Review Truyện Review Tác Phẩm Cao Lương Đỏ Của Nhà Văn Mạc Ngôn

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi ma tà, 3 Tháng tám 2022.

  1. ma tà

    Bài viết:
    14
    [​IMG]

    Cao lương đỏ một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn được viết vào năm 1998. Tác phẩm tái hiện lại lịch sử Trung Quốc trong bối cảnh quân đội Nhật Bản đang xâm lược Trung Quốc cụ thể là vùng đất Cao Mật, tội ác của chúng đã biến vùng đất Cao Mật bình yên, xinh đẹp chìm trong đau khổ, bi thương, chết chóc. Mạch văn trong Cao lương đỏ không đi theo trình tự về thời gian hay không gian nào cả, mà kết cấu truyện thường xuyên bị đảo ngược về thời gian, xáo trộn về không gian, bị chi phối hoàn toàn vào mạch cảm xúc trong dòng ý thức, cảm xúc của nhân vật nhưng vẫn đảm bảo mạch văn rõ ràng, hành động của nhân vật vẫn liên kết với nhau. Đới Phượng Liên nhân vật chính của tác phẩm mới tuổi 16, xinh đẹp rạng ngời đã bị gả cho người con trai độc nhất bị bệnh hủi của tài chủ giàu nhất vùng Đơn Đình Tú là Biển Lang, chỉ vì cha mẹ tham tiền tài của nhà họ Đơn, cảm thấy con gái gả cho nhà họ thì gia đình mình mới nở mày nở mặt, chiếm được nhiều lợi ích. Người con gái đang độ tuổi xuân thì, ao ước tìm được người đàn ông vạm vỡ, có thể che nắng che mưa, tương lai có cuộc sống tốt, nhưng vì quy tắc của chế độ phong kiến cha mẹ đặt đâu con ngồi đó mà làm cuộc đời bà trở nên thống khổ và bi thương, tương lai chỉ là một mảnh mờ mịt. Đứng trước những lời lẽ, hành động trêu đùa của các anh kiệu phu, người thiếu nữ xinh đẹp ấy cũng chỉ biết uất ức, đau khổ đến bật khóc xin họ tha cho mình"Các anh ơi.. tha cho em. Bà tôi vừa ọe vừa nói một cách khó nhọc, nói xong, bà khóc òa lên.", để rồi chính niềm khát khao cuộc sống hạnh phúc mà mình mơ ước đã dẫn tới hành động lớn mật "bà xé tấm màn che kiệu, nhét vào một góc kiệu, bà hít thở không khí tự do, ngắm nhìn vai rộng lưng eo của Từ Chiếm Ngao" một việc mà phụ nữ phong kiến không được phép làm. Đỉnh điểm là trong ngày cha rước về nhà mẹ đẻ bà đã trao thân cho anh kiệu phu Từ Chiếm Ngao ở trong cánh đồng cao lương. 3 ngày sau, bà trở về nhà chồng thì hay tin cha chồng và chồng trong một đêm đều đã bị người giết hại, bà tiếp quản kinh doanh của gia đình, xuất đầu lộ diện làm ăn buôn bán, sinh con trai là Đậu Quan, sống cùng với người mình yêu, nếu ở thời bình chúng ta cùng sống tháng ngày bình lặng, an vui, khi đất nước gặp nạn chúng ta cùng chiến đấu. Người phụ nữ kiên cường đó trở thành chiến binh mạnh mẽ tiếp tế lương thực cho tiền tuyến, vết hằn tím lại do gánh bánh lâu ngày được bà xem là niềm tự hào, chiến công anh dũng. Lời nói lúc sắp chết của bà đã thể hiện tất cả những uất ức mà người con gái trong xã hội cũ phải gánh chịu "Trời hỡi, thế nào là trinh tiết? Thế nào là chính đạo? Thế nào là lương thiện? Thế nào là tà ác? Người chưa hề bảo cho tôi, tôi chỉ làm theo cách nghĩ của tôi, tôi yêu hạnh phúc, tôi yêu sức mạnh, tôi yêu cái đẹp thân tôi là của tôi, tôi phải làm chủ cuộc đời tôi", đây được xem như lời lên án cũng có thể là lời than trách của bà đối với xã hội bất công. Bà không bị những thứ như trinh tiết, chính đạo, lương thiện hay tà ác chi phối bởi những thứ ấy bà cho rằng trời chưa bảo cho bà, thì khi bà đi tìm tình yêu, khát khao cuộc sống tự do là sai sao, mà dù có sai thì bà cũng không hề quan tâm vì bà muốn làm chủ cuộc sống, sống cuộc sống mà mình hằng mơ ước. Cả cuộc đời bà là hành trình đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến lạc hậu cổ hũ luôn đè chặt lên đôi vai người phụ nữ, bà đấu tranh vì cuộc sống hạnh phúc, ham sống để vượt qua những ràng buộc để khẳng định được quyền tự do, quyền sống cá nhân, được thể hiện bản lĩnh và công sức của mình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Nhật của nhân dân.

    Người anh hùng chiến đấu anh dũng trong Cao lương đỏ cũng được Mạc Ngôn phác họa người anh hùng Từ Chiếm Ngao đầy bản lĩnh, tài ba nhưng cũng rất mực chung tình. Ban đầu ông chỉ là kiệu phu có thân hình vạm vỡ đã đem long yêu, đồng cảm với cô dâu Đới Phượng Liên và đã trở thành người tình của cô dâu, sau này quê nhà lâm cảnh lầm than, ông đã trở thành anh hùng chống nhật điển hình của xã hội Trung Quốc bấy giờ. Người thủ lĩnh tài ba hết lòng phục vụ cho nhân dân đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân"Con ngoan ơi! Trước tiên hãy giết hết bọn chó đẻ này đã", đó là khi hay tin người tình Phượng Liên sắp chết và mong muốn được gặp ông lần cuối nhưng ông vẫn đặt tình riêng qua một bên hoàn thành sứ mệnh của đất nước trước tiên để rồi không được gặp bà lần cuối, ông lặng yên rơi lệ, quỳ xuống bên cạnh bà vuốt mắt cho bà. Không riêng gì Từ tư lệnh mà mỗi nhân vật trong Cao lương đỏ đều là những vị anh hùng chiến đấu vì gia đình vì đất nước như Phượng Liên, vợ chồng Vương Văn Nghĩa, chi đội trưởng Lãnh.. nhưng người tôi không thể nào quên được chính là nhân vật ông La Hán, một người làm công cho nhà Phượng Liên. Ông La Hán tuy không phải là nhân vật chính nhưng ông lại nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ mạch văn của câu chuyện. Ông ban đầu chỉ là người làm công không mấy nổi bật trong nhà của tài chủ Đơn Đình Tú, nhưng trong một lần quân Nhật đi chưng thu ngựa, lừa, la ông vì chống trả mà bị bọn ngụy gọt một đao ở đầu máu chảy ròng ròng, ông ngậm ngùi dắt hai con la của gia chủ đi theo người Nhật đến nơi tập trung. Ở đó, vì ông không cống nộp tiền cho người trông coi mà bị đánh, bị phân biệt đối xử, nhìn thấy cảnh người Nhật đối xử với người dân Trung Quốc mà trong lòng ông luôn tâm tâm niệm niệm muốn trốn khỏi nơi này. Một lần, được một người Cộng sản giúp sức mà ông thành công trốn thoát, cuộc sống của ông có thể trở về như trước kia, nấu rượu, chăm sóc việc nhà phụ chủ, nhưng vì nghĩ muốn đem hai con la của gia chủ về mà ông quyết định quay về đưa la đi mới gây ra một hồi bi kịch thương tâm đến như thế. Sau khi chạy trốn, người ông dính toàn máu là máu nên những con la đó không nhận ra ông, hiểu lầm ông muốn tranh chỗ với chúng mà đá ông lăn ra đất, trong cơn tức giận ông ra sức chửi bới, cầm xiểng nhằm vào mặt vuông của con la đen mà đánh đến chết, và giết cả một người lính Nhật. Ông bị bắt lại và bị viên sĩ quan người Nhật hạ lệnh cho Tôn Ngũ róc thịt lột da "Quan lớn bảo, róc cho khéo, róc không khéo sẽ cho chó béc-giê cắn mày", bắt đầu cắt từ hai lỗ tai đem đến trước mặt dân chúng, rồi đặt trên người binh sĩ bị chết, sau đó để ở chỗ chó béc-giê. Sau lỗ tai, lại róc đi bộ phận sinh dục, ông vừa la vừa mở miệng mắng chửi bọn Nhật độc ác, mất hết nhân tính, đến súc sinh cũng không bằng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, xác bị phanh thây, quăng ở đâu không ai hay. Máu của ông được Phượng Liên chưng thành rượu cao lương đem cho binh sĩ uống để nhớ đến cảnh tượng mà người Nhật đã đối xử với đồng bào, và kế thừa tinh thần kiên cường bất khuất của La Hán. Hình ảnh cái chết thảm của La Hán, chính là hình ảnh tượng trưng cho sự độc ác, tàn nhẫn đến vô nhân tính của bọn Phát xít Nhật.

    Cánh đồng cao lương, rượu cao lương là những hình ảnh xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm tượng trưng cho tinh thần yêu thương quê hương xứ sở. Nó là nơi bảo vệ nhân dân trước sự đuổi bắt của quân địch, nhân chứng cho toàn bộ những sự việc tình tiết gây cấn của truyện, hình ảnh biểu tượng của quê hương.

    Mạc Ngôn đã tinh tế khi lòng ghép rất nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội lúc bấy giờ vào trong tác phẩm. Sự đấu tranh anh dũng của nhân dân chống lại kẻ thù chung của toàn bộ quốc gia là Nhật Bản, lên án tội ác man rợ của họ đối với nhân dân Trung Quốc, đan xen đó là mối tình chung thủy trong thời chiến. Đồng thời đó còn là tiếng nói của người phụ nữ giành lại tự do quyền sống cá nhân của mình đối với xã hội cũ đầy rẫy những bất công luôn đè ép lên đôi vai nhỏ nhoi của người phụ nữ. Thể hiện tinh thần nữ quyền đan xen vào tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...