Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Bạch Cẩn Huyền, 8 Tháng sáu 2021.

  1. Bạch Cẩn Huyền Bạch Cẩn Huyền - Zjk Nguyễn

    Bài viết:
    127
    Rong kinh là gì?

    Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị, phòng ngừa kịp thời.

    Kinh nguyệt ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản là hiện tượng xuất huyết hàng tháng và lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn khép kín, chu kì này sẽ kéo dài 3 đến 5 ngày và tổng lượng máu xuất huyết mỗi tháng dưới 80ml.

    Tuy nhiên, có một số trường hợp rong kinh kéo dài từ 7 đến 14 ngày, thậm chí trên 21 ngày gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng cuộc sống và sức khỏe.

    Vậy "rong kinh" là gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé?

    [​IMG]

    Rong kinh là gì?

    Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày của mỗi chu kì, có thể là sự cảnh báo của cơ thể về một số loại bệnh nguy hiểm liên quan đến sức khỏe sinh sản hoặc nội tiết tố của nữ giới.

    Một số phụ nữ vì nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc vì e ngại mà che giấu không đi khám khiến tình trạng ngày càng xấu đi, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc tính mạng của bản thân.


    Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng rong kinh?

    Rong kinh ở nữ giới được chia thành ba nhóm như sau:

    + Nhóm thứ nhất: đối tượng là các bạn ở độ tuổi dậy thì, cơ thể vẫn còn đang phát triển và chưa hoàn thiện, sự thay đổi nội tiết tố bất ngờ và chưa ổn định. Những người thuộc nhóm này, hiện tượng rong kinh thường kéo dài trên 3 ngày và dưới 7 ngày, lượng máu xuất huyết không đáng kể.

    + Nhóm thứ hai: đối tượng là các bạn gái đã trưởng thành, nguyên nhân chủ yếu là rối loạn hormone, nồng độ estrogen tăng cao, chất progesterone bị kìm hãm không tiết ra để cân bằng estrogen. Trong khi nội mạc của tử cung dày lên, mạch máu không lưu thông kịp bị tắc ứ gây ra triệu chứng hoại tử, bong tróc bề mặt thành tử cung tạo ra tình trạng xuất huyết dài ngày (thường kèm theo đau bụng).

    + Nhóm thứ ba: nhóm này thuộc về các trường hợp rong kinh bệnh lý. Thường liên quan đến các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, rối loạn đông máu, polyp nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng kín, ung thư hoặc các vấn đề xuất phát từ việc quan hệ tình dục không an toàn.


    [​IMG]

    Tác hại của bệnh rong kinh.

    Rong kinh là tình trạng thường gặp nhưng cũng không được xem thường khi chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, tác hại của rong kinh trong một số trường hợp không chỉ ảnh hưởng cuộc sống thường ngày, mà có khi còn nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị.

    Rong kinh xuất huyết nhiều liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu kèm theo những triệu chứng liên đới khác như cảm giác mệt mỏi, đau bụng nhiều, mỏi lưng, mỏi chân, ê ẩm cơ thể, nhức đầu, chóng mặt..

    Khi rong kinh kéo dài, môi trường ẩm ướt ở sẽ tạo điều kiện khiến các loại vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, xâm nhập vào vùng kín gây ra các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm.

    Ngoài ra, rong kinh kéo dài còn là biến chứng của một số bệnh lý phụ khoa, nếu không nhanh chóng xác định nguyên nhân sẽ dễ dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình của các chị em phụ nữ.


    Một số cách phòng ngừa và chữa trị rong kinh:

    Đối với hiện tượng rong kinh ở lứa tuổi dậy thì do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện sẽ không có nhiều nguy hiểm, các nội tiết tố trong cơ thể sẽ dần ổn định sau 2 đến 3 tháng. Chúng ta có thể bổ sung thêm chất sắt bằng cách ăn các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như các loại hạt (óc chó, hạt thông), động vật thân mềm (sò, hàu, ốc), đậu phụ, gan, lòng đỏ trứng, cải bó xôi (bina), bí ngô, bột cacao, cà chua, thịt bò, thịt cừu, lựu, mật ong, khoai tây..

    [​IMG]

    Đối với nhóm thứ hai là các chị em bị rối loạn nội tiết tố, ngoài việc bổ sung chất sắt bằng các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao thì nên bổ sung thêm vitamin B cho cơ thể. Trường hợp rong kinh với mực độ xuất huyết nhiều, có choáng váng khi đứng lên thì có thể dùng thuốc ngừa thai để hạn chế xuất huyết. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc tránh thai trong vòng 3 ngày sau thời gian kinh nguyệt cố định, nếu sau 3 ngày vẫn không thuyên giảm thì nên đến bác sĩ uy tín khám để tìm ra nguyên nhân.

    Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, các chị em cũng nên hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập yoga để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh tình trạng nằm nhiều trong nhà khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi.

    Nên tắm nước ấm tránh cơ thể nhiễm lạnh, không tắm sau 18h chiều và thay bvs 4h/ lần để bảo đảm vệ sinh cũng như giữ cho cơ thể luôn khô thoáng. Hạn chế ăn hoặc uống đồ lạnh, thực phẩm sống trong những ngày này, quản lý chế độ nghỉ ngơi hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh.


    [​IMG]

    Chúc các chị em luôn có sức khỏe thật tốt để cuộc sống thêm mĩ mãn nhé.
     
    Út khắp, Penguin.18.09Jancyha thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...