Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Trắc nghiệm rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Khoai lang sùng, 2 Tháng tám 2021.

  1. Khoai lang sùng

    Bài viết:
    1,986
    [​IMG]

    Có khi nào bạn cảm thấy tay mình vẫn còn chưa sạch sau khi đã rửa và bạn tiếp tục rửa đi rửa lại cả chục lần mới vừa ý, hay mấy cây bút để lộn xộn trên bàn làm bạn thấy khó chịu và bạn phải sắp xếp lại cho "ngay hàng thẳng lối", treo ồng hồ lên tường nhưng bị lệch và bạn lại tiếp tục "chỉnh đốn" nghiêng sang trái, nghiêng sang phải hay thậm chí là chồng sách vở cũng phải xếp thẳng tắp. Bạn đã khóa cửa chưa? Bạn tắt máy điều hòa trong phòng ngủ chưa? Thùng gạo nhà bạn có bao nhiêu hạt? Bạn có bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay không? Vậy rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay OCD (Obsessive-Compulsive Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt với đặc điểm là những suy nghĩ và hành vi lặp đi lặp lại hay "Kĩ tính" quá mức, không thể kiểm soát được. Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra với mức độ và tần suất đa dạng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Người mắc OCD thường cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng khi không làm một việc gì đó hoặc cảm thấy lầm rồi nhưng chưa đủ hoặc nhớ mang máng đã làm rồi nhưng vẫn phải làm lại việc đó lần nữa. OCD thường được chia làm hai phần ám ảnh và cưỡng chế, người mắc OCD có thể bị ám ảnh hoặc cưỡng chế hoặc cả 2.

    Mặc dù ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng OCD ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, công việc, học tập và những mối quan hệ xung quanh người bệnh. Khi mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, người bệnh có thể ý thức được sự quá mức hay vô lí của những hành động đang làm nhưng không thể chống lại được, chỉ có thể chọn con tim hay là nghe lí trí.

    Triệu chứng bệnh OCD

    Các triệu chứng ám ảnh: cái này là chỉ suy nghĩ thôi

    • Không muốn chạm vào những thứ người khác đã chạm vào.
    • Lo lắng khi đồ vật không được đặt đúng vị trí.
    • Luôn thắc mắc rằng mình đã khóa cửa, tắt đèn, v. V. Hay chưa.
    • Rất ghét xem những hình ảnh hay chủ đề nào đó.
    • Suy nghĩ lặp đi lặp lại những việc không muốn làm.

    Các triệu chứng cưỡng chế: cái này là thực hiện những hành động đã suy nghĩ bên trên. Thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại một cách gượng ép một việc nào đó để cảm thấy thoải mái hơn, nhưng đó chỉ là tạm thời, OCD mới là mãi mãi. Khi lặp lại những hành động đó thì bộ não thúc giục "chưa đươc, làm tiếp đi" và thế là bạn lại tiếp tục. Bên dưới là một số dấu hiệu tiêu biểu.

    • Rửa tay quá nhiều, rữa đến mức nớt cả da.
    • Sắp xếp đồ đạc một cách chính xác ngay cả khi việc làm đó không cần thiết.
    • Liên tục kiểm tra cửa ra vào, bếp nấu hoặc những thứ khác để đảm bảo chúng đã tắt.
    • Thì thầm lảm nhảm một số cụm từ nào đó mặc dù bạn không thích và cũng chẳng hiểu tại sao mình lại làm thế.

    Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

    [​IMG]

    Hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chếnhưng có một sô yếu tố có thể gây ra chứng OCD sau:

    Di truyền: Nguy cơ mắc OCD cao hơn nếu có người thân mắc OCD, đặc biệt là OCD thời thơ ấu. Các gen gây bệnh cụ thể vẫn chưa được phát hiện.

    Cấu trúc và chức năng của não: Dường như có mối liên hệ giữa OCD và sự khác biệt trong cấu trúc vỏ não trước và vỏ não dưới của não. Có thể gây ra bởi các hormone như serotonin, glutamate và dopamine.

    Môi Trường: Một số ý kiến cho rằng OCD xảy ra sau một sự cố nào đó. Đôi khi các triệu chứng OCD phát triển lau khi nhiễm liên cầu khuẩn.


    Điều trị OCD

    Biện pháp tự cải thiện: Chia sẻ tình trạng sức khỏe cho bạn bè và người thân để nhận được sự trợ giúp. Ghi chép lại những tác nhân gây ra ám ảnh cưỡng chế. Ngủ đủ giấc, đúng giờ cũng có thể giảm bớt những suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tập thể dục để lấp kín thời gian nhàn rỗi ngồi suy nghĩ vẩn vơ. Nghỉ ngơi kết hợp với các biện pháp giúp giảm căng thẳng, lo âu như hít thở sâu, ngồi thiền, tắm nước ấm và liệu pháp mùi hương.

    Liệu pháp tâm lí: Phương pháp trị liệu có hiệu quả nhất hiện nay là "Đối diện và đáp trả", bênh nhân cần chủ động đối diện với những đồ vật hay ý nghĩ gây ám ảnh cưỡng chế, thực hiện hành động cưỡng chế đến khi không còn cảm thấy lo lắng. Sẽ có một người giám sát là bác sĩ tâm lí hay một người nào đó mà bệnh nhân tin tưởng.

    Dùng thuốc: Có thể cân nhắc dùng thuốc cho nhưng bệnh nhân Rối loạn ám cảnh cưỡng chế, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và cần phải sử dụng liệu pháp điều trị tâm lí. Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chủ yếu là thuốc chống trầm cảm 3 vòng nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin.


    Trắc nghiệm kiểm tra nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế

    Bạn hãy xem những hình bên dưới và chọn mức độ khó chịu theo từng đáp án a bờ cờ bên dưới.

    A. Không chút nào.

    B. Rất ít.

    C. Hơi khó chịu.

    D. Rất khó chịu.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chủ yếu chọn A: Chủ yếu chọn B: Chủ yếu chọn C: Chủ yếu chọn D: Nguồn tham khảo: Cổng Thông tin điện tử sở y tế Bắc Giang, Healthline, Vnexpress..

    Thông tin mang tính chất tham khảo.

    Đăng Ký để đọc nhiều bài viết hay nhé!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...