Đã từ rất lâu, sao Băng đã trở thành một huyền thoại của bầu trời đêm. Nó xuất hiện rồi biến mất trong thoáng chóc, nhưng mang theo đó là bao lời cầu nguyện của nhân loại khi vô tình hoặc cố tình đợi nó xuất hiện. Vậy sao Băng là gì? Nó hình thành ra sao và có đem lại những may mắn cho con người không? Sao Băng là gì? Sao Băng hay còn được gọi là sao Sa hay sao Đổi Ngôi, là vệt sáng chạy ngang bầu trời do các thiên thạch, vẫn thạch bay vào khí quyển của Trái Đất (hoặc có thể khí quyển của hành tinh khác). Nó không phải là một ngôi sao rơi khỏi bầu trời, nó là một thiên thạch từ những mảnh vỡ của sao Chổi hay sự va chạm của các hành tinh. Khi các mảnh vỡ thiên thạch này đi qua hoặc gần quỹ đạo của Trái Đất, các mảnh vỡ sẽ bay vào trong khí quyển Trái Đất với vận tốc khoảng 100.000km/h. Chúng ta có thể nhìn thấy sao Băng là do lượng nhiệt phát sinh khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Khi di chuyển với tốc độ nhanh, nhiệt độ các thiên thạch bị tăng lên đến hàng ngàn độ. Nó làm cho các vật chất của thiên thạch bị nung đến mức nóng sáng. Từ đó sẽ để lại một vệt sáng khi sao Băng di chuyển. Vì sao có mưa sao Băng? Nhắc đến hiện tượng tuyệt đẹp này, chúng ta phải nói đến trạng thái sơ khởi của nó là sao Chổi, vì thiên thể này mới chính là nguyên nhân hình thành lên các trận mưa sao Băng. Sao Chổi là thiên thể được cấu thành chủ yếu từ băng, ngoài ra còn có các vật chất ở dạng rắn khác. Sao Chổi di chuyển xung quanh Mặt Trời với quỹ đạo nhất định theo hình Elip dẹp. Trong quá trình di chuyển, dưới tác động từ năng lượng nhiệt của Mặt Trời, sao Chổi bị tan dần tạo thành những dải bụi quanh quỹ đạo của mình, rồi đến một đỉnh điểm nào đó sao Chổi sẽ tan biến để lại rất nhiều bụi vũ trụ. Nếu quỹ đạo sao Chổi ở gần Trái Đất, hay trùng hợp Trái Đất quay đến điểm quỹ đạo gần giao nhau với sao Chổi, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển, di chuyển với tốc độ cực nhanh, mật độ dày đặt tạo ra vô số các vệt sáng trên bầu trời tại cùng một thời điểm. Chính điều đó đã làm xuất hiện mưa sao Băng. Hiểu theo một cách đơn giản, mưa sao Băng là do rất nhiều bụi sao Chổi bị nung cháy khi vào bên trong bầu khí quyển Trái Đất, trong cùng một thời điểm nhất định. Tất cả những điều trên cũng khẳng định thêm một điều rằng, nếu sao Băng không bị nung sáng hoàn toàn trước khi rơi xuống mặt đất. Chắc chắn rằng, đây không còn là một hiện tượng tuyệt đẹp đầy thơ mộng nữa. Sao Chổi bay quanh quỹ đạo Mặt Trời Các huyền thoại về sao Băng: 1. Ở phương Tây: Thời Hy Lạp cổ đại, con người đã quan sát thấy hiện tượng mưa sao Băng trên bầu trời đêm. Nhưng con người vẫn chưa ý niệm về biểu tượng tâm linh của hiện tượng này. Người ta còn cố chứng minh và so sánh hiện tượng sao Băng rất giống với hiện tượng sấm sét, đều là hệ quả của sự tác động từ các hạt bụi khô, gió và ma sát. Đương nhiên, đây chưa phải là cách lập luận khoa học nhất nhưng qua đó ta thấy nhận thức của con người đã có những định hướng khoa học nhất định. Các ý niệm tâm linh chỉ xuất hiện phổ biến dưới thười kỳ La Mã. Theo đó, người La Mã tin rằng mỗi ngôi sao trên bầu trời là một ngọn nến do các thiên thần thắp lên, mỗi ngôi sao là tượng trưng cho một linh hồn của con người. Khi một ngôi sao bay qua hay rơi xuống, nghĩa là đã có một người vừa qua đời, mỗi ngôi sao bay qua còn là một phép màu của tạo hóa. Tới thời kì trị vì của Hoàng đế La Mã - Valerian, hình ảnh những trận mưa sao băng được các tín đồ Công giáo gán cho rất nhiều ý nghĩa. Cụ thể, ngày 10/08/258, Thánh Lawrence bị vị vua tàn bạo trên tra tấn cho tới chết tại thành Rome. Năm 1912, thảm họa tàu Titanic huyền thoại chìm xuống đáy Đại Tây Dương, nhiều nhân chứng sống sót cũng đã từng nhìn thấy một trận mưa sao băng rất lớn. Những sự trùng hợp ngẫu nhiên tới lạ kỳ đó, đã làm dấy lên nhiều giả thuyết: Phải chăng mưa sao băng chính là điềm xấu báo hiệu cho những thảm họa đang xảy ra. Nên phần đông người phương Tây từng xem sao Băng là biểu trưng cho những thảm họa sắp xảy ra (tương tự quan niệm về sao Chổi). 2. Ở Phương Đông: Cũng như quan niệm ở các nước phương Tây, văn hóa Phương Đông cũng từng cho rằng hiện tượng sao Băng và mưa sao Băng là điềm báo không lành. Nhưng bên cạnh đó cũng đã hình thành những góc độ khác biệt về nhận thức. Cụ thể, người Trung Quốc cho rằng mưa sao Băng là hình tượng rồng hạ thế hay sứ giả của trời phái xuống nhân gian. Người Siberia cổ lại quan niệm bầu trời vốn là một mái vòm được khâu lại, vì vậy khi các vị thần đi ngang qua, ánh hào quang từ họ có thể lọt qua những khe hẹp của bầu trời, trở thành mưa sao Băng như chúng ta vẫn nhìn thấy. Chính vì vậy khi gặp sao Băng người ta thường hay cầu nguyện về điều ước mình muốn thực hiện, vớii hi vọng những Đấng siêu nhiên nghe thấy và giúp họ thực hiện. Và đương nhiên tất cả những quan niệm trên đều mang giá trị về tinh thần, chúng ta không thể bác bỏ hay phủ nhận bằng bất kỳ lí lẽ nào. Bởi những giá trị tinh thần chỉ cần con người không lạm dụng đến mức độ cực đoan, thì đó sẽ luôn là nét đẹp niềm tin mà phải trải qua những trận đường dài mang tính lịch sử nhân loại mới có thể hình thành. /