướng Quan Vũ Quan Vân Trường, cùng hai thứ bảo bối đã theo sát ông như hình với bóng, rời non lấp bể oanh tạc biết bao trận mạc oai hùng lịch sử, đó chính là Thanh Long Yểm Nguyệt Đao và Ngựa Xích Thố. Đã có rất nhiều câu truyện kỳ bí xoay quanh hai thứ vũ khí này đã được lưu truyền rộng dãi trong lịch sử, từ việc rèn đúc ra thanh đao, hay bí ẩn về con Ngựa Xích Thố vô cùng đặc biệt này. Đặc biệt bấy lâu nay hậu thế vẫn luôn quan tâm nhất chính là Thanh Long Yểm Nguyệt Đao và Ngựa Xích Thố đã đi về đâu sau khi Quan Vũ chết? Đó cũng chính là nội dung chính mà chúng tôi sẽ giới thiệu cùng mọi người trong video này nhé! Thanh Long Yểm Nguyệt Đao là loại binh khí có mũi nhọn lại cán dài, lưỡi đao hình bán nguyệt, trên đao lại được khắc hình rồng. Yểm Nguyệt có nghĩa là cong cong như nửa đường cung mặt trăng. Thanh đao này luôn theo sát Quan Vũ xuất trận, đánh Đông dẹp Tây vô cùng diệu dụng, được gọi là Thanh Long Đao do mỗi khi chém địch nhân vẫn lóe lên phát sáng ra thứ ánh sáng màu xanh. Thanh Long Đao có cân nặng tương truyền lên tới 82 cân, tương đương khoảng gần 50 cân thời nay. Các loại đao trong môn võ thời hiện đại ngày nay không có quá nhiều sự khác biệt, tuy vậy thường là nhỏ và nhẹ hơn. Thường các cây đại đao này có chiều dài trong khoảng mét tám mét chín, lưỡi rộng 16 phân, trọng lượng trung bình cũng chỉ trong khoảng từ 1 cho đến 1, 5 kí. Điều này cho thấy các anh hùng thời xưa một khi đã có thể sử dụng được những loại binh khí ấy, tất phải có thần lực, quả có một sức khỏe phi thường. Nét oai dũng của tướng Quan Vũ, lại kết hợp cùng với những loại thần binh dị khí như Thanh Long Yểm Nguyệt Đao và Ngựa Xích Thố, chính là biểu tượng bất diệt về lòng trung nghĩa chính trực lúc bấy giờ. Lưỡi đao sắc đến nỗi có thể mang ra soi trăng uống rượu. Tương truyền Quan Vũ lúc bấy giờ muốn tìm cho mình một loại vũ khí diệu dụng ưng ý nhất, ông đã phải tìm đến rất nhiều bậc thầy về rèn để thảo luận. Các vị sư phụ nghề rèn đó đã đi đến thống nhất, tương xứng với một mãnh tướng như ông thì chỉ có đại đao mới là hợp nhất. Mà đại đao lại chia ra làm 5 cấp bậc cụ thể là: Thiết Đao, Cương Đao, Nhu Cương Đao, Thanh Cương Đao, Bảo Đao. Trong đó Bảo Đao là loại chỉ thấy được trong truyền thuyết, vì ngay cả những thợ rèn giỏi nhất, có luyện đến cả ngàn cây đao may mắn mới ra được Thanh Cương Đao, chứ đừng nghĩ đến Bảo Đao. Quan Vũ thì đêm ngày vẫn chờ mong một thanh Bảo Đao xuất thế rồi cảm ứng cùng chủ nhân, cho nên đêm ngày vẫn quyết tâm chờ đợi đến cùng. Cho dù có tốn kém tiền của đến bao nhiêu cũng nhất quyết trả giá, nhất định phải là một Bảo Đao. Ông không chỉ đãi ngỗ rất trọng hậu mà ngày đêm thiết tha hầu hạ, tự mình tìm kiếm mọi loại vật liệu dù khó khăn đến đâu. Vì vậy mà hơn mười vị đại tông sư về luyện khí đã vô cùng cảm kích, thêm vào về sự háo hức luyện thành một loại thần khí trong truyền thuyết, nên cũng dốc hết tâm lực mà làm. Sau hơn 1 tháng đã rèn ra được hơn chục chiếc Nhu Cương Đao, nhưng không một chiếc nào khiến Quan Vũ vừa ý. Lại một tháng nữa trôi qua thì luyện ra được một thanh Cương Đao, Quan Vũ cũng không vừa ý rồi yêu cầu luyện tiếp. Thế rồi vào một đêm trăng sáng, Quan Vũ đang ngồi đàm đạo cùng các vị luyện khí sư thì bỗng chén rượu không may đổ xuống, rượu trong ly bắn lên tung tóe vô tình bắn trúng vào miếng ngọc bội ông đeo từ nhỏ. Chẳng ngờ được miếng ngọc tự nhiên phát sáng, tỏa thứ anh sáng mờ mờ mát lạnh, đồng thời lửa trong lò cũng đột nhiên sáng rực. Trong số các luyện khí sư có một vị nghi hoặc kêu lên: "Đây quả là dấu hiệu cảm ứng thông linh đến lạ, lão phu đã từng đọc được trong một cuốn sách cổ xưa viết rằng, dị tượng lạ lùng xuất hiện cùng với lửa đỏ trong lò reo lên bùng cháy là dấu hiệu cho thấy thần vật xuất thế". Mảnh ngọc kia ngài đã mang theo bên mình từ bé phải không? Quan Vũ nghe vậy liền gật đầu xác nhận. Vị luyện khí sư nọ chỉ chờ có vậy mới khẽ gật đầu vui sướng tột độ, lại thốt: Vậy khi tôi gắp thanh đao trong lò ra, khi vào nước thì ngài hãy gắn mảnh ngọc quý vào nhé. Quả nhiên mảnh ngọc khi gắn vào thanh đao thì đột nhiên phát sáng, phát xuất ra một luồng bạch khí lao vút lên không trung, bất ngờ chém trúng một con rồng xanh đang trú ngụ ẩn hiện trên trời. Sau đấy trời đất đột nhiên quay cuồng đảo lộn vần vũ kiệt liệt, mặt trăng đang sáng tỏ cũng bị mây mù bao phủ trùng trùng. Có tới một ngàn bảy trăm tám mươi giọt mưa máu từ trên trời rơi xuống lưỡi đao ấy, bật ra những thanh âm vang vọng rung động đất trời, to hơn tiếng sấm. Mọi người sợ hãi liền co giò bỏ chạy hết, chỉ còn lại Quan Vũ đứng ngây nhìn thanh đao lớn giữa trời. Quan Vũ thấy vậy chẳng những không sợ mà còn thập phần vui sướng, trước mặt mình là một thanh bảo Đao phát quang sáng chói. Về sau ông mới biết được thêm lai lịch của chiếc ngọc bội quý giá mà ông luôn đeo bên mình, thì ra nó chính là Long Lân, hay còn gọi là vẩy rồng. Về sau Thanh Long Yểm Nguyệt Đao được xem là một loại thần binh được Quan Vũ nam chinh bắc chiến, trở thành một vị tướng lĩnh vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa, được muôn đời ca tụng. Sau này còn có một sự thật vô cùng trùng khớp đã được phơi bầy, trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, bản thân ông cũng đã chém giết đúng được một ngàn bảy trăm tám mươi người bằng chính thanh đao này. Khi Quan Vũ chết, Thanh Long Đao đã bị Phan Chương một tướng lĩnh phía Đông Ngô cướp đoạt. Sau này chính Quan Hưng là con trai của Quan Vũ đã ra tay giết chết được Phan Cương mà trả thù cho cha, lấy lại được Thanh Long Yểm Nguyệt Đao, vật hồi chủ cũ. Do vậy mà cây đao thần binh này cùng với Quan Vũ đã trở thành biểu tượng không thể tách rời. Trong trận chiến Hổ Lao Quan đánh nhau bất phân thắng bại, Lã Bố đã từng ngửa mặt lên trời mà than rằng: Chỉ sầu não trước Quan Vũ, thanh Long bảo đao rực rỡ vung lên trong tuyết, chiến bào Anh Vũ bay lượn tựa như cánh bướm trên không. Quan vân Trường được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày ngài, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yểm Nguyệt đao cưỡi ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt đã đi sâu gim chặt vào trái tim biết bao vạn người. * * *HẾT* * * CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ