Sao Mộc (tiếng Anh: Jupiter) hay Mộc Tinh (chữ Hán: 木星) là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ trong khi Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương được xếp vào hành tinh băng khổng lồ. Hai hành tinh này đôi khi được gọi là hành tinh kiểu Sao Mộc hoặc hành tinh vòng ngoài. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này, và gắn với thần thoại và niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã đặt tên hành tinh theo tên của vị thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần. Tên gọi trong tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật và tiếng Việt của hành tinh này được đặt dựa vào hành "mộc" trong ngũ hành. Khi nhìn từ Trái Đất, Sao Mộc có cấp sao biểu kiến −2, 94, đủ sáng để tạo bóng; và là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt Trăng và Sao Kim. (Sao Hỏa hầu như sáng bằng Sao Mộc khi Sao Hỏa ở những vị trí xung đối trên quỹ đạo của nó với Trái Đất). Sao Mộc chứa chủ yếu hydro và heli - chiếm một phần tư khối lượng của nó, mặc dù heli chỉ chiếm một phần mười số lượng phân tử. Có thể có một lõi đá trong hành tinh chứa các nguyên tố nặng hơn, nhưng không giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Mộc không có một bề mặt rắn định hình. Bởi vì có tốc độ tự quay nhanh, hình dạng của hành tinh có hình phỏng cầu dẹt (nó hơi phình ra tại xích đạo). Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên. Một đặc điểm nổi bật trên ảnh chụp của nó đó là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão khổng lồ được biết đến tồn tại ít nhất từ thế kỷ 17 khi các nhà thiên văn lần đầu tiên quan sát nó bằng kính thiên văn. Bao quanh Sao Mộc là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 80 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, bao gồm bốn vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galileo do nhà bác học Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát năm 1610. Ganymede, vệ tinh lớn nhất, có đường kính lớn hơn Sao Thủy. Người cổ đại đã biết đến Sao Mộc do hành tinh này có thể nhìn bằng mắt thường trong đêm tối và thậm chí vào lúc bình minh hay hoàng hôn. Người Babylon gọi hành tinh này đại diện cho vị thần "Marduk" của họ. Họ cũng đã sử dụng chu kỳ quỹ đạo gần bằng 12 năm của hành tinh này dọc theo đường Hoàng Đạo để xác định các chòm sao thuộc Hoàng Đạo. Không giống như Trái Đất chỉ có 1 Mặt Trăng, sao Mộc được mệnh danh là hành tinh "đào hoa nhất" vì có đến tận 67 Mặt Trăng. Thực tế sao Jupiter sở hữu đến 200 vệ tinh tự nhiên có quỹ đạo xung quanh, nhưng chỉ có 67 vệ tinh chính thống và được đặt tên. Mặt Trăng của sao Mộc có đường kính nhỏ hơn 10km và chỉ được khám phá sau năm 1975. Thời điểm tàu thăm dò Pioneer lần đầu tiên đến nơi đây. Mặt Trăng lớn nhất có tên là Galilean được phát hiện vào năm 1610 bởi Galileo Galilei. Thứ tự sắp xếp theo khoảng cách tới hành tinh chủ như sau: Io, Europa, Ganymede và Callisto. Đa số các nhà khoa học đồng ý rằng hầu như không thể tồn tại một sự sống kiểu như Trái Đất trên Sao Mộc, do có quá ít lượng nước trong khí quyển, hầu như không có một bề mặt rắn nào dưới sâu hành tinh và càng xuống dưới sâu áp suất càng lớn. Năm 1976, trước phi vụ Voyager, người ta giả thuyết rằng những phân tử cơ sở cho sự sống như amonia hoặc nước có thể tồn tại trong thượng quyển của Sao Mộc. Giả thuyết này dựa trên hệ sinh thái biển của Trái Đất mà có những sinh vật phù du đơn giản có thể quang hợp sống gần mặt biển, các loài cá ở tầng nước sâu hơn tiêu thụ các sinh vật này, và những loài săn mồi đại dương bắt cá ăn thịt. Nếu khả năng tồn tại những đại dương bên dưới bề mặt băng của ba vệ tinh (Europa, Ganymede và Callisto) thì một số nhà khoa học giả thuyết có thể có những vi khuẩn hiếm khí và hiếm sáng sống dưới đó. Nếu bạn đặt chân đến sao Mộc sẽ ra sao? Sao Mộc là một khối ga cùng vài thứ khác, được kéo lại gần nhau và tạo thành hình dạng một hành tinh. Khí ga trong khí quyền sao Mộc cũng có "trần", hay là "tầng trên"; các lớp khí ga mỏng dần khi càng rời xa trung tâm hành tinh. Nếu bạn được thả từ vị trí bên ngoài bầu khí quyển có thể thấy được của sao Mộc, khi bạn rơi vào bên trong bầu khí quyển một khoảng gần 300.000km (chúng ta sẽ gọi điểm này là "bề mặt"), thì bạn sẽ chết vì nhiễm độc phóng xạ. Tuy nhiên, chẳng hạn bạn mặc một bộ áo du hành không gian không thể bị phá huỷ nên bạn sẽ không sao. Thay vào đó, do khối lượng sao Mộc quá lớn, tốc độ rơi của bạn sẽ bắt đầu tăng lên. Tiếp tục rơi, bạn sẽ lọt vào phần giữa của khí quyển tầng trên của sao Mộc, rơi xuyên qua các đám mây amoniac. Bạn sẽ không bị bốc cháy với cú rơi này bởi phần dày nhất của khí quyển bạn đã vượt qua được. Sức nóng từ lực ma sát và sức ép siêu âm sẽ không đốt cháy bạn ở giai đoạn này. Sau vài phút, bạn tiếp tục rơi, xuyên qua một khu vực với áp suất gấp đôi áp suất trung bình trên bề mặt Trái Đất. Bạn càng tiếp tục rơi thì áp suất khí quyển càng tăng lên. Nhiệt độ môi trường cũng càng lúc càng tăng. Mọi thứ xung quanh sẽ tối dần đi và sau vài phút thì mọi thứ sẽ hoàn toàn tối đen như mực, nhiệt độ thì tăng lên hơn 100 độ C. Nhiệt độ tiếp tục tăng lên, khi bạn vào vùng bên trong hành tinh thì áp suất và mật độ khí quyển đã khá cao, khiến tốc độ rơi bị giảm đến mức tối thiểu. Ở mức độ này, bạn sẽ thấy một đại dương khổng lồ gồm hydrogen kim loại lỏng, bởi áp suất khí quyển cực cao đã chuyển khí ga hydrogen sang dạng lỏng. Trong Hệ Mặt Trời, sao Mộc có tốc độ quay nhanh nhất, và khi nó quay, đại dương kim loại lỏng này sẽ cuộn xoáy tạo thành trường từ mạnh nhất trong Hệ mặt trời. Cuối cùng, nơi bạn tiếp đến chính là điểm áp suất 2 triệu bar và có nhiệt độ cao như mặt trời, bạn không thể tiếp tục rơi cũng như sống sót được nữa. Các nhà khoa học không gian vẫn chưa thực sự biết liệu sao Mộc chỉ toàn ga hay có lõi cứng và nóng hay không? Bởi vậy, việc một người đặt chân lên bề mặt sao Mộc là điều bất khả thi. Nguồn: Tổng hợp từ wekipedia và tienphong.vn