I. MÔI TRƯỜNG SỐNG & CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường Môi trường là khoảng không gian bao quanh sinh vật, là nơi cung cấp nguồn sống cho sinh vật để tồn tại, phát triển và tiến hóa. Mỗi loài có một môi trường thích ứng riêng, không có môi trường sống chung cho tất cả các sinh vật. - Có 4 loại môi trường phổ biến: Môi trường cạn Môi trường nước Môi trường đất Môi trường sinh vật. 1. Nhân tố sinh thái - Là các nhân tố của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật. Chúng tác động tổng hợp lên đời sống sinh vật chứ không phải từng nhân tố tác động riêng rẽ. - Nhân tố sinh thái chia thành hai nhóm: + Nhân tố vô sinh: Gồm các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.. → đây là các nhân tố không phụ thuộc vào mật độ cá thể của quần thể. + Nhân tố hữu sinh: Gồm các chất hữu cơ và quan hệ giữa sinh vật với sinh vật → đây là các nhân tố phụ thuộc vào mật độ cá thể của quần thể. II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 1. Giới hạn sinh thái Đó là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. + Khoảng thuận lợi là khoảng giá trị phù hợp nhất của nhân tố sinh thái giúp sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất trong đó có điểm cực thuận. + Khoảng chống chịu khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật nhưng chưa gây chết (bao gồm giới hạn dưới gây chết và giới hạn trên gây chết). Một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5, 60C đến 420C. Nhiệt độ 5, 60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá là từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ chống chịu là từ 5, 60C đến 200C và từ 350C đến 420C. 2. Ổ sinh thái - Ổ sinh thái của loài là khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển lâu dài. - Cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau. - Ví dụ về ổ sinh thái: Nhiều loài chim có cùng nơi ở là một cây cổ thụ, nhưng có loài sống trên cao, có loài sống dưới thâp, có loài ăn sâu, có loài ăn hạt hình thành các ổ sinh thái (cách sống) khác nhau.