Với một thuật ngữ mà hiện nay xuất hiện rất phổ biến và rộng rãi, được giới trẻ hiện nay đang sử dụng rất là nhiều, đó là "sân si". Vậy ý nghĩa của sân si là gì? Nguồn gốc của từ sân si bắt nguồn từ đâu? Mời các bạn cùng mình tìm hiểu xem là như thế nào nhé. Sân si là gì? "Sân" được hiểu là những người có tính cách nóng nảy, dễ tức giận nổi nóng mỗi khi không được vừa lòng, thõa mãn được những gì mà mình muốn. Những người này thường có thể làm những điều xấu, trái với luân thường đạo lý, bất chấp bản thân có xảy ra vấn đề gì hay không. Một khi bị xúc phạm hay có người làm trái với ý muốn của mình, họ thường sẽ tìm cách trả thù, hãm hại những người mà họ không vừa mắt hay thù ghét. "Si" là si mê, u mê, mu muội. Những người này thường nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách phiến diện, vô thức và theo cảm tính. Không suy xét, hiểu biết giữa đúng và sai, giữa lợi và hại, làm những chuyện hại người hại mình. Những người này thường có bản tính ích kỷ, bảo thủ, phiến diện. Vậy "sân si" là cụm từ chỉ những người nóng tính, hay ganh tỵ, thù hận hay cảm thấy khó chịu trước những thành công của người khác. Cảm thấy bức bối khi người khác có cuộc sống sung túc, hạnh phúc hơn mình. Hay nuôi ý định sẽ cướp lấy những thứ mà họ muốn từ tay của người khác. Không màng đến lợi và hại, không suy xét đến việc những chuyện đó có gây tác dụng ngược cho bản thân mình hay không. Và những người này thường phải trả một các giá khá đắc cho những việc mà họ đã gây ra. Nguồn gốc của từ "sân si" Trong kinh pháp, đạo lý nhà Phật, từ sân si xuất hiện rất nhiều, trong các bài giảng về dạy người cách sống, nhìn thoáng hơn về các vấn đề vật chất, đừng quá đặt nặng vấn đề này. Và cụm từ của nó đầy đủ là "tham-sân-si", ba từ này luôn luôn gánh liền với nhau. Lòng tham luôn đi kèm với lòng ganh tỵ, sự u mê không có lối thoát với các vấn đề về của cải, vật chất, các mối quan hệ về mặt thể xác.. Vì thế, các bài giảng kinh pháp luôn dạy con người sống cuộc sống không "tham-sân-si". Học cách sống lạc quan, kiềm chế được bản thân trước mọi cám dỗ, tự chủ được hành vi và suy nghĩ của mình. Không tà tâm thì tâm luôn an nhàn, luôn tĩnh lặng, luôn bình yên và nhẹ nhõm. Cách sử dụng từ "sân-si" của giới trẻ hiện nay. Việc áp dụng câu không "sân-si" chuyện người ta, mà đa số các bạn trẻ hiện nay đều nói. Thì nghĩa từ mà các bạn sử dụng là sát với nghĩa của từ "tham-sân-si" gốc. Cũng đều la từ "nhắc khéo" người khác đừng nên dòm ngó, soi mói chuyện của người khác. Đừng chuyện mà "trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường", chuyện nhà người ta còn không biết mà đã đồn ầm cả lên. Đặt chuyện, bêu xấu người khác, ganh tỵ ghen ghét, nói nhăng nói cuội mà không nghĩa tới hậu quả. Dùng để nói những người chuyên làm chuyện "ngồi lê đôi mách". Đức tính này là một thói hư tật xấu mà cần phải được loạt bỏ, tiêu trừ. "Sân-si" trong cuộc sống thường nhật. Người có tính "sân-si" sẽ luôn mang theo một tâm hồn chất đầy những ganh tỵ, ghen ghét, tức tối khi thấy người khác có cuộc sống tốt hơn mình. Luôn suy nghĩ theo một chiều hướng tiêu cực, phiến diện. Luôn cảm thấy những thứ người khác có luôn tốt hơn của mình, cảm giác bất an và lo sợ người khác sẽ sống tốt hơn mình. Luôn dòm ngó vào cuộc sống của người khác, soi mói người khác. Luôn bình luận, phê bình những chuyện mà bản thân không hề nắm rõ, nhưng lại luôn cho là bản thân mình đúng, đơn phương phiến diện đánh giá một con người, một sự việc mà không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Những con người có tính "sân si" thường sẽ dễ bị mê hoặc và cám dỗ, sẵn sàng manh động hay bạo động đối với bất kỳ ai để đạt được mục đích của mình. Không ngại coi người khác làm đá lót chân cho họ, hay làm tổn thương người mà họ không vừa mắt. Làm sao để kiềm chế được lòng "sân-si" của mình. Chỉ cần bạn đừng quan tâm thái quá đến cuộc sống của một ai đó, thì lòng "sân-si của bạn đã có thể giảm bớt đi rồi. Hài lòng với những gì bản thân đang có. Đừng quá coi trọng vấn đề hơn thua giữa mình với người khác. Chấp nhận được ưu điểm, nhược điểm của mỗi cá nhân, mỗi con người. Phân biệt rạch ròi giữa tốt và xấu, đừng chỉ nhìn, phán đoán mọi việc chỉ bằng một hướng mà bản thân thấy. Hãy tập nhìn thoáng hơn với cuộc sống, với mọi người, với hoàn cảnh hay vật chất của cải.. không quá coi trọng, đặt nặng những vấn đề đó thì bạn đã lại bớt đi một vấn đề để lòng" sân-si "của bạn không có đất dụng võ. Và hãy nhớ rằng, lòng" sân-si"chỉ mang lại những cảm xúc tiêu cực đến cho bạn. Nó chỉ làm cuộc sống của bạn thêm bế tắc, thêm nặng nề, như bản thân bạn tự mang tảng đá lớn trên lưng vậy. Thay vì mang theo nó trong suốt cuộc đời mình, sao bạn không quẳng nó đi để cho cuộc sống của bạn nhẹ nhõm hơn. Cuộc sống của bạn có bớt đau khổ hay không? U ám hay không? Là do chính bản thân bạn lựa chọn. Không ai có thể bắt ép bạn nên đi như thế nào ngoài bản thân bạn cả. Hãy tự tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân, để cuộc sống bạn trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ nhé.