SFL - HÓA 8: Câu hỏi trắc nghiệm ÔN TẬP kiểm tra chương IV hóa học dành cho lớp 8 (có đáp án)

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi heulwen is writing, 13 Tháng năm 2022.

  1. heulwen is writing

    Bài viết:
    1
    TÀI LIỆU LỚP 8 HÓA_SFL

    ÔN TẬP KIỂM TRA HÓA 8 CHƯƠNG IV

    Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây về tính chất của oxi là đúng ?

    A. Oxi là chất khí có khả năng tan vô hạn trong nước.

    B. Oxi là chất khí có khả năng không tan trong nước.

    C. Oxi là chất khí có khả năng tan ít trong nước.

    D. Oxi là chất khí có khả năng phản ứng với nước.

    Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

    A. Khí oxi không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí.

    B. Oxi hóa lỏng ở -1830C, có màu xanh nhạt.

    C. Trong các hợp chất hóa học, oxi có hóa trị II.

    D. Oxi là phi kim hoạt động hóa học rất mạnh, nhất là ở nhịêt độ cao.

    Câu 3: Hai ứng dụng quan trọng nhất của oxi là:

    A. Sự hô hấp và quang hợp của cây xanh.

    B. Sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu.

    C. Sự hô hấp và sự cháy.

    D. Sự cháy và đốt nhiên liệu.

    Câu 4: Trong bể nuôi cá cảnh, người ta lắp thêm máy sục khí là để:

    A. Chỉ làm đẹp. B. Cung cấp thêm khí nitơ cho cá.

    C. Cung cấp thêm khí oxi cho cá. D. Cung cấp thêm khí cacbon đioxit cho cá.

    Câu 5: Sắt (III) oxit có công thức hóa học là:

    A. Fe3O4. B. FeO3. C. FeO. D. Fe2O3.

    Câu 6 : Hợp chất có công thức N2O5 có tên là:

    A. Nitơ penta oxit. B. Nito oxit.

    C. Nitơ (V) oxit. D. Đinitơ pentaoxit.

    Câu 7 : Hợp chất có công thức SO3 có tên là:

    A. Lưu huỳnh oxit. B. Lưu huỳnh trioxit.

    C. Lưu huỳnh (VI) oxit. D. Lưu huỳnh đioxit.

    Câu 8 : Hợp chất có công thức K2O có tên là:

    A. Kali (I) oxit. B. Kali đioxit.

    C. Kali oxit. D. Đikali oxit.

    Câu 9: Dãy chỉ gồm các oxit axit là:

    A. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5. B. CO2, SO3, SiO2, N2O5, P2O5.

    C. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3. D. Na2O, BaO, H2O, H2O2, ZnO.

    Câu 10: Oxit nào là oxit axit trong số các oxit cho dưới đây?

    A. Na2O. B. CaO. C. P2O5. D. Al2O3.

    Câu 11: Oxit nào dưới đây không phải là oxit bazơ?

    A. CO2. B. FeO. C. Na2O. D. BaO.

    Câu 12: Dãy oxit nào cho dưới đây là oxit bazơ?

    A. CO2; ZnO; Al2O3; P2O5; CO2; MgO. B. FeO; Fe2O3; SO2; NO2; Na2O; CaO.

    C. SO3; N2O5; CuO; BaO; HgO; Ag2O. D. ZnO; Al2O3; Na2O; CaO; HgO; Ag2O.

    Câu 13 : Nhóm công thức nào sau đây biểu diễn toàn oxit là:

    A. CuO; CaCO3 ; SO3. B. CO2; SO2; MgO.

    C. FeO; KCl ; P2O5. D. N2O5; Al2O3; SiO2; HNO3 .

    Câu 14: Định nghĩa nào sau đây là đúng khi nói về sự oxi hóa:

    A. Sự tác dụng của đơn chất với hợp chất.

    B. Sự tác dụng của oxi với đơn chất.

    C. Sự tác dụng của oxi với một chất.

    D. Sự tác dụng của oxi với hợp chất.

    Câu 15: Phản ứng hóa học nào cho dưới đây là phản ứng hóa hợp?

    A. CuO + H2

    [​IMG] Cu + H2O. B. CaO + H2O

    [​IMG] Ca (OH) 2.


    C. 2KMnO4

    [​IMG] K2MnO4 + MnO2 + O2

    [​IMG] . D. CO2 + Ca (OH) 2

    [​IMG] CaCO3

    [​IMG] + H2O.

    Câu 16 : Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hóa hợp:

    A. 3Fe + 3O2

    [​IMG] Fe3O4. B. 3S +2O2

    [​IMG] 2SO2.

    C. CuO +H2

    [​IMG] Cu + H2O.
    D. 2SO2 + O2

    [​IMG] 2SO3.

    Câu 17: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:

    A. Khí oxi tan trong nước. B. Khí oxi ít tan trong nước.

    C. Khí oxi khó hóa lỏng. D. Khí oxi nhẹ hơn nước.

    Câu 18: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:

    A. Khí oxi nhẹ hơn không khí. B. Khí oxi nặng hơn không khí.

    C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí D. Khí oxi ít tan trong nước.

    Câu 19: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí phải đặt bình ngửa bình thu khí vì:

    A. Oxi nhẹ hơn không khí. B. Oxi sẽ không bay ra ngoài.

    C. Oxi nặng hơn không khí. D. Oxi không hòa vào với không khí.

    Câu 20: Điều kiện phát sinh của sự cháy là:

    A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy B. Chất cháy không cần đến oxi

    C. Phải có đủ khí oxi cho sự cháy D. Câu A và C đúng

    Câu 21: Sự cháy là:

    A. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng B. Sự tự bốc cháy

    C. Sự oxi hóa mà không phát sáng D. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt

    Câu 22: Tỉ khối của chất khí A so với khí oxi là 1, 375. Vậy A là chất khí nào sau đây?

    A. NO. B. NO2. C. SO2. D. CO2.

    Câu 23: Đốt 12, 4 gam photpho (P) trong bình chứa khí oxi (O2) tạo thành một chất rắn, màu trắng là điphotpho pentaoxit. Thể tích khí oxi cần dùng là:

    A. 44, 8lit. B. 22, 4lit. C. 11, 2lit. D. 33, 6lit.

    Câu 24: Phần trăm khối lượng của Cu có trong CuO là:

    A. 40%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.

    Câu 25: Nếu đốt cháy hoàn toàn một lượng vừa đủ Cacbon trong 4, 8gam khí oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí cacbonđioxit?

    A. 6, 6gam. B. 6, 5gam. C. 6, 4gam. D. 6, 3gam.

    Cho biết: N=14, O=16, S=32, C=12, P=31

    Mong các em học tốt!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...