Sai lầm chí mạng của Tào Tháo đã khiến giang sơn gây dựng bốn đời rơi vào tay nhà Tư Mã?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 2 Tháng bảy 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Sai lầm chí mạng của Tào Tháo đã khiến giang sơn gây dựng bốn đời rơi vào tay nhà Tư Mã?

    * * *

    Đông Hán những năm cuối thiên hạ hình thành thế chân Vạc, cụ thể giữa 3 thế lực hùng mạnh chính là Ngụy Thục Ngô. Vào thời đó Ngụy Vương Tào Mạnh Đức, một nhà chính trị quân sự kiệt xuất, một nhân vật có tầm ảnh hưởng sâu sắc trên vũ đài chính trị, luôn khiến các đối thủ phải dè chừng bởi ý chí cùng tham vọng thống nhất thiên hạ vẫn luôn cháy hừng hực trong tiềm thức của ông. Tào Tháo Tào Mạnh Đức là kẻ đứng đầu trong ba tập đoàn chính trị cốt cán lúc bấy giờ, là người hùng tài đại lực trong thiên hạ, lại sở hữu cho mình một dàn hậu duệ 25 người con ruột ưu tú anh tài. Trong đó nổi trội nhất vẫn là những cái tên như: Tào Phi, Tào Thực, Tào Xung. Ai cũng đều nghĩ rằng, ắt hẳn với thế lực quân phiệt hùng mạnh như vậy thì chắc chắn sẽ tăng trưởng đi lên theo một chân lý "Hổ Phụ Sinh Hổ Tử", cha đã anh hùng thì ắt con phải hảo hán. Thế nhưng quả thực, lịch sử là những diễn biến ngẫu nhiên chứ không phải hoàn toàn do con người chúng ta viết ra một kịch bản trước. Bởi vậy cho nên, mặc dù đã sở hữu tới 25 người con anh tài xuất chúng, thế mà sau cùng giang sơn Tào Ngụy gây dựng 4 đời vẫn rơi vào tay nhà Tư Mã.

    [​IMG]

    Đầu tiên phải xét từ cách mà nhà quân chủ Tào Phi vẫn ngầm đề phòng Tư Mã Ý, chúng ta đã có thể nhìn ra rằng, Tào Phi đã nhận thức và nhìn ra được nhược điểm chí mạng gia tộc mình chính là "đoản thọ". Ngoài vị con trai cả của Tào Tháo là Tào Ngang chết trên chiến trường, Tào Xung bị hại chết khi mới 13, thì Tào Phi cũng chỉ sống tới 39 tuổi, người sống lâu nhất là Tào Thực cũng chỉ sống được tới năm 41 tuổi, toàn bộ những người con khác cũng đều ra đi ở độ tuổi đầu ba. Ngược lại thì Tư Mã Ý lại là người cùng thời với Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Tôn Quyền. Còn Tào Phi, Tào Thực chỉ là những kẻ hậu bối, sau đấy Tào Duệ, Tào Phương chỉ được xem là những hàng con cháu. Vì vậy giả sử con trai Tào Tháo có thể sống tới độ tuổi của Tư Mã Ý, thì cho dù Tư Mã Ý tâm cơ có sâu đến mấy cũng khó mà đoạt được quyền vị.

    Chả thế mà lúc Tào Phi vẫn còn tại vị cũng đã sớm lo lắng về điều ấy, sau khi mình mất đi thực không có ai có thể áp chế được Tư Mã Ý. Vì vậy mà từ đầu tới cuối luôn duy trì sự phòng bị, chỉ tới khi Gia Cát Lượng lãnh binh Bắc phạt, tình thế nguy nan nên bắt buộc phải dùng Tư Mã Ý.

    Đến đời thứ ba là Tào Duệ cũng thực thi chính sách y hệt ông cha, luôn luôn trọng dụng người nhà mà áp chế đè nén gia tộc Tư Mã. Thế nhưng thực chất Ngụy quốc lại không thể không có Tư Mã Ý, vì Tư Mã Ý lúc này đã thực sự mưu sâu kế hiểm, là vị mưu sĩ tài giỏi bậc nhất thiên hạ, chỉ khi có sự giúp sức của Tư Mã Ý thì Ngụy quốc mới yên bình. Tào Duệ cũng đoản thọ, tại vị được mấy năm cũng đã qua đời vì bệnh. Cứ như vậy rồi tiểu hoàng đế Tào Phương lên ngôi, nhưng không làm sao có thể áp chế nổi Tư Mã Ý. Mặt khác con trai của Tư Mã Ý là Tư Mã Chiêu sớm đã không còn muốn làm thần tử, toàn bộ quyền lực trong triều sớm đã rơi vào tay họ Tư Mã.


    [​IMG]

    Lại nói Tào Thị hoàng tộc tuy đoản thọ, nhưng gia tộc hộ Tào cũng rất đông, không thiếu gì người tài giỏi, chẳng hạn như Tào Hồng, Tào Nhân, Tào Chân, Tào Hưu.. Bất kể một ai cũng có thể thống lĩnh một phương, hơn nữa vẫn còn có sự ủng hộ trung thành của gia tộc Hạ Hầu. Vậy không lẽ không ai trong số họ có thể áp chế nổi Tư Mã Ý?

    Tuy là các vị tiền bối Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Hồng, Tào Nhân đều có thực lực nhất định, nhưng thế hệ sau của bọn họ cũng đoản mệnh không kém, lại không có được bản lĩnh giống như cha ông của họ. Ngược lại gia tộc Tư Mã không những người tài đời đời, còn được thọ mệnh rất cao, bản thân Tư Mã Ý cũng có thể sống được tới năm 70 tuổi. Sống ở thời loạn lạc, lại sống thọ được tới 70 tuổi là một điều hiếm hoi, đến em ruột của Tư Mã Ý cũng sống được tới thời Tây Tấn thành lập, vì vậy mà gia tộc Tư Mã đã có ưu thế hơn hẳn. Ngoài ra bản thân Tư Mã Ý trong những năm tháng làm công ăn lương dưới trướng Tào Tháo, ông ta cũng đã chinh chiến khắp thiên hạ, mặc dù không dám ho he gì dưới thời Tào Tháo, Tào Phi, nhưng tuyệt không thể phủ nhận được tầm ảnh hưởng của ông ta rất lớn. Vì vậy mà trong khi gia tộc Tào Ngụy lần lượt về chầu tiên tổ, mắt nhìn giang sơn hoa lệ này chẳng nhẽ lại không lấy, huống hồ con trai Tư Mã Chiêu của ông ta cũng là kẻ tài giỏi vô cùng. Thực đáng thương thay cho Ngụy Vũ Đế Tào Tháo, bản thân ông ta cả đời chinh chiến gây dựng cơ nghiệp, cuối cùng lại rơi vào tay của nhà Tư Mã. Đáng thương thay cho cả một gia tộc đoản thọ phải đối đầu với gia tộc trường thọ.

    Bản lĩnh lớn nhất của Tư Mã Ý chính là sống dai, bình quân một người thời đó có tuổi thọ khá ngắn, nhưng ông ta lại thọ rất cao, thọ để chịu đựng rồi nhìn cả ba đời họ Tào đi vào lòng đất. Càng về sau thế lực Tào Ngụy lại không có nhiều nhân tài, lúc này Tư Mã Ý mới bắt đầu lãnh binh.


    [​IMG]

    Thái độ của Tào Duệ dành cho Tư Mã Ý lại không giống như ông cha Tào Tháo, Tào Phi. Khi mà Tào Tháo còn sống đã không xem Tư Mã Ý ra gì, còn Tào Phi lúc tại vị thì rất biết ơn Tư Mã Ý đã luôn tận tâm tận lực làm việc vì mình, nên đã đối xử rất tốt với ông ta. Nhưng tới thời Tào Duệ cai trị thì lại hoàn toàn khác, bản thân Tư Mã ý được xem là vị đại thần công khanh do chính cha ông mình để lại, làm việc trong triều nhiều năm, sau này còn nắm binh quyền trong tay, đối với kẻ này nhất định phải đề cao cảnh giác. Vì vậy mà Tư Mã Ý lúc làm việc dưới trướng vị quân chủ Tào Duệ đã tỏ ra vô cùng cẩn trọng, bởi lẽ Tào Duệ không phải là một hôn quân, ngoài ra thế lực trong triều cũng không đủ mạnh.

    Tuy nhiên vận may của Tư Mã Ý cũng tương đối tốt, Tào Ngụy khi đó thực sự thiếu vắng anh tài. Vì vậy nên cho dù Tào Duệ có đề phòng tới đâu cũng không thể không trọng dụng ông ta được. Mấu chốt cuối cùng đó là, Tào Duệ cũng là một vị quân chủ đoạn mệnh, tuổi khi còn trẻ đã phải ra đi. Sau khi Tào Duệ mất, hoàng vị được truyền lại cho Tào Phương. Lúc này Tào Phương tuổi hãy còn nhỏ không thể xử lý triều chính để có thể chống được với Tư Mã Ý, một kể tâm cơ sâu sắc một thời.

    Tư Mã Ý lúc này tuổi tác tuy đã cao, nhưng ông ta biết rằng đây vốn là cơ hội hiếm có mà ông trời trao tặng, là cơ hội tuyệt vời để phản kích đánh đổ gia tộc Tào Ngụy 4 đời. Tư Mã Ý giả vờ nhượng bộ, để cho Tào Sảng mất cảnh giác, nhân lúc Tào Phương cùng thế lực gia tộc Tào ra ngoài bái tế, lập tức phát động chính biến Cao Bình Lăng, một lần đoạt lấy chính quyền của nhà Tào Ngụy.

    Thực chất năm xưa khi Tào Tháo vẫn còn tại vị, ông ta đã sớm nhìn ra được sự bất thường của Tư Mã Ý, thậm chí cũng biết rằng kẻ này tài trí mưu lược trác tuyệt ắt sau này trở thành hậu họa. Thế nhưng thứ nhất là lúc ấy Tào Tháo vô cùng tự tin và không xem Tư Mã Ý ra gì, thứ hai là ông ta cảm mến người tài mà không nỡ giết đi. Thế sự sau này đều do lão thiên định đoạt, lão ta đã muốn cho họ Tào đoạn mệnh mà họ Tư Mã lại sống dai. Vậy nên mới diễn ra cố sự, khiến cho mưu kế ấp ủ bao năm của Tư Mã Ý chỉ trong một chốc đã thành hiện thực, biến cơ nghiệp bốn đời họ Tào bỗng chốc tiêu tan.


    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
    Huệ Lê Thị, ThuyTrangchiqudoll thích bài này.
  2. chiqudoll

    Bài viết:
    1,418
    "Bản lĩnh lớn nhất của Tư Mã Ý chính là sống dai" *yoci 107* cái này đúng là bản lĩnh thật. Ha ha.

    Oài, nam thần Quách Gia của mình mà không chết sớm, phe Tào Ngụy thống nhất tam quốc luôn thì chắc không còn có vụ "lòng dạ Tư Mã Chiêu, người qua đường đều biết" đâu. Chính quyền tập trung về một mối, sẽ không thiếu người tài.

    Bạn nghĩ sao về ý kiến, nếu Gia Cát Lượng thật sự ưu quốc ưu dân, ông ta không nên giúp đỡ Lưu Bị?

    Phụng Hiếu chết rồi, Ngọa Long mới xuất thế, nếu Khổng Minh trợ Tào Tháo thì không có thế chân vạc đánh tới đánh lui loạn xà ngầu mãi kiểu đó.

    *vno 66*
     
    Huệ Lê ThịThuyTrang thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng bảy 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...