Sao Hỏa có thể có sự sống?

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Ôn An Na, 17 Tháng sáu 2023.

  1. Ôn An Na

    Bài viết:
    75
    Sao Hỏa hay còn gọi là Hỏa Tinh là hành tinh thứ tư trong hệ mặt trời, có bán kính bé thứ hai trong hệ mặt trời. Sao Hỏa có bán kính bằng nửa Trái Đất, diện tích bề mặt xấp xỉ với tổng diện tích đất liền của Trái Đất. Sao Hỏa được xếp loại là hành tinh đất đá và màu cam đỏ do bề mặt của hành tinh được bao phủ bởi lớp vụn sắt (III) ôxít, thường được gọi là hamtit, hay rỉ sét. Vì bán cầu Bắc của Sao Hỏa có bồn trũng Bắc Cực chiếm đến 40% diện tích hành tinh, so bán cầu Nam thì bán cầu Bắc phẳng hơn và ít hố va chạm hơn. Khí quyển của Sao Hỏa khá mỏng với thành phần chính là cácbon điôxít. Ở hai cực Sao Hỏa là lớp băng được làm bằng nước. Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên: Phobos và Deimos.

    [​IMG]

    Ảnh: So sánh kích thước Trái Đất và Sao Hỏa

    Một ngày ở trên Sao Hỏa dài khoảng 24, 5 tiếng và Sao Hỏa có các mùa giống như ở trên Trái Đất, vì hành tinh này có trục quay nghiêng 25°. Thời gian để Sao Hỏa quay một vòng quanh Mặt Trời là 1, 88 năm Trái Đất. Nhiệt độ trên bề mặt Sao Hỏa biến thiên khá nhiều, thường rơi khoảng từ −110 °C đến 35 °C. Vỏ ngoài của Sao Hỏa có nhiều nguyên tố silicon, oxy (trong dạng ôxít) và sắt, lớp phủ ở bên trong vỏ chứa silicat rắn, còn lớp lõi ở bên trong cùng chứa nhiều nguyên tố sắt, niken và lưu huỳnh. Sao Hỏa hiện tại có nhiều biến động về địa chất, với những cơn lốc xoáy làm bay bụi và các trận động đất xảy ra thường xuyên. Trên Sao Hỏa có Olympus Mons là đỉnh núi cao nhất và hẻm núi Valles Marineris thuộc dạng dài nhất trong Hệ Mặt Trời.

    Sao Hỏa được hình thành 4, 5 tỷ năm trước. Ở Kỷ Noachian từ khoảng 4, 1 đến 3, 7 tỷ năm trước, trên bề mặt hành tinh bị phong hóa rất mạnh và thiên thạch đâm rất nhiều, hình thành nên các dãy núi lửa, thung lũng, vùng trũng và biển. Kỷ Hesperian từ 3, 7 đến khoảng 3, 2–2 tỷ năm trước được đánh dấu bởi các vụ phun trào núi lửa và lũ lụt mạnh, tạo ra những bãi hạ nguồn ngoằn nghèo trên bề mặt. Kỷ Amazonian từ đó đến nay thì so với các kỷ trước thì ít hoạt động địa chất hơn. Một trong những sự thật được biết đến nhiều nhất về sao Hỏa là nó từng có một lượng lớn nước lỏng. Hàng tỉ năm trước, sao Hỏa có bầu khí quyển dày đặc và hiệu ứng nhà kính mạnh - điều kiện cho phép tồn tại nước lỏng, mặc dù thực tế là sao Hỏa quay quanh khu vực có thể ở của mặt trời. Có nhiều nhà khoa học tìm ra chứng tích hồ, biển, thậm chí là đại dương trên sao Hỏa. Dù có nhiều bằng chứng cho thấy nước ở dạng lỏng đã từng tồn tại khá lâu ở trên Sao Hỏa, chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy sự sống đã từng tồn tại trên Sao Hỏa.

    Sao Hỏa là một trong những vật sáng nhất trên bầu trời, khi nhìn vào thì có màu đỏ rất đặc trưng. Vì vậy, người Hoa và Việt Nam đã đặt tên hành tinh này từ nguyên tố hỏa (lửa) trong Ngũ hành. Trong nhiều thứ tiếng ở châu Âu thì Sao Hỏa được đặt tên từ vị thần chiến tranh Hi Lạp Mars. Từ cuối thế kỷ 20, các tàu thám hiểm Sao Hỏa như là Mariner 4 (tàu đầu tiên bay qua Sao Hỏa năm 1965), Mars 2 (vệ tinh nhân tạo Sao Hỏa đầu tiên, năm 1971), và Viking 1 (đáp lần đầu trên Sao Hỏa năm 1976) đã tăng sự hiểu biết của loài người về hành tinh này. Hiện tại, năm 2023 có ít nhất 11 tàu còn đang hoạt động trên Sao Hỏa đến từ nhiều nước khác nhau. Do nhiều yếu tố, Sao Hỏa khả năng cao sẽ là hành tinh thứ hai mà con người đáp xuống và khám phá.

    Một sự thật thú vị: Sao Hỏa là nơi có núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời, Olympus Mons. Olympus Mons có đường kính 624km, gần bằng đường kính của bang Arizona Mỹ. Olympus Mons cao 25km, cao gấp ba lần đỉnh Everest. Olympus Mons lớn đến nỗi nếu bạn muốn leo lên đỉnh của nó, kích thước của ngọn núi sẽ vượt quá khoảng cách tối đa mà bạn có thể nhìn thấy. Bạn thậm chí sẽ không nhận thấy bạn đang ở trên đỉnh cao nhất của hệ mặt trời.

    [​IMG]

    Olympus Mons, núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời, trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA

    Ngoài ra, khí quyển của sao Hỏa đã bị Mặt trời phá hủy. Trong quá khứ, sao Hỏa có một bầu khí quyển có mật độ tương đương với Trái đất, nhưng ngày nay, bầu khí quyển của sao Hỏa là không đáng kể. Không giống như Trái đất, sao Hỏa không còn từ trường có thể làm lệch hướng bức xạ mặt trời. Việc thiếu từ trường có thể xảy ra khi lõi của sao Hỏa đông đặc lại. Không có từ trường, sao Hỏa không có sự bảo vệ chống lại bức xạ mặt trời, bức xạ này từ từ tước bỏ bầu khí quyển của sao Hỏa.

    Bên cạnh đó, hoàng hôn trên sao Hỏa có màu xanh. Trên Trái đất, hoàng hôn có màu cam và vàng, còn bầu trời ban ngày của chúng ta có màu xanh. Trên sao Hỏa, gần như điều ngược lại xảy ra. Vào ban ngày, bầu trời sao Hỏa có màu đỏ, trong khi hoàng hôn có màu xanh. Khi mặt trời lặn trên sao Hỏa, ánh sáng đỏ từ mặt trời bị lọc ra và ánh sáng xanh bị phân tán, làm cho hoàng hôn có màu xanh.

    [​IMG]

    Ảnh: Hoàng hôn trên sao Hỏa

    Nguồn: Tổng hợp từ wekipedia và laodong.vn


    Với tình hình gia tăng dân số đến mức báo động, việc tìm nơi ở đang diễn ra, liệu sao Hỏa có thể là "Trái Đất thứ hai" hay không?
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...