Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Hữu Thỉnh Nguồn: Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991 Lời bình về bài thơ Sang Thu Từ cuối sang thu, đất trời có những biến đổi nhẹ nhàng mà rõ ràng. Đây là sự biến đổi được Hữu Thỉnh nâng lên bằng cảm nhận tinh tế, thông qua các hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu Sang thu là một bài thơ hay. Tác giả không sa vào cách miêu tả ước lệ, khuôn sáo mà bằng những cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh thơ tự nhiên mộc mạc mà mới lạ, những hình ảnh này được đặt trong sự vận động nhẹ nhàng mà không làm mất đi cái hồn của thiên nhiên là rất trong và rất tĩnh. Bằng hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm. Cùng thể thơ năm chữ, Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng nên thơ... ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của đất nước. Bài thơ của Hữu Thỉnh đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời. "Sang thu" là bức tranh mộc mạc về miền quê Bắc Bộ: nhẹ nhàng, êm dịu, trong sang và nên thơ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện những triết lý về cuộc đời qua những gì giản đơn, nhỏ bé của cuộc sống. Tất cả tạo nên đặc sắc cho bức tranh giao mùa hiếm có của thiên nhiên Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có những cảm xúc đong đầy, tự hào và thêm thương yêu Tổ quốc. Nét đặc sắc làm nên giá trị của bài thơ Sang thu là sự tinh tế và nhất là cái đối ngẫu, hàm súc rất Đường thi. Sang thu là khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý. Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam. Là cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc Bộ, không gian hẹp hơn với những mùi hương quen thuộc và gần gũi như hương ổi, hình ảnh đặc trưng của tiết thu xứ Bắc là gió heo may se se lạnh, đặc biệt, hình ảnh sương thu vốn quen thuộc trong thơ ca truyền thống nhưng ở đây được gợi tả cụ thể, độc đáo, có hồn hơn nhờ phép nhân hóa. Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút giao mùa hết sức tinh tế với những rung động nhẹ nhàng, tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương. Sang thu của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những chuyển biến của cuộc đời. Hữu Thỉnh có cái may mắn là khá nhiều bài thơ và trường ca của anh qua sự thẩm định của thời gian vẫn có giá trị tương đối ổn định. Hữu Thỉnh viết về đời sống bằng một thứ văn hoá nhà quê thật đẹp và thật ngộ. Hữu Thỉnh đã "đưa thơ về với cuộc sống thường nhật", khám phá bí ẩn thẳm sâu trong tâm hồn con người bằng những suy tư chân thật tự đáy lòng mình. Hữu Thỉnh là thi sĩ của những câu thơ đầy ma lực, nó như lôi dắt người đọc thôi miên trên các thi liệu dân gian. Hành trình đổi mới thơ ông còn thể hiện ở việc đào sâu hơn nữa chất suy tư trước đây để tạo nên một kiểu kết tinh mới.