Soạn bài Trong lòng mẹ - Sách cách diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 15 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    A. Kiến thức cơ bản - bài Trong lòng mẹ - Ngữ văn 6 - Cánh Diều

    1. Tác giả:

    - Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định.

    - Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957

    - Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời..

    - Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ

    2. Hoàn cảnh sáng tác

    - Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.

    3. Giá trị nội dung

    - Văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình. Qua đó ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng

    4. Giá trị nghệ thuật

    - Lời văn trữ tình nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc

    - Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực

    B. Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ - Sách Cánh Diều -Ngữ văn 6

    I. Phần Chuẩn bị

    Xem lại phần kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

    Khi đọc hồi kí các em cần chú ý:

    1. Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?

    2. Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?

    3. Cảm xúc thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó như thế nào?

    4. Đọc trước đoạn trích Trong lòng mẹ tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí những ngày thơ ấu

    Trả lời:

    1. Tác giả viết về cậu bé Hồng, người mẹ bé và người cô ruột của bé

    +Viết về cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô và giây phút em gặp lại mẹ, ngồi trong lòng mẹ

    +Viết nhằm mục đích: Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm và lên án, phê phán hiện thực xã hội phong kiến cổ hủ với những thói nhỏ nhen độc ác của tầng lớp tiểu tư sản xưa.

    2. Có hai yếu tố của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể là:

    - Lựa chọn ngôi kể thứ nhất giúp cho câu chuyện chân thực, sinh động, xác thực dưới suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật chính – bé Hồng.

    - Tác giả dùng thể loại hồi kí để ghi chép, bộc lộ cảm xúc chân thực những gì đã xảy ra với chính mình

    3. Cảm xúc của các nhân vật trong truyện:

    - Về bé Hồng: Bé ghét cay ghét đắng những lời nói giả tạo, độc ác, nhẫn tâm, nham hiển của bà cô khi nói xấu mẹ

    + Bé mong nhớ, yêu thương, một lòng bênh vực mẹ và hạnh phúc khi gặp lại mẹ.

    - Về người cô: Xấu tính, nham hiển, tàn nhẫn, luôn tìm cách bôi nhọ người mẹ tốt đẹp trong lòng Hồng

    +Bà cô ghét bỏ mẹ bé Hồng, luôn tìm cách bôi nhọ, nói xấu mẹ bé, muốn chia rẽ tình cảm của mẹ con bé.

    - Về mẹ bé Hồng: Hết lòng yêu thương con, hạnh phúc khi gặp lại con.

    2. Phần Đọc hiểu

    a. Câu hỏi giữa bài:

    (1) Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật "tôi" như thế nào?

    (2) Phản ứng của nhân vật: "Tôi" trước lời kể của người cô như thế nào?

    (3) Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?

    (4) Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ?

    (5) Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của: "Tôi" như thế nào?

    (6) Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?

    (7) Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua hành động, cảm xúc của "tôi"?

    (8) Vì sao "câu nói ấy bị chìm ngay đi"?

    Trả lời:

    (1) trong phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật tôi là:

    - Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không hạnh phúc.

    - Sống cô đơn: Cha nghiện ngập, mất sớm. Người mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực.

    - Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh, không tình thương và cay nghiệt với thành kiến cổ hủ: Sống cùng họ hàng ở bên nội nhưng cậu lại không hề được quan tâm, yêu thương mà còn bị gieo rắc những suy nghĩ xấu về mẹ.

    (2). Diễn biến phản ứng của nhân vật: "Tôi" trước lời kể của người cô:

    - Cậu toan muốn trả lời là có khi bà cô hỏi: "Có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?" nhưng chợt nhân ra ngay ý nghĩa cay độc, thâm hiểm trong lời nói của bà cô nên cậu lặng lẽ cúi đầu không đáp

    - Cậu cười, miễn cưỡng đáp lại: Không muốn vào

    - Cậu đau khổ, buồn lòng, đầm đìa nước mắt vì lời nói cau nghiệt của cô

    - Cậu giận mẹ, và thương xót mẹ vì mẹ sợ thành kiến mà phải lìa xa anh em bé

    - Cậu căm hận cổ tục đày đọa mẹ mình

    (3) Phần 3 kể về cuộc gặp mặt của mẹ con Hồng sau bao ngày xa cách.

    *Đây là nội dung chính của văn bản và có liên quan đến nhan đề, thể hiện chủ đề: "Trong lòng mẹ"

    * Các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ:

    - "Chợt thoáng thấy bóng người giống mẹ", "đuổi theo gọi bối rối:" Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!

    - Sợ rằng nhận nhầm thì sẽ thẹn và xấu hổ, tủi hờn, tuyệt vọng: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn.. sa mạc"

    - "Tôi đuổi kịp", "thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại"

    - "Oà lên khóc rồi cứ thể nức nở"

    - "Tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp, sung túc"

    - "Đùi áp đùi mẹ tôi", "đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi", ngửi hương quần áo thơm tho lạ thường.

    =>Đó là cảm xúc vui mường, hạnh phúc, sung sướng, mãn nguyện gặp lại mẹ sau một năm xa nhớ.

    (4) Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của "tôi" :

    - Mẹ bé không còm cõi xơ xác quá như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi "

    -" Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn màng làm nổi bật màu hông của hai gò má "

    Quần áo thơm tho, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu

    (5) Nhận xét:

    Đó là người mẹ trẻ trung, xinh đẹp, có cuộc sống sung túc; luôn nhớ, yêu thương anh em bé Hồng.

    (6) Từ hình ảnh minh họa về tình cảm của hai mẹ con bé Hồng, ta nhận thấy:

    - Tình cảm mẫu tử thật thiêng liêng, sâu đậm, bền chặt, không gì chia cắt được.

    - Người mẹ luôn dành cho con tình yêu thương vô bờ bến. Yêu thương con, mẹ có thể làm tất cả vì con, nhận nhịn, hy sinh để dành những điều tốt nhất cho con.

    - Đáp lại là tình thương yêu của mẹ, con một lòng bảo vệ, yêu thương, tin tưởng và kính trọng mẹ

    (7) Qua hành động và cảm xúc của nhân vật tôi, bạn đọc cảm nhận được tình mẫu:

    - Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, bất biệt, đáng ngưỡng mộ vô cùng. Chính tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ thông minh, khôn khéo, nhạy cảm, mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Tình thương mẹ của bé Hồng như viên kim cương sáng đẹp nhất về tình mẫu tử.

    (8) Tác giả viết" câu nói ấy bị chìm ngay đi ". Bởi vì:

    Lúc ấy Hồng đã được gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ, được cảm nhận vẻ đẹp dáng kình cũng như hơi ấm của tình thương của mẹ. Chính vì thế, những câu nói độc ác ấy của cô hoàn toàn sai sai thật, không đáng để bé nhớ, nên chìm ngay đi, chẳng để tâm tới câu đó nữa.

    b. Câu hỏi cuối bài:

    1. Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?

    2. Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật" tôi "có gì khác nhau?

    3. Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật" tôi "khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.

    4. Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.

    5. Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

    Trả lời:

    1. Sự việc chính mà tác giả kể lại trong đoạn trích:

    + Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô về mẹ (thể hiện ở phần 2)

    + Bé Hồng gặp lại mẹ và ngồi trong lòng mự (thể hiện ở phần 3)

    2. Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật" tôi "khác nhau là

    + Hình ảnh người mẹ qua lời kể của bà cô: Mẹ Hồng là nột người đàn bà góa chồng, nợ nần cùng túng, bỏ con bỏ cái đi tha phương cầu thực, nghèo khổ, bần hàn, đi bán bóng đèn, vàng hương ở chợ, không hỏi han con cái hay gửi lấy một đồng quà

    + Hình ảnh người mẹ trong tâm trí Hồng: Mẹ Hồng là một người đáng thương phải chịu đựng mọi dèm pha, khinh miệt, dè bỉu, xã hội cổ hủ, phải bỏ đi tha phương cầu thực để lại đứa con thơ.

    3. M ột số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật" tôi "khi gặp lại mẹ:

    " Chiều hôm đó, tan buổi học, chợt thoáng thấy bóng mẹ, gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi!.. "

    " Nếu người quay lại ấy là người khác.. sa mạc "

    " Trèo lên xe, ríu cả chân.. Òa khóc "

    ".. sung sướng bỗng được trrông nhìn và ôm ấp hình hài máu mủ.."

    *Nhận xét:

    => Bé luôn mong nhớ, khát khao được gặp mẹ; lo sợ, xấu hổ nếu nhận nhầm mẹ và hạnh phúc tột cùng khi ngồi trong lòng mẹ.

    =>Hình ảnh bé Hồng khiến người đọc xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, đáng quý

    4. Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.

    - Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua

    - Văn bản là dòng suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật bé Hồng kể lại cuộc trò chuyện với bà cô và những suy nghĩ của cậu bé trong giây phút gặp lại mẹ

    - Người kể bộc lộ được cụ thể, chân thực các cảm xúc trong từng thời điểm.

    5. Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

    Văn bản Trong lòng mẹ trích hồi kí Những ngày thơ ấu đã kể lại chân thực, cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình. Qua đó ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Văn bản sử dụng ngôn từ giản dị, hình ảnh so sánh đặc sắc, giọng văn trữ tình tình cảm, là một minh chứng điển hình cho tình mẫu tử đẹp nên thơ và bất diệt. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn trẻ thơ cao đẹp và thế giới tình mẫu tử thiêng liêng. Văn bản Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định trân thành, cảm động về sự thiêng liêng, bất diệt của tình mẫu tử! Tình cảm thiêng liêng, cao cả ấy như một lời nhắc nhở đến mỗi người con phải luôn biết yêu quý, thương cảm và kính trọng, biết ơn cha mẹ.

    C. Bài tập bổ sung:

    Em hãu tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 dòng.

    Trả lời:

    Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không môn đăng hậu đối, giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương. Khi bố bé Hồng mất, người mẹ vì bị gia đình chồng hắt hủi, ruồng rẫy nên đành bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực. Hai anh em Hồng luôn sông trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô ruột, người luôn gieo rắc vào đầu Hồng những rắp tâm tanh bẩn để Hồng ruồng rẫy, khinh miệt, ghét bỏ mẹ của mình. Một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ không. Sau đó, bà ta còn làm cho bé Hồng đau lòng

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Bài tiếp theo:

    Viết Đoạn Văn Có Câu Chủ Đề: Bé Hồng Vô Cùng Sung Sướng, Hạnh Phúc Khi Được Ngồi Trong Vòng Tay

    Sách Cánh Diều - Soạn Bài Đồng Tháp Mười Mùa Nước Nổi Trang 55 – Văn 6 Hay Nhất
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười một 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...