Sinh học 10 bài 32: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Võ Chung Phương Thùy, 11 Tháng tám 2021.

  1. Võ Chung Phương Thùy Whisper

    Bài viết:
    433
    Bài 32: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

    [​IMG]

    I khái niệm về bệnh truyền nhiễm

    1. Khái niệm

    - Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ cá thể này sang cá thể khác

    - Tác nhân gây hại: Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut.

    - Điều kiện: Độc lực (khả năng gây bệnh), số lượng đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.

    2. Các phương thức lây truyền và phòng tránh.

    -Các phương thức lây truyền

    Lây truyền theo đường hô hấp

    Lây truyền theo đường tiêu hóa

    Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp

    Từ mẹ sang thai nhi

    -Cách phòng tránh

    Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống.

    Ngăn ngừa mầm bệnh

    An toàn trong truyền máu.

    3. Các bệnh thường gặp do virut

    - Bệnh dại: Lây do chó dại, mèo dại cắn truyền virus sang người. Không có thuốc điều trị khi lên cơn dại. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin phòng dại.

    - Bệnh viêm não: Viêm màng não và tuỷ sống do nhiều loại virus. Bệnh lây do vật trung gian là muỗi, ve.. Bệnh rất nguy hiểm, khó cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Phòng bệnh bằng văcxin chống viêm não B.

    - Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm: Do rất nhiều loại virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan rất nhanh. Dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay là một ví dụ.

    - Bệnh AIDS do HIV gây ra: Căn bệnh thế kỷ đã giết chết nhiều người và đe dọa nhiều cộng đồng. Lây lan chủ yếu qua đường tình dục và đường máu khi sử dụng bơm tiêm chung chạ, tiêm chích ma tuý.. Các thuốc điều trị AIDS hiện nay như AZT, ddl, D4T.. chỉ có tác dụng kéo dài thêm sự sống cho người bệnh và chưa có văcxin phòng bệnh.

    [​IMG]

    - Bệnh viêm gan do virus: Có nhiều týp, A, B, C, D, E.. Lây lan qua đường tiêu hóa hoặc tiêm truyền. Bệnh rất khó phòng và khó điều trị. Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan.. Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sinh, không dùng chung bơm kim tiêm, tìm kháng nguyên HbsAg (+) khi thử máu..

    - Bệnh quai bị: Gây biến chứng teo tinh hoàn, khó có con. Virus gây bệnh có trong nước bọt bệnh nhân, lây truyền trực tiếp. Hiện chưa có thuốc đặc trị

    II. Miễn dịch


    1. Khái niệm

    Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phần tử lạ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

    2. Các loại miễn dịch

    a. Miễn dịch không đặc hiệu

    - Là miễn dịch tự nhiên, mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên.

    - Cơ chế tác động

    Ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhờ da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp trên, nước mắt, nước tiểu.

    Tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập bằng cách thực bào, tiết dịch phá hủy.

    b. Miễn dịch đặc hiệu

    - Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập

    - Cơ chế tác động

    Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được.

    Tế bào Limpho T độc tiết protein độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virus thông nhân lên được.

    [​IMG]

    III. INTEFERON


    1. Khái niệm

    Inteferon là loại protein đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, chống lại tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.

    2. Vai trò và các tính chất của inteferon


    Vai trò

    - Làm tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách kích thích tăng số lượng của các tế bào miễn dịch: Đại thực bào, limpho T..

    - Là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể trong chống virut vào tế bào ung thư.

    Đặc điểm

    Có bản chất là protein

    Bền vững trước nhiều loại enzim, chịu được axit, nhiệt độ cao.

    Có đặc tính sinh học quan trọng là có tác dụng không đặc hiệu với virut (kìm hãm sự nhân lên của virut)

    So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu


    • Miễn dịch không đặc hiệu

    Điều kiện để có miễn dịch: Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh

    Cơ chế tác động:

    Ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể

    Tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập

    Tính đặc hiệu: Không có tính đặ hiệu

    • Miễn dịch đặc hiệu

    Điều kiện để có miễn dịch: Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập

    Cơ chế tác động:

    Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được

    Tế bào limpho T độc tiếp protein độc làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được

    Tính đặc hiệu: Có tính đặc hiệu

    Đây là bài soạn thuyết trình của mình vào năm lớp 10. Mong có thể giúp ích được cho các bạn!

    Thông tin được tích hợp và thêm bớt. Nếu các bạn thấy bài viết bổ ích thì hãy đánh giá 5 sao cho mình nhé!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...