Sao Chổi là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bút Sen, 23 Tháng sáu 2021.

  1. Bút Sen

    Bài viết:
    25
    Với những thành quả của khoa học vĩ đại, con người đã ngày càng giải đáp được rất nhiều những câu hỏi về vũ trụ, càng khám phá xa hơn chúng ta càng cảm thấy bản thân nhân loại thật sự nhỏ bé, những kiến thức con người có được cũng chỉ mới là những điểm bắt đầu trong vô vàng điều bí ẩn ngoài kia.

    Chúng ta có thể ngắm nhìn bầu trời về đêm với biển sao vô tận, trước vẻ đẹp rộng lớn đó lòng người như dịu lại. Ta thích thú ngắm nhìn từng vì sao lấp lánh, ta vui mừng cầu nguyện khi sao Băng vụt qua, nhưng trong suy nghĩ con người không phải vì sao nào cũng đẹp, cũng may mắn. Sao Chổi được xem là vì sao của sự lo lắng và xui xẻo. Vậy sao Chổi là gì? Tại sao nó lại bị xem như là báo hiệu của điều xấu?


    [​IMG]

    Sao chổi là gì?

    Sao Chổi là 1 thiên thể bay bên ngoài không gian. Nó gần như là tiểu hành tinh, có cấu tạo chủ yếu từ băng chứ không phải là đất đá.

    Sao Chổi phân bố một cách ngẫu nhiên, không có trật tự trong Hệ Mặt Trời. Nó quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo hình Elip rất dẹp. Mỗi chuyển động của sao Chổi đều mang tính tự bào mòn bản thân, khi các khối băng bị chuyển hóa dần thành thể khí do tác động của Mặt Trời. Nên chính vì vậy, sao Chổi được xem là "người mẹ" của sao Băng, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không.


    Xét theo góc độ thời gian tồn tại, sao Chổi được chia làm 3 loại căn bản:

    - Sao Chổi thoáng qua: Có quỹ đạo hypebol hoặc parabol, chúng bay qua Mặt Trời 1 lần và sẽ ra đi mãi mãi.

    - Sao Chổi ngắn hạn: Là sao Chổi bay theo chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt Trời với thời gian dưới 200 năm.

    - Sao Chổi dài hạn: Là sao Chổi có thời gian quay quanh quỹ đạo hơn 200 năm (Năm Trái Đất).


    Cấu tạo của sao Chổi

    - Lõi Chổi (nhân chổi) : Được cấu thành từ những hạt thể rắn đậm đặc. Các ánh sáng tỏa ra xung quanh lõi gọi là sợi chổi.

    - Đầu Chổi: Lõi chổi kết hợp với sợi chổi tạo thành hình dạng ngay phía trước của sao Chổi, đó là đầu chổi.

    - Đuôi Chổi: Là phần sau cùng của sao Chổi. Đây là bộ phận không có ngay từ lúc hình thành, mà nó có được khi đi qua Mặt Trời, bởi những cơn gió Mặt Trời đã thổi bạt vào các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng ở phía sau.


    [​IMG]

    Vì sao sao Chổi có tên như vậy?

    Như đã đề cập, bộ phận chính của sao Chổi là nhân sao Chổi. Nhân này được cấu thành từ băng, bụi và một số hợp chất khác. Khi sao Chổi chuyển động đến vị trí tương đối gần Mặt Trời, dưới tác dụng của năng lượng, ánh sáng Mặt Trời sẽ khiến băng đá và các vật chất ở nhân sao Chổi chuyển hóa thành thể khí. Khí và bụi khi ấy tạo thành những đám mây, dưới tác dụng của nhiệt độ từ Mặt Trời và các lực khác, hình thành lên một cái đuôi rất dài. Khi sao Chổi dần xa Mặt Trời thì cái đuôi này dần ngắn lại, thậm chí biến mất. Và vì nó có chiếc đuôi dài với lượng khí tỏa ra, cộng thêm đó là tốc độ di chuyển đáng kinh ngạc của sao Chổi đã làm cho chúng ta nhìn chiếc đuôi rất giống cây chổi. Và đó cũng là danh xưng mà con người đặt cho thiên thể này.

    [​IMG]

    Hình dạng sao Chổi rất giống cây chổi!

    Sao Chổi có ý nghĩa gì?

    Ngay từ thế kỷ thứ 18, Isaac Newton đã khẳng định rằng sao chổi chính là vật thể giúp ích cho sự tồn tại của Trái Đất. Nó có tác dụng cung cấp độ ẩm cho khí quyển Trái Đất – điều kiện cần cho việc duy trì sự sống của muôn loài.

    Sao Chổi có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành của Hệ Mặt Trời. Theo Cơ quan hàng không Châu Âu: Sao Chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài Hệ Mặt Trời. Đây cũng là ranh giới giữa Hệ Hặt Trời với các hệ hành tinh khác. Sao Chổi có chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ Mặt Trời, nên việc thu thâp những dữ liêu từ thiên thể này sẽ là căn cứ xác nhận độ chính xác về quá trình hình thành của Hệ mà trước đó con người đã đưa ra.


    Sao Chổi đem đến điềm xấu?

    Có người quan niệm rằng: Sao Chổi xuất hiện chỉ mang đến những tai họa là một quan niệm mê tín, thiếu tính khoa học nhưng thực chất cũng có rất nhiều cơ sở để nói về tác hại của thiên thể này.

    - Khi sao Chổi rơi vào Trái Đất sẽ gây ra vụ nổ mang tính chấn động cho một khu vực rộng lớn, nhưng hậu quả lại mang tính toàn cầu. Những mảnh bụi vũ trụ mà sao Chổi mang theo sau khi nổ tung sẽ bay vào không khí làm nền nhiệt không khí tăng lên, gây ảnh hưởng đến sự sống của Trái Đất, hơn hết nó làm bào mòn lớp khỉ quyển bảo vệ của Trái Đất.

    - Theo kết quả nghiên cứu, đã từng có mảnh vỡ của sao Chổi Halley rơi vào Trái Đất vào khoảng thế kỷ 6 TCN. Hậu quả nó gây ra rất nghiêm trọng, khí hậu thay đổi đột ngột, hạn hán kéo dài. Đây cũng là thời gian dịch bệnh kéo dài ở Châu Âu khiến hàng ngàn người chết, nên sự kiện này đã được ghi chép và truyển lại đời sau.

    - Sao chổi đã xuất hiện vào ngày Caesar đại đế bị ám sát.

    - Và mối nguy lớn nhất là chu kỳ bất ổn của sao Chổi có thể đâm và hủy diệt hoàn toàn Trái Đất.


    [​IMG]

    Nếu sao Chổi đủ lớn khi va chạm nó sẽ phá hủy hoàn toàn Trái Đất.

    Nói chung việc sao Chổi xuất hiện với những trùng hợp của các sự kiện thiên tai, thảm họa của Trái Đất đã làm cho con người coi tinh thể này mang đến điềm xấu, dù có căn cứ thế nào chúng ta cũng có thể thấy được con người đã ý thức rất sớm về vị trí của mình trong vũ trụ - chúng ta thật nhỏ bé, và mỏng manh trước vũ trụ bao la rộng lớn. /
     
  2. Đăng ký Binance
  3. btkh11

    Bài viết:
    3

    Sao chổi là gì?


    Là thiên thể thành viên của Hệ Mặt Trời chuyển động theo những quỹ đạo elip rất dẹt. Khi ở xa Mặt Trời, sao chổi như một vệt sáng mờ hình bầu dục, khi tới gần mới phân biệt được đầu và đuôi. Phần trung tâm của đầu sao chổi gọi là nhân, đường kính 0, 5km đến 20km. Khối lượng từ 10^11kg đến 10^19kg. Nhân cấu tạo từ các khí đóng băng và các hạt bụi. Đuôi sao chổi cấu tạo rừ các phân tử khí và bụi bay ra từ nhân dưới tác dụng của gió Mặt Trời, Độ dài của đuôi sao chổi có thể dài tới hàng chục triệu km. Chu kì chuyển động của sao chổi từ vài năm đén 150 năm, Phần lớn sao chổi chuyển động trên quỹ đạo xa Mặt Trời nên nhiệt độ rất thấp và vật chất bên trong bị đóng băng.

    Phân loại: 2 cách

    Cách 1: Theo chu kì: Có 3 loại

    • chu kì ngắn: Là sao chổi có chu kì T < 30 năm. Có khoảng 100 sao chổi loại này. Ví dụ sao chổi Biêla có chu kì T =6, 6 năm
    • chu kì trung bình: Chu kì T trên 30 năm đến hàng trăm năm. Ví dụ sao chổi Ikeya Seki, sao chổi Heylley
    • chu kì dài: Loại khó xác định quỹ đạo hoặc chỉ xuất hiện 1 lần. Ví dụ sao chổi Acmarop- Europo

    Cách 2: Theo đuôi sao chổi

    • một đuôi: Sao chổi Hallley..
    • Hai đuôi: Sao chổi West, một đuôi màu trắng gồm toàn bụi và một đuôi màu canh toàn khí

    Đuôi của sao chổi chỉ xuất hiện khi gần Mặt Trời và chiều của đuôi luôn theo phương của đường xuyên tâm sao chôi và Mặt Trời và luôn hướng ra xa Mặt Trời. Mỗi lần tới gần Mặt Trời, sao chổi bị mất rất nhiều vật chấ, nên chỉ những sao lớn mới tồn tại lâu được

    Hình ảnh 1 vài sao chổi

    [​IMG]

    Sao chổi Halley

    [​IMG]

    Sao chổi Shoemaker-Levy 9

    [​IMG]

    Sao chổi Swan

    [​IMG]

    Sao chổi West
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng tám 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...