Sinh Viên Xa Nhà Nên Chọn Ở Nhà Người Thân Hay Ở Trọ? - Kinh nghiệm cho tân sinh viên

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi thuhuong281, 7 Tháng tám 2021.

  1. thuhuong281

    Bài viết:
    89
    Quả thật, sinh viên khi vừa ra đời, vừa xa vòng tay của bố mẹ, có biết bao nhiêu bỡ ngỡ, trăn trở, lo âu trong cuộc sống. Một trong những băn khoăn thường thấy ở sinh viên khi xa nhà hiện nay là nên ở nhà người thân hay ở trọ? Liệu đâu sẽ là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho mình. Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn giúp các bạn tân sinh viên có cái nhìn đúng đắn về quyết định ở nhà người thân hay ở trọ nhé!

    [​IMG]


    Ở nhà người thân - Những lợi ích và tâm lý của các bậc làm cha, làm mẹ


    Hầu như năm nào cũng vậy, vấn đề ở nhà người thân hay ở trọ luôn là vấn đề được tranh cãi nhiều trên mạng xã hội. Đặt biệt là những bậc làm cha, làm mẹ thì cho con ở nhà người thân vẫn là ưu tiên hàng đầu trong lòng họ. Vậy lý do là từ đâu?

    Thứ nhất, ở nhà người thân thì con mình có người chăm sóc, quản lý

    [​IMG]

    Khi con mình đến tuổi phải xa nhà, bỡ ngỡ đặt chân lên một nơi xa lạ mà không có sự che chở của gia đình thì đâu đó các bậc phụ huynh vẫn không tránh khỏi sự lo lắng. Vì vậy, bố mẹ thường có xu hướng cho con mình ở nhà người thân. Vì trong lòng của họ, người thân dù gì cũng sẽ tốt hơn so với người ngoài, ít ra thì con mình có người để dựa vào trong lúc họ không có mặt, có thể chăm sóc lẫn nhau khi đau ốm. Hơn thế nữa, phụ huynh thường có tâm lý quản lý con mình, luôn cho rằng con vẫn còn là đứa trẻ. Sợ con sống xa nhà sẽ hư, học theo thói xấu, sợ bị người khác lôi kéo.. Thế nên, ở cùng người thân trong suy nghĩ của họ sẽ có người thay họ trông chừng con, tránh cho con bị tiêm nhiễm thói xấu.

    Thứ hai, ở nhà người thân giúp tiết kiệm một khoản chi phí

    Có lẽ, đối với những gia đình hơi khó khăn hơn một chút, chi phí sinh sống và học tập tại các thành phố lớn là một khoản phí không hề nhỏ. Đôi khi, là cả gia tài, là gánh nặng của họ. Vì vậy, ở nhà người thân, họ sẽ tiết kiệm được không ít các khoản phí: Như tiền thuê nhà, điện nước hằng tháng.. từ đó mà giảm bớt đi gánh nặng phần nào.


    Ở nhà người thân và những khó khăn tồn tại


    Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt tốt và mặt chưa tốt của nó. Bên cạnh những lợi ích mà ở nhà người thân mang lại thì đâu đó vẫn còn nhiều bất cập. Ta có thể dễ dàng tìm thấy những ai oán của những cô cậu sinh viên từng trải về những câu chuyện éo le khi ở nhà người thân.

    Thứ nhất, Ở nhà người thân sẽ mất tự do, không có không gian riêng tư

    [​IMG]

    Có lẽ, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một cô cậu sinh viên: Sự tự do. Khi bước vào một chân trời mới, tâm lý ta sẽ tò mò, bỡ ngỡ, muốn được tự do khám phá, trải nghiệm những điều mà mình chưa từng thấy. Rời xa vòng tay bố mẹ, các cô cậu sinh viên sẽ cảm thấy mình đã lớn, đã trưởng thành, có thể tự lập, bản thân sẽ tự nhiên bài xích sự quản lý của người lớn. Ở cái tuổi thành xuân tươi đẹp này, với sự nhiệt huyết, ngôn cuồng của tuổi trẻ bản thân sinh viên sẽ muốn bước ra vòng an toàn của bản thân để dấn thân, để trải nghiệm nhiều hơn. Vì vậy, ở nhà người thân sẽ mang đến tâm lý khó chịu, không thoải mái vì chịu cảm giác "ăn nhờ ở đậu", chịu sự quản lý, giám sát của người khác. Đến cả đi chơi, đi học, đi làm, ăn gì, mặt gì.. cũng không thể tự mình quyết định.

    Thứ hai, việc ở nhà người thân có thể khiến bạn trở thành người người giúp việc bất đắc dĩ

    [​IMG]

    Chính tâm lý sống phụ thuộc khiến ta cảm thấy ngại ngùng, thấp kém, bản thân sẽ sinh ra cảm giác muốn làm nhiều việc để giúp người quen. Dù có bận học đến đâu, dù mệt như thế nào nếu người quen nhờ sẽ không có tâm lý từ chối. Lâu dần, người ta sẽ quen với việc bạn như "osin" trong nhà, điều này sẽ ít nhiều khiến bạn cảm thấy tổn thương, tinh thần mệt mỏi, kiệt sức, học hành sẽ không được hiệu quả như trước. Hơn thế nữa, vì mãi ở nhà để làm việc nhà mà có thể bạn sẽ bỏ qua những cơ hội giao lưu, mở rộng mối quan hệ, hạn chế tham gia các hoạt ngoại khóa. Điều này đôi khi sẽ khiến bạn cô đơn, chán nản, lâu dần sẽ cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, dễ sinh ra cảm giác tiêu cực, nóng nảy.


    Vậy trong trường hợp nào thì việc ở nhà người thân là hợp lý?


    Đầu tiên, bạn hãy xem xét đến khả năng tài chính của gia đình mình trước. Nếu gia đình bạn bị áp lực kinh tế quá lớn, khả năng tài chính không cho phép bạn ở tự túc bên ngoài thì tất nhiên, ở cùng với người thân sẽ là quyết định phù hợp để giảm bớt bài toán về chi phí sinh hoạt.

    Thứ hai, hãy xem xét xem người mình đến ở cùng có quan hệ thế nào với mình, có đủ thân thiết hay thấu hiểu bạn không. Nếu có, thì khi đến ở, áp lực về việc bị kiểm soát và mất tự do sẽ giảm đi phần nào, bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

    Thứ ba, nếu sự tự do, riêng tư đối với bạn cũng không quan trọng lắm, hay bạn lo ngại về vấn đề an toàn thì việc ở nhà người thân để làm quen với hoàn cảnh trước khi ra sống riêng sẽ là một giải pháp không tồi.

    Tóm lại, trước bất cứ quyết định nào, hãy thử tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ với người thân để biết được vấn đề mà gia đình mình đang gặp phải là ở đâu, để tìm ra một giải pháp phù hợp nhất. Ở tuổi 18, bạn đã đủ trưởng thành để có thể tự quyết định nơi sinh sống của mình. Tuy nhiên, sự lựa chọn ấy phải thật sự phù hợp với bạn. Đừng để thanh xuân của bạn vì chuyện chỗ ở mà trở nên đau đầu nhé!
     
    Admin, taodi, Dương Thanh Nga1 người nữa thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...